“Uẩn ức” hôn nhân lệch từ các hoàng gia

“Uẩn ức” hôn nhân lệch từ các hoàng gia

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Chỉ còn hơn vài ngày nữa là “nàng Lọ Lem” Kate Middleton sẽ chính thức trở thành thành viên của Hoàng gia Anh. Trước đó 1 năm vào tháng 6 năm 2010, một câu chuyện cổ tích hiện đại khác cũng đã được viết nên ở hoàng gia Thụy Điển khi người kế vị ngai vàng nước này công chúa Victoria đã kết hôn với Daniel Westling, chủ một phòng tập thể dục, cũng là một người dân bình thường.

Trong chuyện cổ tích thì những mối tình không “môn đăng hộ đối” như những trường hợp trên thường có một cái kết viên mãn. Nhưng sự thật thì không hẳn mối tình nào của hoàng gia với dân thường cũng có kết quả tốt đẹp như vậy.

Khi coi chồng là “tôi tớ của hoàng gia”

Anne Elizabeth Alice Louise là con gái độc nhất của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip. Mặc dù đã hai lần kết hôn chính thức, nhưng cuộc sống riêng tư của vị công chúa “lá ngọc cành vàng” này chưa bao giờ được viên mãn.

Đám cưới của công chúa Anne với người chồng đầu tiên Mark Phillips vào năm 1973

Anne Elizabeth sinh ngày 15/8/1950 tại Clarence House, có anh trai là Hoàng tử Charles và hai em trai là Hoàng tử Andrew và Edward. Năm 1973, bà kết hôn với Đại úy Mark Phillips. Vài năm sau, bà sinh hạ một con trai và một con gái. Không may mắn là cuộc hôn nhân với Mark Phillips đã phải đi đến hồi kết vào năm 1992. Cũng vì cuộc chia tay “đình đám” này mà vào năm 1992, Anne Elizabeth đã trở thành người đầu tiên của Hoàng gia Anh chính thức ký vào thủ tục ly dị. Tuy nhiên, cũng vào cuối năm đó, công chúa Anne đã tái hôn với thiếu tướng Tim Laurence- một người kém bà 4 tuổi.

Nhưng chỉ 15 năm sau đó, vào năm 2007, giới truyền thông Anh đã đưa tin về những rạn nứt khá nghiêm trọng trong cuộc sống vợ chồng của công chúa Anne với thiếu tướng Tim Laurence. Nguyên nhân chủ yếu của sự rạn nứt này chính là Tim Laurence đã không chịu được truyền thống “trọng nữ khinh nam” tại Hoàng gia Anh.

Tim Laurence gặp công chúa Anne của Anh quốc khi ông đang thuộc quân số của quân đội hoàng gia. Năm 1986, người đàn ông này nằm trong danh sách những tướng lĩnh bảo vệ sự an nguy của Nữ hoàng trong mọi chuyến công du ở Anh cũng như nước ngoài. Vì thế trước khi trở thành người chồng chính thức của một nàng công chúa “quyền cao chức trọng”, thực chất Tim Laurence chỉ là một kẻ tôi tớ của hoàng gia.

Lấy nhau vì tình yêu sét đánh, mặc dù biết rằng Anne đã qua một đời chồng và hơn tuổi, nhưng Tim Laurence vẫn quyết tâm kết hôn với người đã từng một thời mang biệt danh “nàng công chúa gắt gỏng” này. Tuy nhiên, tình yêu đã không khỏa lấp được đẳng cấp và địa vị khi vài năm sau đó, người đàn ông này đã đau khổ thú nhận với một người bạn rằng: “Họ (chỉ những người trong Hoàng gia Anh) vẫn chỉ coi tôi là một kẻ tôi tớ”.

Trong cuộc sống hoàng gia xa hoa và nhiều nghi lễ rườm rà, dường như một người xuất thân từ quân đội như Tim Laurence đã không thể nào thích ứng. Hơn 15 năm chung sống, cuộc sống vợ chồng có quá nhiều khác biệt, hơn nữa truyền thống “trọng nữ khinh nam” của gia đình vợ đã khiến người đàn ông này cảm thấy u uất và bất lực. Giữa hai người lại không có sợi dây gắn kết là những đứa con, nên vào năm 2007, cặp đôi này đã chính thức ly thân. Sở dĩ đến thời điểm hiện tại chưa có một cuộc ly dị “đình đám” là do công chúa Anne không muốn mẹ mình- tức nữ hoàng Elizabeth phải buồn lòng vì con gái thêm một lần nữa.

