Lấy 'chồng hờ' để được... xuất ngoại

Lấy 'chồng hờ' để được... xuất ngoại

Thứ 2, 15/04/2013 | 08:20
0
Trưởng thôn Trần Đình Hương (SN 1955) khi giới thiệu cho tôi đến gặp nhân vật đã chia sẻ: "Đây là cô cháu gái họ nhà tôi. Nó về nước được hơn một năm và mang theo đứa con gái rất kháu khỉnh. Thế nhưng mãi đến giờ cháu vẫn chưa được khai sinh vì bố mẹ cháu không có giấy hôn thú"...

Sau hồi chuông dài, tôi chỉ vừa kịp chạm mắt đến đỉnh tầng năm nhìn quanh một lượt các họa tiết trang trí hết sức tinh tế và sang trọng của ngôi nhà thì có tiếng người ra mở cửa. Đón tôi sau cánh cổng sắt hai lớp chắc chắn, hiện đại là một cô gái còn khá trẻ. Lúc vào nhà tôi mới hay cô gái đó chính là chủ nhân của căn biệt thự lộng lẫy với đầy đủ tiện nghi và cũng là nhân vật mà tôi muốn tìm gặp.

Nhưng nỗi buồn sâu thẳm trong đôi mắt chị, chưa cần hỏi tôi đã mường tượng ra được trong tâm can chị có những điều không hạnh phúc. Và khi tôi ngỏ lời viết vài điều về chị trên báo, chị nhỏ nhẹ: "Em trót dại nên bây giờ quay về thấy xấu hổ lắm, có gì đáng để viết đâu. Nhưng chỉ thương đứa con gái nhỏ giờ không được khai sinh để đi học. Cũng mong báo chí phản ánh  giúp chúng em tìm được một lối đi cho tương lai của con mình".

Xã hội - Lấy 'chồng hờ' để được... xuất ngoại

Chị Vũ Thị Thêu đang chia sẻ với PV

Sau chén nước chè nóng hổi, chị Vũ Thị Thêu (SN 1988) buồn rầu tâm sự: "Nếu biết hậu quả nghiêm trọng như bây giờ thì ngày đó em sẽ không nghe theo lời ngon ngọt của bà mai mối. Bây giờ ra xã để hỏi thủ tục kết hôn lại cho con có cái giấy khai sinh hợp pháp mà hơn một năm nay chẳng được kết quả gì, có khi còn bị mắng nữa".

Chị kể lại câu chuyện của mình trong đôi mắt đen ngân ngấn nước: "Năm 2010, ở xã có phong trào đi xuất khẩu lao động, nhà nào cũng có ít nhất là một người đi nước ngoài. Em lúc ấy còn trẻ, học không đến nơi đến chốn, nghe được đi xuất ngoại thì thích lắm. Qua người nọ người kia môi giới được biết chỉ cần ký vào giấy đồng ý kết hôn với người nước ngoài sẽ được xuất ngoại ngay. Em nghe được đi nước ngoài là thích, chẳng quan tâm đến hậu quả bây giờ. Lúc đó được đi ra nước ngoài là mãn nguyện lắm rồi".

Những người như chị Thêu ở xã được mệnh danh là "xã xuất ngoại" này ngày đó không hiếm. Nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời mật ngọt của các "tú bà" lục tục chuẩn bị 15 - 17 nghìn đô (tương đương với khoảng trên 300 triệu đồng tiền Việt Nam) để được một chiếc vé đi xuất khẩu lao động. Sau khi cập bến ngoại quốc, hầu hết họ không được biết đến người chồng ngoại quốc của mình là ai. Có người tử tế lắm thì gặp "vợ" vài lần rồi cũng lặn mất tăm.

"Em làm thủ tục và nhận được một giấy chứng minh có thời hạn một năm bên nước ngoài. Khi giấy chứng minh hết hạn, em tìm cách ở lại thêm được hơn một năm nữa thì bị bắt rồi phải về nước. Chồng của em vẫn ở bên đó. Chỉ có hai mẹ con em phải về trước thôi", chị Thêu buồn rầu chia sẻ.

> Kỳ 1

Xã hội - Lấy 'chồng hờ' để được... xuất ngoại (Hình 2).

Con gái chị Thêu đã sắp bước vào tuổi đi học nhưng vẫn chưa được khai sinh

Thương con gái lắm!

Theo lời chị Thêu: Người chồng ngoại quốc mà chị "được" kết hôn thực ra chị cũng chẳng biết họ là ai, chỉ được gặp có một, hai lần khi sang bên kia biên giới. Sau đó, chị đi làm cho một công ty chuyên về đồ điện tử, thuê nhà, gặp gỡ, yêu và sống cuộc sống vợ chồng với một người Việt Nam mà không có giấy hôn thú (vì trên giấy tờ lúc đó chị vẫn là gái đã có chồng nên không thể đăng ký kết hôn-PV). Họ có với nhau một cô con gái, cũng đã từng được gia đình tổ chức đám cưới ở quê trong một lần về nước nhưng không có giấy đăng ký kết hôn.

