Trên bàn xử án, từ “thỉnh thị án” và

Trên bàn xử án, từ “thỉnh thị án” và "duyệt án”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
0
Việc họp án và thống nhất nội dung kết quả xét xử không thể gọi là “xin đường lối chung” mà chuyển thành việc “duyệt án”. Việc yêu cầu thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải dừng tuyên án là vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán.

Bộ Luật tố tụng Hình sự không có quy định “thỉnh thị án" hoặc chế độ “duyệt án” trong hoạt động xét xử. 23 năm trước, để khẳng định nguyên tắc độc lập xét xử, tại hội nghị tổng kết ngành tòa án năm 1988, chánh án TAND Tối cao từng kết luận: “Về nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập xét xử chỉ tuân theo pháp luật là vấn đề khá phức tạp cả về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu kỹ và hướng dẫn sao cho đúng đắn. TAND tối cao từ lâu đã không quy định là Tòa án địa phương phải thỉnh thị bất cứ loại án nào. Nhưng nếu Tòa án địa phương trong quá trình xét xử một vụ án,có khó khăn,vướng mắc cần xin ý kiến hướng dẫn của TAND tối cao thì TAND tối cao vẫn phải đáp ứng yêu cầu đó của Tòa án địa phương. Cố nhiên, sự hướng dẫn đó không mang tính áp đặt, không làm mất tính chủ động độc lập của Hội đồng xét xử (HĐXX).

Pháp luật - Trên bàn xử án, từ “thỉnh thị án” và 'duyệt án”Nguyên tắc: Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

"Việc xét xử phải căn cứ vào pháp luật, vào diễn biến cụ thể tại phiên tòa và quyết định cuối cùng thuộc về HĐXX theo đúng luật, quyết định theo đa số”.

Để tránh hiểu lầm khi vận dụng nguyên tắc “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, tại hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1991, chánh án TAND Tối cao kết luận: “Từ nay các đồng chí không sử dụng từ “thỉnh thị án”mà coi đây chỉ là việc hỏi ý kiến Tòa án cấp trên một số vướng mắc cụ thể. Tòa án nhân dân tối cao cũng không cho ý kiến hướng dẫn mức án cụ thể mà việc xem xét và quyết định mức án đối với từng vụ án cụ thể hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Cũng từ nay, các tòa chấm dứt ngay tình trạng tại phiên tòa HĐXX tuyên bố“hoãn phiên tòa để xin ý kiến cấp trên”. Do đó khi chuẩn bị xét xử, các thẩm phán phải nêu cao ý thức trách nhiệm,làm tròn trách nhiệm Nhà nước và luật pháp giao phó,mọi phiên tòa phải được tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng đã quy định và Hội đồng xét xử phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình “.

Kết luận của chánh án TAND Tối cao từ ngày ấy cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Sáu năm trước, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng tiếp tục chỉ rõ: “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho điều tra viên,kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ,nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi tố tụng của mình.” Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp.

Năm 2007, chánh án TAND tối cao ban hành chỉ thị có nội dung cấm lãnh đạo Tòa án địa phương duyệt án: “Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính về quản lí đối với các mặt công tác, đặc biệt là chất lượng xét xử,không được lạm dụng việc tổ chức công tác xét xử, trao đổi ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ để hình thành chế độ duyệt án,áp đặt quan điểm cá nhân trái với nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án…”

Nghị quyết 49/NQ-TW đã đi vào cuộc sống 6 năm, nhưng thực tiễn thi hành còn nhiều bất cập. Còn một số phiên tòa, tuy không phổ biến nhưng vẫn còn có những phán quyết không thể hiện kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Báo chí cũng đã từng phản ánh việc chánh án tòa địa phương nọ đã chỉ đạo các thẩm phán phải tuân thủ việc báo án, cụ thể: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử (tất cả các loại án), thẩm phán - chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử phải báo cáo chánh án để tổ chức phiên họp Ủy ban thẩm phán trao đổi và hướng dẫn nghiệp vụ vể việc giải quyết vụ án.

Trong quá trình tiến hành tố tụng tại phiên tòa, HĐXX phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi hướng giải quyết vụ án mà thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đã thống nhất với UBTP theo đúng quy định của pháp luật thì Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa và HĐXX phải báo cáo chánh án để tiếp tục tổ chức phiên họp của UBTP tiếp tục trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ…Thực tiễn đã có phiên tòa, thẩm phán chủ tọa gượng gạo khi tuyên bố:“HĐXX sẽ tạm dừng phiên tòa để xin ý kiến lãnh đạo.