Diana- Từ cô giữ trẻ trở thành công nương của nước Anh

Ngày 24/2/1981, Diana- một cô giáo dạy trẻ ở London đã chính thức đính hôn cùng Thái tử Charles của nước Anh khi cô mới bước sang tuổi 21. Hôn lễ cử hành ngày 29/7/1981 tại cung điện Buckingham. Vào năm đó, đây được coi là một trong những hôn lễ trang trọng và nổi tiếng nhất hành tinh, thu hút sự chú ý của hơn 750 triệu người.

Đám cưới của công nương Diana và Thái tử Charles vào năm 1981

Nhưng “hạnh phúc không tày gang tấc”, cuộc sống vợ chồng của cặp đôi hoàng gia này chỉ thực sự hạnh phúc trong vòng 10 năm đầu. Từ năm 1992 cuộc hôn nhân của họ rạn nứt mà lý do chủ yếu là Thái tử đã có những mối quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân. Đó chính là mối quan hệ “ngoài luồng”của Charles với Camilla - người yêu cũ của Thái tử.

Trong những bức thư mà công nương Diana gửi cho người cha của mình, cô đã vô cùng đau đớn thú nhận rằng, mặc dù trên danh nghĩa là người vợ chính thức của Thái tử nước Anh, những “không thể chối cãi được là chồng con yêu cô ấy và con chỉ là một phần trong hôn nhân. Chắc hẳn cha cũng đoán biết chuyện chồng con có nhân tình”- Công nương Diana đã từng viết.

Bị người chồng là thái tử Charles phản bội, có khoảng thời gian công nương đã phải dùng thuốc ngủ để trấn an tinh thần của mình. Tuy nhiên để cứu vãn cuộc hôn nhân, Diana quyết định sống ly thân với hy vọng sự xa cách sẽ hâm nóng trở lại ngọn lửa tình yêu và Thái tử sẽ nghĩ lại. Vì vậy, từ năm 1992, Thái tử Charles chuyển đến sống ở cung điện Highgrove, Công nương ở cung điện Kensington. Nhưng rốt cuộc, sự cố gắng của cả hai đã không đủ để xóa bỏ bức tường ngăn cách. Dẫu luôn tự an ủi rằng, những người đàn bà có quan hệ với chồng chỉ là “những phút thoảng qua”, song cuối cùng Công nương phải thừa nhận một sự thật. Đó là: “Thái tử ruồng bỏ bà để đuổi theo cuộc tình với Camilla”.

Và kết quả cuối cùng là mối tình hoàng tộc này đã kết thúc vào năm 1996 bằng một lá đơn ly dị. Chỉ một năm sau đó, vào tháng 7 năm 1997, công nương Diana đã tử nạn trong một tai nạn xe hơi kinh hoàng tại Pháp cùng với người tình của mình.

Công nương Masako- con chim hoàng yến bị giam cầm

So với những người phụ nữ cùng thế hệ- công nương Masako, vợ của Thái tử Nhật-Naruhito được đánh giá là “xuất sắc nhất”. Người phụ nữ tài năng này từng là sinh viên giỏi của ba trường đại học hàng đầu thế giới: Harvard, Oxford, Tokyo. Sau khi tốt nghiệp đại học, Masako trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp thông thạo 6 ngoại ngữ, được lựa chọn là nữ bộ trưởng đầu tiên của một bộ ở Nhật. Nhưng rồi cuộc đời của Masako Owada đã rẽ sang một lối khác khi bà quen biết và chính thức gật đầu làm vợ Thái tử Naruhito.

Đám cưới của công nương Masako và Thái tử Naruhito vào năm 1993

Masako là con gái ông Hisashi Owada, cựu bộ trưởng ngoại giao Nhật, cựu thẩm phán Tòa án Tư pháp quốc tế. Sau khi làm quen với thái tử Naruhito thời sinh viên, Masako đã hiểu rõ ít có người con gái Nhật nào có ảo tưởng như chuyện cổ tích về cuộc sống của một công chúa. Tuy nhiên, với tình yêu sâu sắc mà Thái tử Naruhito dành cho mình, cùng với sức ép từ người cha nên Masako đã gật đầu đồng ý từ bỏ sự nghiệp còn dang dở của mình để trở thành công nương của Nhật vào năm 1993.

