Công chứng online: Tranh cãi chất lượng

Công chứng online: Tranh cãi chất lượng

Thứ 6, 10/05/2013 | 15:38
0
Dịch vụ công chứng online hay còn gọi là công chứng trực tuyến ra đời là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Việc cải cách này sẽ giảm thiểu được rất nhiều công sức của người dân, tiền của của xã hội.

Có thể xem đây là bước cải cách thủ tục hành chính quan trọng trong quá trình công chứng, chứng thực các loại giấy tờ văn bản, bằng cấp.... Tuy nhiên cơ quan này chịu trách nhiệm bảo mật đối với cơ sở dữ liệu lại đang là vấn đề gây tranh cãi.

Bất cập về luật

Việc nhiều loại hình dịch vụ công chứng ra đời không chỉ giảm sức ép cho công chứng công mà còn đáp ứng nhu cầu cũng như sự lựa chọn loại hình dịch vụ của người dân ngày một tốt hơn.  Có nhiều quan điểm cho rằng, dịch vụ công chứng online vừa tiện ích vừa tiết kiện thời gian và tiền bạc, cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch. Tuy nhiên điểm khác biệt của công chứng online là giao dịch giữa máy tính với máy tính, máy tính với người sử dụng dịch vụ. Mặt khác, luật pháp chưa công nhận giao dịch giữa máy tính với máy tính có giá trị pháp lý. Vậy trách nhiệm pháp lý trong công chứng online thuộc về cơ quan nào quản lý cơ sở dữ liệu? Bộ Tư pháp hay bộ Công an?

Theo quy định hiện nay, công chứng viên phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường những thiệt hại phát sinh cho những người tham gia hợp đồng, giao dịch hoặc những người có liên quan. Sự việc dưới đây là một một ví dụ điển hình về trách nhiệm cá nhân của công chứng viên.

Xã hội - Công chứng online: Tranh cãi chất lượng

TS. Lê Quang Minh

Ngày 9/4/2010, sở Tư pháp TP.Hà Nội đã nhận được công văn của văn phòng công chứng Thăng Long và nhiều bộ tài liệu liên quan đến văn phòng công chứng Việt Tín với nội dung: Một số đối tượng lừa đảo đã giả mạo con dấu, chữ ký của văn phòng công chứng Thăng Long để làm hợp đồng ủy quyền. Sau đó, hợp đồng ủy quyền được kẻ lừa đảo mang đến Văn phòng công chứng Việt Tín để làm hợp đồng chuyển nhượng tài sản. Do không phát hiện được đây là giấy tờ giả mạo nên văn phòng công chứng Việt Tín đã công chứng xác nhận các giao dịch trên.

Qua kiểm tra, nhận thấy sự việc nêu trên là có thật nên ngay trong ngày 9/4, sở Tư pháp đã mời ông Nguyễn Minh H. đến làm việc. Cuộc hẹn sau đó được ông H. cáo đến ngày 12/4 với lý do bận. Tuy nhiên, đến ngày hẹn, người ta tìm thấy xác ông H. ở bờ sông Hồng, thuộc địa phận huyện Thanh Trì, Hà Nội. Qua xác nhận của cơ quan công an, nhiều khả năng cái chết của ông H. liên quan đến việc xác nhận sai hàng trăm hồ sơ về nhà đất, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. 

Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng nếu cơ quan chức năng phát hiện văn phòng công chứng Việt Tín có sai phạm trong việc công chứng các hợp đồng trên thì đương nhiên người phải chịu trách nhiệm sẽ là công chứng viên. Cụ thể về mặt pháp lý cá nhân ông Nguyễn Minh H. phải chịu trách nhiệm về những giấy tờ mà ông đã công chứng, xác nhận sai.

Thiệt hại không thể tính được

Công chứng, chứng thực có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đến đời sống, xã hội. Để phòng ngừa các tranh chấp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, các đương sự rất cần phải qua công chứng chứng thực.

Có nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều loại hình dịch vụ để giảm áp lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời mang lại nhiều tiện ích cho người dân, người dân có quyền lựa chọn loại hình dịch vụ nào tiện ích và đảm bảo nhất.

