Vì mục đích phát triển, nhân loại đã tiêu diệt sinh vật

Vì mục đích phát triển, nhân loại đã tiêu diệt sinh vật

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:40
0
Để đạt chỉ tiêu phát triển, bao nhiêu người đã không quan tâm đến hệ quả của sự khai thác quá độ và sự tiêu diệt các sinh vật “không ích lợi”. Đối với họ, sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường chỉ là những sự kiện nhỏ, không phải là đề tài thảo luận.

> Ảnh: Gần 1/3 thế kỷ sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người

Điều này đã phản ánh qua những cố gắng liên tục suốt hai thế kỷ qua, nhằm phát triển ngày càng tinh vi những phương pháp và công cụ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Ngược lại, những gì cần thiết và hữu hiệu cho việc ngăn chặn sự phá hoại môi trường và sự giảm thiểu phế liệu, rác và chất độc… chỉ mới được quan tâm từ hai thập niên sau này.

Thiền++ - Vì mục đích phát triển, nhân loại đã tiêu diệt sinh vật

Chúng là những thứ gây thêm phí tổn sản xuất, nên bị loại ra ngoài trong bài tính: làm sao đạt được lợi nhuận tối đa, làm sao mau được giàu có!

Họ không những không chú ý đến sự ô nhiễm môi trường và sự sát hại sinh thể khác mà còn quên cả bản thân. Họ không còn ý thức rằng mình đang sống hối hả và căng thẳng, đang bị cuốn hút vào guồng máy cạnh tranh “thúc cùi chỏ” vì lợi nhuận. Họ không còn hay biết rằng những giá trị tâm linh đang bị xói mòn, đang bị hào quang của phát triển và tiện nghi vật chất che lấp. Hiện tượng lẫn lộn giữa hạnh phúc với sự đua đòi nâng cao mức tiêu thụ, giữa ý nghĩa cuộc sống với của cải ngày càng chồng chất, đã trở nên phổ biến.

Đối với Đạo Phật, sự phát triển như vậy là sự phát triển bị “tham, sân, si” chi phối. Phật tử không thể thản nhiên chấp nhận nó. Huy chương nào cũng có hai mặt: mặt phải và mặt trái. Sự phát triển cũng vậy.

Chúng ta không thể không quan tâm theo dõi, phát hiện và mổ xẻ mặt trái, mặt tiêu cực của nó, để nhận thức tường tận hơn, đâu là ranh giới mà con người phải dừng lại và chuyển hướng, nếu không, tất phải rước đại họa. Hơn nữa, qua đó chúng ta có thể duyệt lại tinh thần và nguyên tắc hành động nào mà Đức Phật dạy có thể đóng góp tốt cho sự xóa bỏ tiêu cực và giảm thiểu tham sân si.

Đứng giữa lòng thủ đô phồn vinh của một nước phát triển, con người khó mà không tin cậy con đường phát triển từ 200 năm qua. Những thành tựu của nó thật huy hoàng. Để minh họa điều ấy, xin nêu ra đây một số thành tựu của ba lãnh vực điển hình: nông nghiệp, y học và công nghiệp.

Thiền++ - Vì mục đích phát triển, nhân loại đã tiêu diệt sinh vật (Hình 2).

Những hình ảnh đau lòng về tàn sát động vật

Thứ nhất, trên lãnh vực nông nghiệp, mặc dù đó đây vẫn còn nạn đói và suy dinh dưỡng, nông nghiệp, nói chung, đã nuôi nổi số nhân khẩu tăng lên gấp năm lần trong vòng hai thế kỷ qua. Từ năm 1850 đến nay, dân số thế giới, chủ yếu tại những nước đang phát triển, từ 1,15 tỷ tăng lên 5,7 tỷ. Tại Đức, năm 1950, mỗi nông dân có thể nuôi được 8 người và năm 1989 có thể nuôi đến 58 người. Nhóm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGIAR (Consultative Group on International Agricultural Research) vừa lai tạo được giống lúa hiện tại, mở ra một viễn tưởng lạc quan trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên thế giới.

Thứ hai, trên lãnh vực y học, nhờ nhiều cải thiện tốt về phương pháp trị liệu và vệ sinh, nên các bệnh tật khủng khiếp, giết người hàng loạt, như dịch tả, dịch hạch, đậu mùa, ho lao v. v…. đã bị đẩy lùi. Tỷ lệ tử vong của trẻ con sơ sinh đã giảm từ 30% vào năm 1870, xuống còn 6% vào năm1960 và hiện nay, tại nhiều nơi còn thấp hơn 4%. Thọ mạng con người được kéo dài hơn 11% trong vòng thời gian ấy. Tại Âu Châu, tuổi thọ trung bình năm 1870 là 38, đã tăng lên 70 vào năm 1965 và hiện nay đã vượt cao hơn.

Thứ ba, sự công nghiệp hóa đã trở thành đầu tàu của phát triển mà quốc gia nào cũng muốn đạt đến. Công nghiệp vừa tạo ra công ăn việc làm và những khả năng kiếm nhiều tiền; vừa cung cấp vô số mặt hàng và tiện nghi vật chất. Ti vi, tủ lạnh, xe hơi, máy điều hòa nhiệt độ, máy nói, đó là vài ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, mạng lưới đường sá giao thông hiện đại với tốc độ cao, cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giúp con người đến tận mọi địa điểm trên quả đất. (Còn tiếp).

Tiến sỹ Lê Văn Tâm

Đại học Gottinggen, Cộng hòa Liên bang Đức

 

Câu chuyện toàn cầu & sự thách thức đối với đạo Phật

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:33
Hiện nay thế giới đang đứng trước nhiều sự việc và hiện tượng có tác động toàn cầu. Chúng cũng là những thách thức lớn đối với Đạo Phật và Phật tử chúng ta.