Trước khi lễ cưới diễn ra, Thái tử Naruhito đã bảo đảm với Masako sẽ hiện đại hóa cuộc sống vương triều và tìm cho nàng vai trò nhà ngoại giao của hoàng gia. Nhưng lời hứa đã “theo gió bay đi”. Trong 3 năm đầu sau khi cưới, công nương Masako rất hiếm khi rời khỏi hoàng cung, chỉ được về thăm cha mẹ 5 lần. Nàng phải nộp lại hộ chiếu cho Cục quản lý hoàng gia Nhật, mọi hoạt động đều bị giám sát chặt chẽ và bị cấm tiết lộ đời sống riêng tư cho báo giới.

Không những thế, ngay sau ngày kết hôn, Masako đã mất quyền công dân và bị xóa tên khỏi danh sách bầu cử. Những áp lực từ phong tục Hoàng gia cũng lập tức xuất hiện. Chẳng hạn, Công nương phải luôn mặc lễ phục Hoàng gia gồm sáu áo kimono nặng đến 20kg. Cô cũng chỉ được cất lời nếu chồng cho phép. Trong một ngày, Công nương phải thay kimono nhiều lần hay nếu mặc áo không phải kimono, mầu áo không được quá rực rỡ... Thậm chí khi muốn ra phố, Công nương Masako không bao giờ được đi một mình, và phải được chấp nhận trước mười lăm ngày.

Sự chán chường và bị ức chế về cuộc sống nghiêm ngặt trong cung cấm, nhất là không thể sinh hoàng nam để sau này nối dõi vua cha đã hành hạ, đẩy Masako vào căn bệnh trầm cảm triền miên.

Trong một cuốn sách có tên là “Công nương Masako – người tù của ngai vàng Nhật” của nhà báo Úc Ben Hills được xuất bản vào năm 2007 có viết: ““Rõ ràng công nương Masako bị bệnh, không chỉ vì không sinh hạ được con trai. Toàn bộ cuộc sống trong hoàng gia đã hủy hoại cá tính và nhân cách của Masako. Ra khỏi cửa, bà không còn là mình nữa: không hộ chiếu, không thẻ tín dụng, không chứng minh thư, không cả tên khai sinh. Suốt 3 năm qua Masako không hề tham gia cuộc sống công cộng, không được mua sắm, cũng không thể mua vé máy bay sang thăm cha mẹ ở Hà Lan. Bà bị xóa bỏ tính cách, tồn tại như không tồn tại. Đó là nguồn gốc của bệnh trầm cảm, dù được chữa trị bằng liệu pháp tâm lý. Nhưng khác với các bệnh nhân tâm thần ở Nhật, căn bệnh của bà không thể nào chữa khỏi chừng nào các nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ”.”

Phải sống trong áp lực phải sinh con trai để có người thừa kế ngai vàng, năm 1999, công nương Masako đã bị sảy thai và mãi đến năm 2001, cô mới sinh hạ đứa con gái đầu tiên. Tuy nhiên cũng từ đó tới nay người phụ nữ này vẫn liên tục phải điều trị căn bệnh trầm cảm. Căn bệnh này đã khiến Công nương từ bỏ hầu hết mọi nghĩa vụ ở hoàng gia và ít khi xuất hiện trước công chúng.

Hải Hiền (Theo Ribao)

Cùng chuyên mục

Vụ khai thác khoáng sản trái phép ở Bình Thuận: Thu hơn 90 lượng vàng

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:25
Hiện Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp chặt chẽ với Viện KSND tỉnh Bình Thuận để triển khai hoạt động tố tụng, mở rộng điều tra vụ án.

Bắt giữ gã trai sát hại mẹ con “người tình” vì bị ngăn cấm

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:37
Cho rằng bị mẹ người tình ngăn cấm không cho lấy mình, Hồ đã lấy dao sát hại chị L. và bà Sùng Thị Ch. (mẹ chị L.).

Kiên Giang: Bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:25
Đối tượng Dương Hồng Hiếu bị bắt về tội danh Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Buôn hàng giả, chiếm đoạt tài sản khách hàng, 2 giám đốc bị khởi tố

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:31
Buôn bán hàng giả, chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng, 2 giám đốc công ty vừa bị Công an tỉnh Hà Giang khởi tố, bắt tạm giam.

Khống chế đối tượng đạp ngã xe nhiều phụ nữ đi đường

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:22
Người đàn ông 39 tuổi có biểu hiện ngáo đá đã liên tiếp đạp ngã xe bốn phụ nữ đang chạy trên đường.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.