Tuyển sinh đại học 2023: Giảm điểm ưu tiên và những tác động

Tuyển sinh đại học 2023: Giảm điểm ưu tiên và những tác động

Thứ 7, 10/12/2022 | 13:49
0
Theo ý kiến của một số chuyên gia làm công tác tuyển sinh đại học, việc thay đổi chính sách ưu tiên cũng làm biến động số lượng thí sinh trúng tuyển.

Lo ngại bất công bằng do quy định giảm điểm ưu tiên

Bắt đầu từ năm 2023 trở đi, điểm ưu tiên đối với TS sẽ giảm dần khi TS đạt tổng điểm 3 môn ở mức khá giỏi (22,5 điểm) trở lên. Cụ thể, nếu TS đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30), mức điểm ưu tiên mà thí sinh được hưởng được tính theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng của hí sinh.

Và với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng hí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3 và đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực, theo báo Thanh Niên.

Đề cập đến vấn đề này, Thạc sĩ Bùi Thị Nga- giảng viên Trường Đại học Đại Nam chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: “Cộng điểm ưu tiên theo quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chính sách phù hợp, nhất là tránh được chuyện thí sinh đạt 29, 30 điểm mà vẫn trượt đại học.

Với giảng viên chúng tôi, điều quan tâm nhiều nhất là chất lượng học tập của sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là suất mà các thí sinh giỏi, chất lượng xứng đáng được “ngồi” vào thì có khả năng sẽ dành cho thí sinh điểm trần ít hơn nhưng nhờ điểm cộng lại được nâng điểm tổng lên.

Theo tôi, phân hoá điểm và giảm điểm ưu tiên sẽ áp dụng nhiều hơn với các trường top đầu đào tạo ngành hot, ví dụ về khối ngành sức khoẻ, lực lượng vũ trang...”.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, một giảng viên khác hiện đang công tác tại trường đại học cho rằng, với quy định trên, những đối tượng chịu tác động nhiều nhất là thí sinh có tổng điểm trên mức 22,5 điểm.

“Từ năm 2023, đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên/3 môn thì điểm ưu tiên sẽ càng giảm và sẽ không có thí sinh nào có điểm xét đại học quá 30.

Tôi nghĩ, thực hiện quy định này thì đối tượng chịu tác động nhiều nhất là những thí sinh có tổng điểm trên mức quy định vì càng có điểm thi cao thì điểm ưu tiên sẽ càng giảm, thậm chí các em không có điểm ưu tiên. Sẽ nảy sinh trường hợp: những thí sinh nỗ lực học tốt, điểm thi cao nhưng lại giảm dần điểm ưu tiên sẽ tạo bất cập, thiếu công bằng.

Còn dĩ nhiên là những thí sinh chưa đến mức điểm quy định sẽ được hưởng chính sách điểm ưu tiên đầy đủ, tối đa”, vị giảng viên này chia sẻ.

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của quy định, vị này cho biết, về mặt ưu điểm, cách tính này nhằm điều chỉnh để hướng tới sự công bằng và cân đối giữa các nhóm thí sinh thuộc khu vực và đối tượng khác nhau. Áp dụng quy chế này, chắc chắn, điểm đầu vào “ngất ngưởng” như hiện nay sẽ được thắt chặt.

Tuy nhiên, cũng có một hạn chế là vô tình tạo ra những điểm cộng cho những thí sinh có chất lượng học tập chưa cao nhưng vì nằm trong các khu vực được ưu tiên nên được hưởng.

Giáo dục - Tuyển sinh đại học 2023: Giảm điểm ưu tiên và những tác động

Việc thay đổi chính sách ưu tiên cũng làm biến động số lượng thí sinh trúng tuyển. Ảnh minh họa.

Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Giáo dục đại học, cho biết điều chỉnh này giúp tránh hiện tượng trên; tạo công bằng ở nhóm thí sinh điểm cao khi cạnh tranh vào các ngành/ trường hàng đầu.

Qua phân tích các năm trước, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt từ mức trên 22,5. Từ mức này, khi chưa được cộng ưu tiên, nhóm thí sinh ở khu vực 1, 2 và 2 - nông thôn có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng (khu vực 3). Nhưng khi được cộng, điểm trung bình của nhóm này lại cao hơn hẳn. Ở nhiều ngành cạnh tranh cao, tỷ lệ trúng tuyển của những thí sinh không được cộng điểm ưu tiên rất thấp, trong khi nhóm này học tốt hơn. Như vậy, theo bà, nhóm này bị bất lợi nhiều nhất.

Từ các nghiên cứu chỉ ra rằng, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm 75% số lượng tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao với thí sinh vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, theo bà Thủy, cũng cần đảm bảo công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác rơi vào bất lợi và yếu thế.

"Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể cào bằng theo khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng", bà Thủy chia sẻ.

Tuy nhiên ở góc độ trường phổ thông, nhiều giáo viên cho rằng quy định mới là bất hợp lý, tạo thêm bất công trong giáo dục. Chia sẻ xoay quanh vấn đề điểm ưu tiên trong tuyển sinh, thầy Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ văn, THPT Bình Hưng Hòa, cho rằng, căn cứ lấy 22,5 điểm để giảm điểm ưu tiên là chưa thuyết phục.

