Tối hậu thư của Trung Quốc và điều kiện Bắc Kinh bảo vệ Bình Nhưỡng

Tối hậu thư của Trung Quốc và điều kiện Bắc Kinh bảo vệ Bình Nhưỡng

Thứ 6, 14/04/2017 | 00:15
0

“Tối hậu thư” của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng

Theo Press TV, Trung Quốc sẽ bảo vệ Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.  

"Ngay khi Bình Nhưỡng nghe theo lời khuyên của Trung Quốc, chấm dứt chương trình hạt nhân, Trung Quốc sẽ tích cực bảo vệ an toàn cho đất nước và chính quyền Triều Tiên không hạt nhân. Đây là lựa chọn tốt nhất của Bình Nhưỡng", PressTV trích dẫn thông tin từ tờ Global Times, phụ san của cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 13/4 cho hay.

Hồ sơ - Tối hậu thư của Trung Quốc và điều kiện Bắc Kinh bảo vệ Bình Nhưỡng

Tờ Global Times cho hay, mục đích thật sự của Triều Tiên khi phát triển hạt nhân là để bảo vệ đất nước. (Ảnh minh hoạ)

"Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân là lập trường kiên định của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không kiên nhẫn thêm nữa khi Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình hạt nhân, tên lửa. Trung Quốc và Mỹ ngày càng có nhiều điểm chung về việc này", tờ Global Times  cho hay.

Mục đích thật sự của Triều Tiên khi phát triển hạt nhân là để bảo vệ đất nước, trong đó đặc biệt là để phòng thủ trước Mỹ và Hàn Quốc. Gần đây, Mỹ và Hàn Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận gần bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng lo ngại trước những cuộc tập trận này và đã liên tục cải tiến các chương trình tên lửa và hạt nhân để phòng thủ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, căng thẳng đã tới mức nguy hiểm. Mỹ phái một nhóm tàu sân bay hướng đến bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ tiến hành tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự "xâm lược". Bình Nhưỡng từng tuyên bố lựa chọn phát triển vũ khí hạt nhân là điều "đúng đắn hàng triệu lần" sau vụ Mỹ nã tên lửa vào Syria hồi tuần trước.

Khi mà sự căng thẳng ngày càng gia tăng và viễn cảnh về một cuộc đối đầu tiềm ẩn ngay sát cạnh Trung Quốc có thể là lý do khiến Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ Triều Tiên và yêu cầu Bình Nhưỡng dỡ bỏ chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, lời đề nghị bảo vệ Triều Tiên đồng thời giúp xoa dịu những căng thẳng gần đây của Trung Quốc, về lý thuyết có thể đưa Bắc Kinh vào thế đối đầu với Mỹ, ít nhất là về mặt ngoại giao.

Ngày 12/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng nhắc lại lập trường về "giải pháp kép" của Bắc Kinh trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên: Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân, Mỹ và Hàn Quốc phải ngừng tập trận.

Ngày 13/4, nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nhắc lại điều này, khẳng định sử dụng sức mạnh quân sự không phải là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tuyên bố này phản ánh sự lo ngại của chính quyền Bắc Kinh trước các động thái gần đây của Mỹ và đồng minh ở khu vực Đông Bắc Á.

“Đòn trả đũa không thương tiếc”

Theo Yonhap, ngày 13/4, Triều Tiên đã chỉ trích Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo về một “đòn trả đũa không thương tiếc” trong trường hợp Mỹ phát động tấn công.

Một tuyên bố của người phát ngôn viện nghiên cứu hòa bình và giải trừ vũ khí của bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, Washington đang đẩy tình hình an ninh tại đây tới bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Hồ sơ - Tối hậu thư của Trung Quốc và điều kiện Bắc Kinh bảo vệ Bình Nhưỡng (Hình 2).

Quân đội Triều Tiên phóng bốn tên lửa đạn đạo trong một cuộc tập trận ngày 7/3/2017. ( Ảnh AFP)

Viện trên cũng nhấn mạnh rằng, bất kỳ “giấc mơ” nào về việc lật đổ chế độ lãnh đạo Bình Nhưỡng thông qua sự hợp tác với nước khác cũng sẽ chỉ là “ngớ ngẩn”.

Đồng thời với đó, viện nghiên cứu trên cũng lên án việc Washington đã thực hiện vụ tấn công bằng tên lửa vào Syria.

Nghi ngờ về việc Mỹ có thể dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên đang ngày càng gia tăng sau khi Washington thực hiện vụ phóng hơn 50 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân Syria.

Bắc Kinh gần đây thể hiện rõ quan điểm khi công khai phản đối sử dụng vũ lực chống Bình Nhưỡng.

Căng thẳng trong khu vực Đông Á đang ngày càng gia tăng, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ giải quyết “vấn đề Triều Tiên” mà không cần sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đều bày tỏ ý kiến muốn được Washington tham vấn trước khi có bất cứ động thái mới nào.

Đang có nhiều lo sợ rằng Triều Tiên sẽ sớm tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu hoặc tiến hành thêm các vụ thử tên lửa trong tháng Tư này.

Xem thêm>> Báo Nga: Lãnh đạo Triều Tiên yêu cầu 25% người dân Thủ đô sơ tán

Đào Vũ

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.