Văn hóa đọc, văn hóa sách, và văn hóa…

Văn hóa đọc, văn hóa sách, và văn hóa…

Hoài Nam
Thứ 7, 19/08/2023 | 10:12
0
Sự xuống dốc, lép vế của “văn hóa đọc” cùng lúc với sự lên ngôi, áp đảo của “văn hóa nghe nhìn”, thậm chí có những người còn cột vào cổ “văn hóa đọc” cái trách nhiệm về sự suy thoái đạo đức xã hội.

Trong nhiều năm trở lại đây – mười năm, hai mươi năm, hay hơn nữa, tôi không chắc lắm – chúng ta thường nói đến cụm từ “văn hóa đọc”, đến sự xuống dốc, lép vế của “văn hóa đọc” cùng lúc với sự lên ngôi, áp đảo của “văn hóa nghe nhìn”, thậm chí có những người còn cột vào cổ “văn hóa đọc” cái trách nhiệm về sự suy thoái đạo đức xã hội. Để rồi từ đó, dấy lên làn sóng kêu gọi và những chương trình hành động lớn nhỏ nhằm phục hồi, chấn hưng, phát triển “văn hóa đọc” trong cộng đồng, đặc biệt với đối tượng là những người trẻ. Đỉnh điểm là sự kiện ngày 24/2/2014, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là “ngày Sách Việt Nam”, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trên phạm vi toàn quốc. Tiếp nữa, năm 2018, Bộ Thông tin & Truyền thông cùng Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức “giải thưởng Sách quốc gia” lần thứ nhất – tiền thân của nó là “Giải sách Việt Nam”, diễn ra thường niên từ năm 2004 - đến nay đã sắp sáu lần trao giải.

“Ngày sách”, “giải thưởng sách”. Chỉ có “sách” chứ không có “đọc”. Vậy tại sao không gọi “văn hóa sách” mà cứ phải là “văn hóa đọc”, như nó đang rất phổ biến hiện nay? Tôi chịu, không trả lời được câu hỏi này, nhưng vẫn tin rằng “văn hóa sách” mới đúng là “gọi sự vật bằng tên của nó”. Bởi vì, lấy sách làm bản vị, ta sẽ có cả một thế giới được tạo thành bằng rất nhiều hành vi và hoạt động đa dạng quanh sách, mà “đọc” chỉ là một trong số đó: viết sách, trình bày sách, sản xuất sách, quảng bá và phân phối sách, mua sách, đọc sách, sưu tầm sách, trưng bày sách, tặng sách, trao đổi và lưu giữ sách…, và cả một hệ thống những quan niệm, triết lý, hay những câu chuyện nảy sinh từ cuộc giao tiếp bất tận giữa con người với sách, vừa như một thực thể vật chất lại vừa như một biểu tượng tinh thần. Cái đó mới đích xác là sinh quyển văn hóa từ sách, nói cách khác, là “văn hóa sách”.

Đa chiều - Văn hóa đọc, văn hóa sách, và văn hóa…

Nhiều chương trình được tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách. 

Còn đọc và “văn hóa đọc” thì sao? Đọc là, có thể mượn một ý của Phùng Ký Tài, nhà văn nổi tiếng của văn chương Trung Quốc hiện đại: đọc là đào sâu vào thế giới của người khác, khác với viết là đào sâu vào thế giới của chính mình. (Dĩ nhiên, đọc cái gì, đọc/ đào sâu đến đâu, và dùng cái đọc ấy như thế nào thì lại là việc rất khác nhau với mỗi chủ thể đọc). Bản thân đọc – bất kể đọc cái gì: sách, báo, công văn, tờ rơi hay bản đồ, bản nhạc, bản thiết kế - đã là một hành vi văn hóa, cho nên nói “văn hóa đọc” có khi lại là thừa.

Đến đây thì hình như tôi đã có lời giải cho câu hỏi mà tôi đã ngỡ mình “đứng hình”, chịu chết: tại sao lại cứ phải “văn hóa đọc” mới được? Là tại vì chúng ta đột nhiên coi trọng văn hóa (hoặc có vẻ coi trọng văn hóa). Chúng ta sính từ “văn hóa” đến mức sẵn sàng đính nó vào bất cứ từ nào khác: văn hóa phong bì, văn hóa từ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa quân sự, văn hóa giao thông v.v… “Văn hóa đọc” cũng vậy thôi, do sính “văn hóa” mà ra. Trong khi, đại đa số những bàn luận về “văn hóa đọc” thời gian qua chỉ là những tiếng than về tình trạng một xã hội lười đọc, thậm chí không thèm đọc sách, và bây giờ cần phải làm cách nào đó để đọc sách trở lại là một thói quen, một nhu cầu với mỗi người và hình thành một phong trào đọc sách trong đời sống cộng đồng.

Mục đích ấy tất nhiên là tốt, và nó cần được lan tỏa để mọi người chung tay góp sức. Nhưng ở giác độ cá nhân, tôi không tin lắm vào tính chất phong trào của việc “phát triển văn hóa đọc”. Đọc sách, trong bản chất của nó, là một hành vi văn hóa mang tính cá nhân rất cao, vì nó phụ thuộc vào nhu cầu tự thân của mỗi người. Nên khi định biến đọc sách thành một phong trào, thì biết đâu lại, giống như một chi tiết trong tiểu thuyết của Trần Mạnh Hảo, tất cả chiến sỹ trong tiểu đội đều bị bắt phải ngửa mặt lên trời ngắm trăng theo khẩu lệnh của sỹ quan chỉ huy. Rất hài.

*Bái viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

Phong bì thói quen

Thứ 6, 18/08/2023 | 07:00
Có một thời đi họp là có phong bì. Bước vào cuộc họp thì việc làm đầu tiên là... ký nhận phong bì.

Cái khó của ngành giáo dục

Thứ 4, 16/08/2023 | 07:00
Nhiều nhà giáo nêu vấn đề lương, phụ cấp, thu nhập... nhưng thực ra, vấn đề này đã có khung chung, ngành giáo dục không phải là ở bậc lương thấp nhất.

Ồn ào hoa hậu

Thứ 2, 07/08/2023 | 07:00
Mấy hôm nay báo chí và mạng xã hội liên tục đưa tin và... cãi nhau về cái sự “vạ miệng” của một tân Hoa hậu.

Một cách viết và những cuốn sách

Thứ 4, 02/08/2023 | 07:00
Gần đây chúng ta quen nhiều với một thể loại, một cách viết văn chương mới, cách viết văn phi hư cấu.
Cùng tác giả

Năm năm trong một sử người tuyệt đẹp

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:41
Với tác phẩm “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, những chỗ mờ hoặc sự thiếu khuyết đã được nhà văn giải quyết theo cách riêng của văn chương.

Nhân ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Chủ nhật, 31/03/2024 | 07:00
Phải thừa nhận một thực tế rằng trong đa số trường hợp, tổ chức ra mắt sách thường chính là người bỏ tiền để in cuốn sách.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Tại sao thơ?

Chủ nhật, 10/03/2024 | 10:11
Có thể là vì tâm hồn người Việt Nam chúng ta thiên về lãng mạn trữ tình, rất hợp với thơ (nên mới có sự kiện là số lượng người làm thơ luôn cao vọt chăng?).
Cùng chuyên mục

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.