Cái khó nhất khi thực hiện công chứng online là việc quy trách nhiệm khi có sai phạm. Nói về vấn đề này, TS. Lê Quang Minh, viện Công nghệ thông tin, đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Trong công chứng tư và công chứng công, pháp luật có thể quy trách nhiệm đối với cá nhân hoặc tổ chức trong việc xác định sai phạm, về thẩm định các loại giấy tờ là một việc dễ dàng. Tuy nhiên đối với công chứng online thì việc quy trách nhiệm là vô cùng khó khăn. Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa công nhận việc trả lời máy tính với máy tính là một giao dịch có giá trị về mặt pháp lý. Thứ hai, mỗi văn bản cần phải có một mã số, gọi là mã định danh viết tắt là (ID), để đưa vào số hóa lưu trữ văn bản gốc. Phải có quy định về quy chuẩn kỹ thuật bảo mật. Vậy mã định danh đó do đơn vị nào sẽ quản lý? Vì đây thuộc về vấn đề công nghệ thông tin, nhưng bên công nghệ thông tin lại không có thẩm quyền. Thứ ba, năng lực cán bộ cũng là một vấn đề quan trọng, vậy việc đào tạo như thế nào để đáp ứng yêu cầu công việc. Nơi nào đào tạo công công chứng viên online?”.

Theo TS. Lê Quang Minh, nếu pháp luật cho phép công chứng online là một trong loại hình dịch vụ của công chứng thì cần phải có hành lang pháp lý cụ thể riêng cho loại hình dịch vụ này. Đặc biệt về cơ sở dữ liệu, cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý. Nếu giao cho Bộ nào quản lý thì Bộ đó phải chịu trách nhiệm về bảo mật thông tin. Cũng theo ông Minh, nếu không quy định trách nhiệm cụ thể thì thiệt hại trong công chứng online là không thể tính được.  BOX Cần có nhiều loại hình dịch vụ công chứng

Trong phát triển kinh tế, các văn bản pháp lý được công chứng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức tiện lợi trong giao dịch. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp khi buộc các bên tham gia giao dịch phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng cũng như trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch. Vì vậy, việc bắt buộc công chứng các loại hợp đồng trong giao dịch liên quan đến kinh tế, đất đai sẽ tránh được nhiều rắc rối, kiện cáo phát sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, công chứng online vẫn còn nhiều kẽ hở và muốn thực hiện tốt, cơ quan chức năng sớm phải "lấp" khoảng hở đó…     

Lương Liễu

'Cò' ngang nhiên 'oanh tạc' trụ sở công chứng

Thứ 4, 08/05/2013 | 08:02
Có mặt tại bất kì một phòng công chứng nào, người dân không khó bắt gặp một số "cò" công chứng ngang nhiên lộng hành, chèo kéo, "chặt chém" người dân.

Góc khuất đằng sau dịch vụ công chứng tư

Thứ 7, 06/04/2013 | 15:15
Xã hội ngày càng phát triển, việc mở rộng mạng lưới văn phòng công chứng tư là cần thiết, tạo "lá chắn" pháp lý an toàn cho các hợp đồng, giao dịch; góp phần giảm tải "gánh nặng" cho công chứng Nhà nước.

Chạy theo lợi nhuận sẽ 'biến' công chứng thành dịch vụ... vì tiền

Thứ 7, 06/04/2013 | 12:46
Trước hiện tượng "loạn" dịch vụ công chứng tư, lãnh đạo một sở Tư pháp đã phải thốt lên: "Hiện tượng gian dối, lừa đảo, giả mạo giấy tờ trong hoạt động công chứng ngày càng có chiều hướng gia tăng". Nhiều công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận đã và đang có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, biến công chứng thành một dịch vụ... hoạt động rẻ tiền.

'Công chứng góp phần quan trọng phòng ngừa tranh chấp'

Thứ 2, 01/04/2013 | 10:40
“Trong thời gian qua, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật trong việc giao kết những hợp đồng về bất động sản” - bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp khẳng định.