Tinh giản biên chế cứng nhắc: Câu chuyện buồn của ngành giáo dục

Tinh giản biên chế cứng nhắc: Câu chuyện buồn của ngành giáo dục

Hà Công Luân
Chủ nhật, 09/09/2018 | 18:58
2
Chủ trương tinh giản biên chế là hoàn toàn đúng, tuy nhiên tại một số địa phương đã có cách làm quá máy móc dẫn đến nhiều câu chuyện buồn.

Mười năm gắn bó ngậm ngùi đi làm công nhân

Tinh giản biên chế đang là 1 trong những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Tinh giản biên chế là cần thiết, để giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước, để tăng hiệu suất lao động, để đồng tiền ngân sách được chi trả đúng người, đúng việc.

Tuy nhiên, nhìn lại việc tinh giản biên chế trong giáo dục thì lại có không ít câu chuyện đau lòng. Cô giáo Đỗ Thu Mai (GV Ngữ văn tại Hải Dương) tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm II năm 2010, với niềm mong mỏi cống hiến cho quê nhà nên đã trở về Hải Dương gạt bỏ đi nhiều cơ hội ở Hà Nội mà nhiều người mong muốn. Sau khi về quê, tân cử nhân ngành sư phạm xin làm giáo viên môn Văn tại một trường bán công trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục - Tinh giản biên chế cứng nhắc: Câu chuyện buồn của ngành giáo dục

Nhiều địa phương đang tinh giản biên chế ngành giáo dục một cách máy móc.

Suốt những năm sau đó, cô Mai luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Tưởng chừng như sẽ được sống mãi với đam mê của mình, thì mới đây cô Mai bất ngờ nhận được thông tin rằng mình đang đứng trước nguy cơ mất việc khi năm học này kết thúc.

Cô Mai cho biết: “Năm 2016, sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tuyển viên chức trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi tham gia thi cùng tất cả giáo viên trẻ mới ra trường, các giáo viên ở các trường ngoài có nguyện vọng mà trường họ đang giảng dạy không có chỉ tiêu”.

“Là một giáo viên trong ngành đã bước sang năm thứ 9, từ hợp đồng dài hạn đến ngắn hạn và giờ lại thất nghiệp đi làm công nhân. Tôi nhận thấy rằng, phải chăng chúng ta đang cắt giảm một cách máy móc, cơ học theo tinh thần chủ trương tinh giản biên chế. Số biên chế hàng năm các tỉnh giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã thấp hơn mức quy định của Bộ, nay lại tinh giản khiến cho con đường vào biên chế ngày càng thu hẹp nếu không nói là gần như bằng không”, cô giáo ngậm ngùi.

“Cùng với đó, các trường buộc phải kí hợp đồng lao động đối với những người như chúng tôi với mức lương ít ỏi và gần như không có bất cứ một chế độ nào. Gần đây, hẳn dư luận còn nhớ những giọt nước mắt đắng cay của các giáo viên ở Thanh Oai, Cà Mau, Đắk Lắk khi bị thông báo cắt hợp đồng lao động. Có những người đã gắn bó gần 10 năm, 20 năm với nghề. Hoặc sự chờ đợi trong mỏi mòn, lay lắt của các giáo viên hợp đồng ở Hải Dương khi đã vào năm học mới mà vẫn chưa nhận được thông tin gì về việc mình có được tiếp tục kí hợp đồng hay không?”, cô Mai vừa nói vừa gạt đi giọt nước mắt lăn trên má.

Nữ giáo viên Ngữ văn cho rằng: “Việc dư thừa chúng tôi chấp nhận vì suy cho cùng nghề giáo cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, cũng cần có sự vào ra và thải loại. Nhưng vấn đề đặt ra, dù thiếu các vị trí đảm đương công việc, các trường vẫn chấm dứt hợp đồng lao động với các giáo viên đã có tuổi nghề tuổi đời không còn ít”.

“Liệu có bao nhiêu thầy cô làm không đúng trách nhiệm, vị trí công việc mà vẫn hưởng lương Nhà nước? Và lạ là cắt đi rồi lại thiếu và phải chăng là lại phải tuyển vào những năm sau? Mong các cấp, các ngành, những người đứng đầu hãy cùng nhìn lại việc tinh giản biên chế trong giáo dục để tránh có cái nhìn phiến diện, để tránh máy móc trong thực hiện bởi đó là vấn đề liên quan đến con người, đến hoạt động dạy và học sống còn trong các đơn vị giáo dục”, cô Mai tâm tư.