"Ngưỡng điểm thi sẽ thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào độ khó của đề. Ví dụ, đề thi năm 2018 rất khó, còn đề thi năm 2021 thì xuất hiện "mưa điểm 10" ở nhiều môn, vậy lấy ngưỡng nào để làm chuẩn?", thầy Hoài đặt câu hỏi.

Cũng theo thầy Hoài, quy định mới sẽ tạo thêm bất công mới giữa các thí sinh. Tình trạng thí sinh đạt 30 điểm nhưng không trúng tuyển đại học chủ yếu là do đề thi thiếu phân hóa chứ không phải do điểm ưu tiên.

"Tôi nghĩ, giao cho địa phương tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp; còn trường đại học có phương án thi tuyển riêng thì sẽ chấm dứt việc thí sinh 30, 30,5 điểm vẫn không đỗ đại học", thầy Hoài nói.

Trong khi đó, một giáo viên ở trường THPT ở huyện Cần Giờ trao đổi với Vnexpress, quy định trên gây thiệt thòi lớn cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn về kinh tế.

"Điểm ưu tiên là để bù đắp cho học sinh khó khăn hoặc thiệt thòi hơn về điều kiện học tập. Nếu giảm bớt điểm ưu tiên chỉ vì các em đó đạt điểm cao sẽ ảnh hưởng lớn đến các em và cả nhà trường, nền giáo dục ở khu vực đó", thầy giáo cho biết.

Điểm cộng cũng khiến học sinh lo lắng 

Em N.N.H, sinh viên năm nhất một trường đào tạo sư phạm về nghệ thuật chia sẻ với Giáo Dục Việt Nam: “Năm 2022, điểm thi đại học của em cao hơn điểm trúng tuyển 1 điểm, em không có điểm cộng. Trong lớp đại học, có những bạn điểm thi bằng em nhưng nhờ điểm cộng nên tổng điểm đầu vào cao hơn em. Hay cũng có những bạn điểm thi không đỗ nhưng khi cộng điểm ưu tiên thì lại "thừa đỗ".

Ở vai trò người học, em mong muốn có những quy định phù hợp để lọc được những thí sinh thật sự chất lượng, công bằng cho học sinh khi tham gia tuyển sinh đại học, cũng chính là đảm bảo chất lượng cho các sinh viên sau này”.

Bên cạnh đó em H.H., học sinh lớp 11 ở Phú Thọ, bất ngờ với điều chỉnh này. Đặt mục tiêu vào ngành Y khoa, Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên với mức điểm chuẩn thường trên 26, Hạnh xác định 0,5 điểm cộng ưu tiên khu vực 2 - nông thôn có thể trở thành yếu tố quyết định em đỗ hay trượt.

Giả sử nếu đạt 26 điểm, theo quy chế mới, mức cộng ưu tiên của nữ sinh sẽ giảm từ 0,5 xuống còn khoảng 0,27. Nếu trường lấy điểm trúng tuyển 26,4 như năm 2020, em sẽ trượt. "Điều kiện học tập của em so với các bạn đạt 22,5 điểm trở xuống là như nhau, vậy tại sao em lại được cộng ít điểm hơn", Hạnh thắc mắc.

Do đó, nữ sinh cũng xác định, quy chế mới đã được ban hành, nhiều thí sinh bị tác động chứ không chỉ riêng em. Điều này cũng có thể khiến điểm chuẩn của các trường giảm nhẹ tương ứng. Thời gian này, Hạnh tập trung học tập, không còn trông cậy vào ý nghĩ trúng tuyển nhờ điểm ưu tiên.

Trúc Chi (t/h)

Điểm danh những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất

Thứ 7, 10/12/2022 | 11:49
Bộ GD&ĐT cho biết, trong nhóm 10 lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển cao nhất của kỳ tuyển sinh đại học năm 2022, đứng đầu là lĩnh vực kinh doanh và quản lý .

Nhiều trường đại học top đầu cũng muốn trở thành đại học

Thứ 4, 07/12/2022 | 15:45
Việc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội thu hút sự chú ý. Hiện nhiều trường đại học lớn cũng đã có lộ trình tiến đến đại học.

Tuyển sinh 2023: Không để tình trạng "ma trận" phương thức xét tuyển

Chủ nhật, 04/12/2022 | 11:53
Kỳ tuyển sinh năm 2023, Bộ GD&ĐT dự kiến xét tuyển đại học một đợt với mọi phương thức, nhằm rút ngắn thời gian tuyển sinh.

Bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp, giảm điểm ưu tiên

Thứ 2, 10/10/2022 | 10:01
Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ hướng dẫn các trường loại bỏ các phương thức tuyển sinh không hiệu quả, gây khó khăn cho thí sinh.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Dịp nghỉ lễ 30/4, có nơi nắng nóng đỉnh điểm lên đến 45 độ C?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:02
Dự báo trong 3 ngày 28/4, 29/4 và 30/4 sẽ diễn ra nắng nóng cực kỳ gay gắt trên phạm vi cả nước khi nhiệt độ trong lều khí tượng có thể ghi nhận mức 45 độ C.