Phải chăng chánh án tòa án địa phương ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo luật tổ chức Tòa án, còn

Phối hợp đưa tin trên chuyên mục. Chuyên mục Người đưa tin Luật sư có sự phối hợp, hợp tác của Công ty dịch vụ tư vấn Ka Long, địa chỉ: Phòng 3012 Tầng 3 Tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội; Tel: 04. 62513999 - Fax: 04. 62513999 - Hotline: 0903. 255 339 - Email: hanoi@klc.vn - Website: http://klc.vn.

được quyền can thiệp sâu vào việc giải quyết vụ án cụ thể (thống nhất cả về tội danh, hình phạt đối với bị cáo) trước và trong khi xét xử để đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án địa phương mình? Nếu thẩm phán nào vi phạm chế độ báo án, sẽ bị kiểm điểm phê bình, nếu cố tình tái phạm sẽ xem xét trách nhiệm của thẩm phán,cán bộ công chức ?

Thực tiễn xét xử có những bản án dù đã có thống nhất trong việc báo án trước và trong khi xét xét xử, nhưng vẫn bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm cải sửa hoặc hủy án với kết luận có sai phạm trong việc áp dụng pháp luật và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong trường hợp này, người chịu trách nhiệm về bản án bị sửa,hủy lại không phải là chánh án mà chính là chủ tọa và các thành viên trong Hội đồng xét xử?

Trường hợp này rõ ràng không đảm bảo sự công bằng đối với thẩm phán chủ tọa phiên tòa .

Thực tiễn cũng đã có chuyện thẩm phán chủ tọa phiên tòa và HĐXX đãkhông dừng tuyên án theo yêu cầu của chánh án để “báo án” đã bị kiểm điểm, phê bình mặc dù bản án đã tuyên không có sai phạm trong việc áp dụng pháp luật và bản án đó có hiệu lực! Chuyện này đã gây nhiều tranh luận trong giới luật gia về nguyên tắc khi xét xử thẩm phán độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Nếu trong quá trình xét xử thẩm phán đều phải thực hiện chế độ “báo án” mà không phân biệt loại án nào thì chắc chắn còn tái diễn những phiên tòa phải hoãn để báo án!

Nhiều thẩm phán,chuyên gia luật học cho rằng việc báo án và nhận định sự định hướng xét xử và thống nhất kết quả xét xử từ lãnh đạo của thẩm phán chỉ giải quyết được mối quan hệ hành chính giữa cấp trên và cấp dưới. Không có quy định nào của pháp luật cho phép họp báo án xin đường lối lại thống nhất kết quả xét xử về tội danh và hình phạt của bị cáo trước khi xét xử (bị cáo phạm tội gì và xử phạt cụ thể mức án bao nhiều năm tù, cho hưởng án treo hay không..).

Việc họp án và thống nhất nội dung kết quả xét xử như vậy không thể gọi là “xin đường lối chung” mà chuyển thành việc “duyệt án”. Việc yêu cầu thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải dừng tuyên án là vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán là vi phạm Chỉ thị số 01/2007 của chánh án TAND tối cao. Ở đây cần phiên biệt rõ giữa quan hệ quản lý hành chính và quan hệ tố tụng làm sao để nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm độc lập chỉ tuân theo phá luật được đảm bảo thực hiện đúng với bản chất của nó.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hòa)

Cùng chuyên mục

Kiên Giang: Khởi tố Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:08
Ông Trần Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang bị khởi tố để điều tra về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng Nai: Phát hiện nhóm thanh niên sử dụng ma tuý trong quán karaoke

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:04
Công an huyện Xuân Lộc đang tạm giữ hình sự 6 đối tượng tham gia tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tại một quán karaoke.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô bị tạt sơn, xử lý hành vi này như thế nào?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:02
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phối hợp cùng Công an phường Định Công xác minh, điều tra vụ việc 6 chiếc ô tô bị tạt sơn đỏ trên địa bàn.

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và nhiều đối tượng liên quan

Thứ 6, 26/04/2024 | 17:53
Ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cùng nhiều đối tượng bị bắt giữ vì liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô bị tạt sơn, xử lý hành vi này như thế nào?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:02
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phối hợp cùng Công an phường Định Công xác minh, điều tra vụ việc 6 chiếc ô tô bị tạt sơn đỏ trên địa bàn.