Các địa phương cần linh động nhiều phương án

Rõ ràng, tinh thần tinh giản biên chế, hạn chế ngân sách Nhà nước dường như đang khiến việc hủy hợp đồng với các giáo viên đang ngày càng diễn ra nhanh, mạnh và khẩn trương hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đối với ngành giáo dục trong bối cảnh sắp triển khai Chương trình giáo dục mới thì liệu đây có phải là “rào cản” để thực hiện?

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết tình hình giáo viên trên địa bàn tỉnh đang rất căng thẳng: “Từ năm 2015 đến giờ bộ Nội vụ không cấp thêm về biên chế giáo viên, trong khi số lượng học sinh thì tăng lên theo từng năm. Nhưng lại không có biên chế. Các tỉnh phải dùng những biện pháp như lớp đông, dẫn đến không đảm bảo chất lượng giáo dục”.

Giáo dục - Tinh giản biên chế cứng nhắc: Câu chuyện buồn của ngành giáo dục (Hình 2).

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc sở GD&ĐT Thái Nguyên.

“Trong bối cảnh ấy tỉnh phải tạo cơ chế cấp cho định mức khoán (giải pháp tạm thời), không gọi là hợp đồng giáo viên mà đơn thuần chỉ là giao việc. Đối tượng cấp định mức khoán này là giáo viên về hưu, giáo viên dạy thêm giờ, hoặc thuê ở ngoài. Lượng sinh viên ra trường có nhu cầu làm việc là rất lớn, tuy nhiên chúng tôi chỉ có thể thuê khoán chứ không thể ký biên chế”, ông Đức cho hay.

Giải pháp là như vậy, nhưng ông Đức cũng phải thừa nhận rằng việc này khó có thể áp dụng lâu dài bởi sẽ gây thiệt thòi cho giáo viên cũng như không đảm bảo được chất lượng dạy và học. “Về mặt nguyên tắc của người tuyển dụng lao động thì như vậy không công bằng chút nào, nhưng đó là biện pháp cực chẳng đã. Nhiều sinh viên Sư phạm sau khi ra trường thấy tình trạng làm khoán như vậy không đảm bảo tương lai cũng như thu nhập đã đi làm công nhân ở Samsung có thu nhập cao gấp đôi, đây chính là rào cản trong việc thu hút người giỏi vào ngành”, ông Đức tâm tư.

“Một năm chúng tôi mất 150 tỷ để trả cho định mức khoán, điều đó chứng tỏ số lượng giáo viên đang thiếu là rất nhiều. Tôi cũng mong rằng sẽ có giải pháp để giải quyết việc này đối với ngành giáo dục xưa nay có rất nhiều đặc thù”, vị Giám đốc sở mong muốn.

GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới cho rằng: “Các địa phương khi thực hiện Nghị quyết TW 6 về tinh giản biên chế cần linh động không nên quá cứng nhắc, đặc biệt là đối với ngành giáo dục. Chúng ta không thể cắt giảm giáo viên nếu như không thừa, vì như thế sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục”.

Theo ông Thuyết, đảm bảo số lượng giáo viên cũng là một điều kiện cần thiết để triển khai Chương trình giáo dục mới vào năm học tới.

 

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin về vấn đề biên chế giáo viên, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh (Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước) cho rằng: “Tất cả các ngành đều phải bắt buộc, sắp xếp để làm sao cải thiện được đời sống cán bộ, công chức. Riêng với ngành giáo dục, tôi thấy đúng như nhiều đại biểu đã nhận định, chúng ta không nên giảm một cách cơ học, cứ sáp nhập lại hoặc là giảm trên số lượng. Trong khi đó, thực chất nhu cầu, nội dung giảng dạy vẫn yêu cầu cần phải có giáo viên.

Tôi chỉ đơn cử, như cử tri ở địa phương tôi phản ánh vấn đề giáo viên mầm non phải giảm không nằm trong biên chế. Bây giờ làm hợp đồng nhân viên nhưng để đào tạo những giáo viên mầm non cần yếu tố chuyên môn như phải biết về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe… Nên tôi mong muốn trong quá trình tinh giản biên chế cần phải có lộ trình, quá trình thực hiện cũng cần phải phù hợp, hợp lý. Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cử tri. Cũng phải đảm bảo được công tác giáo dục được triển khai một cách đồng bộ và toàn diện”.

*Tên cô giáo trong bài đã được thay đổi.

Tinh giản biên chế thêm một số đối tượng

Thứ 4, 05/09/2018 | 06:00
Cán bộ quản lý thôi giữ chức vụ, cán bộ được điều động công tác, cán bộ quản lý đại diện phần vốn Nhà nước dôi dư... có thể bị tinh giản biên chế.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...