Văn học và giáo dục gặp nhau tại hội thảo 

Văn học và giáo dục gặp nhau tại hội thảo "Nhà văn với nhà trường" 

Thứ 7, 22/12/2018 | 11:42
0
Sáng 21/12/2018, tại hội trường hội Nhà văn Việt Nam diễn ra  hội thảo “Nhà văn với nhà trường” và lễ phát động cuộc thi “Vì sự học ngày mai”.
Giáo dục - Văn học và giáo dục gặp nhau tại hội thảo 'Nhà văn với nhà trường' 

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Đến dự Hội thảo gồm có: Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo; Nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch hội Nhà báo Việt Nam cùng nhiều quan khách đến từ các trường đại học, các sở Giáo dục các tỉnh, nhà xuất bản Công An Nhân dân, các phóng viên báo chí, truyền hình Trung ương và địa phương.

Nhiều nhà văn thuộc các ban, các tổ chức của hội Nhà văn Việt Nam, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu có tên tuổi lâu năm của hội Nhà văn Việt Nam tham gia và có tham luận.

Giáo dục - Văn học và giáo dục gặp nhau tại hội thảo 'Nhà văn với nhà trường'  (Hình 2).

Nhà văn Chu Thị Thơm, Vũ Nho, Nguyễn Thị Mai thay mặt chi hội Nhà văn Giáo dục chủ trì cuộc hội thảo.

Hội thảo đã thu hút được gần 30 bài tham luận với những chủ đề đa dạng, thiết thực cho việc kết nối văn học với nhà trường.

Tại diễn đàn, Nhạc sĩ - Nhà thơ Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh) trình bày bản tham luận của mình với nội dung “Chương trình và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn thiếu văn”. Nhà giáo Ma Thị Chuyên (Ba Bể, Bắc Kạn) nêu những “Góp ý cho dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”, nêu vấn đề “Dạy học Ngữ văn cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay”. Nhà giáo Nguyễn Thị Diệp (Hoài Đức) đặt mình vào vị thế học sinh để nhìn nhận “Chúng em mong muốn điều gì ở thầy cô giáo dạy Văn”.

PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh (ĐH Thái Nguyên) có những “Góp ý Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn và hoạt động dạy - học môn Văn trong trường phổ thông hiện nay”. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trình bày một bản tổng phổ các ý tưởng về vấn đề “Vì sao thơ hiện đại càng ngày càng ít đọc giả?”, lấy bài thơ Tổ quốc, nhìn từ biển của mình để soi chiếu.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu (Trường PTTH Phan Bội Châu, Nghệ An) đóng góp cho Hội thảo tới 4 bản tham luận, chuyển tải “Những góp ý gửi lãnh đạo bộ Giáo dục”, đặc biệt nhấn mạnh “Nếu lịch sử là môn thi tự chọn sẽ là sai lầm lớn nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo”. Nhà LLPB Bùi Việt Thắng trình bày những “Góp ý về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”...

Và cũng những ý tưởng đó, nhà thơ Nguyễn Thị Mai phân tích những bất cập cần thay đổi trong sách giáo khoa Việt Nam. Cao hơn, nhà LLPB Trần Mạnh Tiến nêu vấn đề “Học văn phải xuất phát từ truyền thống dân tộc”. Nhà thơ Vũ Nho phát hiện vấn đề “Giáo viên Ngữ Văn trước những thách thức của chương trình và sách giáo khoa mới”.

Nhà thơ Y Phương nêu thực trạng, có phải “Văn học giảng dạy trong nhà trường thiếu mảng văn học dân tộc thiểu số?”. Đặt mình vào vị thế học trò, nhà LLPB Cao Thị Hồng đưa ra tình huống “Là học trò tôi muốn học văn như thế nào”. 

Đáng chú ý, GS.TS Hồ Ngọc Đại - tác giả của bộ sách giáo dục thực nghiệm vừa gây bão dư luận cũng xuất hiện tại hội thảo này. Ông Hồ Ngọc Đại kể những câu chuyện giáo dục, những ý tưởng mới trong phương pháp dạy và học môn Ngữ văn, để không thụ động, gượng ép giữa thầy và trò.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng bộ GD&ĐT đã tiếp thu những ý kiến và mong muốn sự hợp tác giữa các nhà văn và nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục và đào tạo văn minh hơn tiến bộ hơn.

Sau Hội thảo là Lễ phát động cuộc thi “Vì sự học ngày mai” do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức.

Cầm Kỳ

Thi THPT Quốc gia 2019: Tiến sĩ hướng dẫn làm đề thi minh họa môn Ngữ văn

Thứ 3, 11/12/2018 | 11:41
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn hướng dẫn chi tiết cách làm đề thi minh họa môn Ngữ văn.

Clip: GS. Hồ Ngọc Đại phản bác chỉ trích bộ tài liệu Tiếng Việt

Chủ nhật, 09/09/2018 | 16:19
Sau thời gian dài im lặng, ngày 8/9 GS. Hồ Ngọc Đại - “cha đẻ” của bộ tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục đã chính thức lên tiếng.

Giáo sư Ngôn ngữ học nói về cách đánh vần "lạ"

Thứ 2, 27/08/2018 | 14:26
Sau khi xem clip một giáo viên dạy học sinh phát âm đánh vần tiếng Việt khá lạ lẫm, GS. Nguyễn Văn Lợi cho rằng những lo lắng của phụ huynh về cách phát âm này hoàn toàn có cơ sở.

Nhà văn Trần Thị Trường: "Rao bán" quá khứ là chuyện tồi tệ nhất trong việc viết tự truyện

Chủ nhật, 03/06/2018 | 08:40
Từ tự truyện Phút 89 của Công Vinh, nhà văn Trần Thị Trường cho rằng, "rao bán" quá khứ là chuyện tồi tệ, rẻ tiền nhất trong việc viết tự truyện. Loại quá khứ với những scandal rẻ tiền thì sớm muộn, cuốn tự truyện cũng rơi vào quên lãng.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:07
Có số lượng đông đảo và nghề nghiệp đặc thù, tuy nhiên nhiều chính sách hiện nay vẫn chưa phù hợp với các thầy cô giáo.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Năm nay hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Học sinh thủ đô lan tỏa kiến thức tới trẻ vùng cao

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:36
“Tựa gió hoạ mây” được tổ chức dưới hình thức buổi hoạt động ngoại khoá kết hợp tân trang thư viện trường đã nhận được sự ủng hộ và đón tiếp nồng nhiệt.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Dự báo thời tiết ngày 14/5/2024: Miền Bắc có nơi trở mưa to

Thứ 3, 14/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (14/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Giữa tháng 5, miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh yếu

Thứ 3, 14/05/2024 | 21:02
Dự báo do tác động của một đợt không khí lạnh yếu tăng cường, miền Bắc sắp chuyển trạng thái mưa dông, có nơi mưa rất to.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Bản tin 15/5: Cụ bà 90 tuổi suýt tử vong vì hóc loại hạt quen thuộc

Thứ 4, 15/05/2024 | 06:00
Cụ bà 90 tuổi suýt tử vong vì hóc loại hạt quen thuộc; Tp.HCM công bố số thí sinh thi lớp 10, nhiều thí sinh không tham dự...