Lý do vì khi chị kết hôn với người nước ngoài, chị đã bị cắt khẩu ở quê và không còn là công dân Việt Nam nữa. Nếu muốn kết hôn lần hai, chị phải có giấy ly hôn với người chồng thứ nhất. Nhưng oái oăm một nỗi, người chồng kết hôn ngoại quốc chỉ là người chồng hờ do người môi giới dựng lên. Bây giờ, chị cũng không biết họ là ai, có tồn tại thật hay không để làm thủ tục ly hôn. Chị và người chồng Việt Nam yêu nhau thật lòng nên hai gia đình vẫn tổ chức đám cưới để hai bên họ hàng chứng kiến. Tuyệt nhiên về mặt pháp luật, họ chưa được công nhận.

Hai người sống với nhau không giấy hôn thú đã lắm điều rắc rối. Đến khi đứa con ra đời, chị Thêu mới giật mình vì không thể khai sinh cho con gái mình. Điều đó khiến chị dằn vặt mãi. Sau nhiều lần đi qua đi lại bên hộ tịch xã, chị được trả lời rằng chị không phải là công dân Việt Nam nữa nên người ta không còn trách nhiệm gì với chị. Nếu muốn, chị phải có giấy ly hôn với người chồng ngoại quốc để đăng ký kết hôn lần hai với người đã cùng chung sống với chị. Như vậy mới có thể hợp thức hóa hôn nhân và khai sinh cho con gái được.

Chị Thêu ngập ngừng băn khoăn: "Bản thân mình bây giờ muốn đi đâu làm gì cũng khó vì chẳng có giấy tờ tùy thân hợp lệ. Nhưng thương cho đứa con gái không thể khai sinh. Cháu đi học mẫu giáo thì còn đỡ, nhưng khi vào lớp 1 thì không thể đi học được. Không có hồ sơ giấy tờ thì có trường nào nhận cháu vào học hay không? Việc này em đã đi ra xã hỏi nhiều lần. Xã bảo lên tỉnh, tỉnh bảo chờ đợi. Mẹ con em đã chờ hơn một năm rồi mà không có chút hồi âm nào cả".

Chị Thêu đưa tay lau nhanh những giọt nước mắt trên má, nhỏ giọng, chị chia sẻ: "Em biết việc mình đi xuất khẩu lao động như vậy là không nên. Nhưng nếu lường trước được hậu quả thì em đã không đẩy con gái mình vào cảnh như vậy. Thấy mình có lỗi với con quá".

Người chồng chung sống với chị hiện giờ vẫn đang ở nước ngoài. Ngày nào anh cũng gọi điện về cho chị hỏi xem thủ tục ly hôn đã giải quyết thế nào và động viên chị kiên trì làm theo hướng dẫn của các cấp chính quyền địa phương. Nhưng mỗi lần bước chân ra khỏi nhà là chị thấy mình như kẻ tội phạm.

"Bị các bác cán bộ mắng đã đành vì mình là người đã sai. Nhưng mỗi lần nghe con gái háo hức với mẹ việc con sắp được đi học lớp một, lại dặn mẹ nhớ mua cặp sách đẹp cho con nhé là em lại thấy mình là người có tội với con lắm. Mong sao có một lối đi, phải làm gì em cũng làm được, miễn sao con gái em được cắp sách tới trường đàng hoàng như bao em nhỏ khác".   

Mong sớm có phương án giải quyết

Trưởng thôn Trần Đình Hương cho biết: "Trong thôn có mấy chục trường hợp đi xuất ngoại theo con đường giả kết hôn thì nay đã có bảy, tám trường hợp trở về. Hầu hết đều là cháu trong họ nhà tôi.  Nhìn các cháu nhỏ ngây thơ trong sáng, có trách nhưng cũng lại thương bố mẹ chúng trẻ người non dạ. Giờ tôi cũng chỉ mong sớm có phương án giải quyết cho các cháu bé đến tuổi tới trường không bị thua thiệt so với bạn bè cùng trang lứa. Thiết nghĩ cũng không nên quy kết tội của cha mẹ chúng vì việc cũng đã xảy ra rồi".     

Thu Dương

Kỳ 3: Loay hoay giải quyết hậu quả của những quyết định nông nổi

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Đua nhau xuất ngoại, xóm nghèo thành 'làng tỷ phú'

Thứ 6, 15/03/2013 | 17:00
Khác với những con đường quê bé nhỏ, ngoằn ngoèo, đường vào Đô Thành thẳng tắp, thênh thang với la liệt ô tô các loại xếp thành hàng như triển lãm. Ai cũng nghĩ đây hẳn là một khu nghỉ dưỡng sang trọng dành cho giới thượng lưu, nhưng thực tế đây chỉ là một làng quê vừa thay da đổi thịt trong thời kỳ kinh tế mới.

Bất thường trong vụ Sơn La xin xuất khẩu quặng tồn kho?

Thứ 4, 20/03/2013 | 08:01
Trong suốt 1 thời gian dài, UBND tỉnh Sơn La đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị cơ quan các cấp xem xét để 1 công ty TNHH của tỉnh được xuất khẩu quặng thô. Câu hỏi đặt ra là tại sao tỉnh Sơn La lại “nhiệt tình” như vậy?

Sẽ mạnh tay cấm kết hôn với người nước ngoài cùng giới

Thứ 4, 03/04/2013 | 11:44
Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

'Nếu kết hôn với em, chủ nhà hàng đã trở thành Tổng thống'

Thứ 5, 28/03/2013 | 12:57
Vào một buổi tối, Tổng thống Obama và vợ Michelle quyết định làm một điều gì đó khác biệt không nằm trong thói quen hàng ngày: Đó là đi ăn một bữa tối tại một nhà hàng không sang trọng.