Vụ nước sạch sông Đuống: Vì sao người dân không có quyền đàm phán giá?

Vụ nước sạch sông Đuống: Vì sao người dân không có quyền đàm phán giá?

Thứ 6, 15/11/2019 | 10:34
2
Việc giá nước sông Đuống quá cao nhưng Hà Nội vẫn phê duyệt để mua đang vấp phải phán ứng của dư luận, giới chuyên gia pháp lý cho rằng, điều này là khó có thể chấp nhận, việc này chẳng khác nào ép người dân vào sự đã rồi.

Ép người dân vào sự đã rồi

Xoay quanh vấn đề nóng này, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Hồng Kiên, Giám đốc công ty luật Cán Cân Việt (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), theo luật sư Kiên cho rằng, việc Hà Nội tự ý quyết định phê duyệt giá nước với công ty nước mặt Sông Đuống là không chấp nhận được.

“Biết rằng thuận mua vừa bán là điều cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên TP. Hà Nội là đơn vị đứng ra ký kết mua nước với công ty nước Sông Đuống thì cũng cần tham khảo ý kiến người dân để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên, như thế này khác nào ép người dân vào sự đã rồi”, luật sư Kiên nhấn mạnh.

Nước sạch là mặt hàng mang tính chất đặc biệt, không phải ai thích thì mua ai không thích thì thôi, đây là vấn đề dân sinh mọi gia đình đều cần đến nước sạch. Mà sau sự cố sông Đà người dân không còn nhiều lựa chọn về công ty nước sạch. Chính vì thế quan điểm luật sư Kiên đề nghị UBND Hà Nội cần có sự can thiệp phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người dân mà vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Góc nhìn luật gia - Vụ nước sạch sông Đuống: Vì sao người dân không có quyền đàm phán giá?

Giá nước sạch sông Đuống đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

“Không thể cứ doanh nghiệp đưa ra thế nào thì Hà Nội chấp thuận thế ấy, như vậy không công bằng với người dân”, luật sư Kiên khẳng định.

Đồng quan điểm, luật sư Bùi Đình Ứng (Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng việc đầu tư như thế, anh xe ôm cũng làm được.

Theo đó, công ty Nước mặt sông Đuống đầu tư gần 5.000 tỷ đồng cho dự án, tuy nhiên đi vay lãi gần 4.000 tỷ và chi phí lãi được tính vào giá nước là khó có chấp nhận. Việc thành lập dự án làm nước sạch rất dễ kêu gọi vì đầu ra ổn định, nước sạch thì nhà ai cũng phải cần, mất nước là cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn. Hơn hết giá nước trong tương lai chỉ có tăng lên chứ không giảm. 

Và đặc biệt, dự án này được TP. Hà Nội phê duyệt, chính vì vậy tính rủi ro gần như không có, theo đó việc kêu gọi vốn vay làm dự án nước sạch không hề khó khăn và chắc chắn bất kỳ doanh nghiệp nào trình dự án cũng được các ngân hàng chấp thuận. Nhưng việc doanh nghiệp phải đi vay vốn mất 2/3 thì cho thấy đơn vị này không có tiềm lực kinh tế.

“Việc Hà Nội tự quyết định giá bán buôn cho nhà máy nước sông Đuống việc này là sai thẩm quyền, sai quy định. Theo ông Ứng, tại Nghị định 117 năm 2007, nhà nước chỉ quy định giá bán lẻ, còn việc giá bán buôn sẽ do các bên tự thỏa thuận”, ông Ứng cho hay. 

Hơn hết, luật sư Ứng nhận định việc Hà Nội mua giá nước sông Đuống giá cao, sau đó lại áp giá buôn cho hai công ty nước rồi lại lấy ngân sách bù lỗ là cách điều hành thụt lùi, lòng vòng! Cách làm này chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Nếu tình trạng này cứ diễn ra sẽ làm thất thoát ngân sách.

Không có quyền đàm phán giá

Đặt câu chuyện người dân là một chủ thể của hợp đồng kinh tế, vậy người dân có được tham gia đàm phán giá nước sạch hay không? Người dân không uỷ quyền liệu Hà Nội có được thay mặt cho người tiêu dùng đàm phán giá nước sạch?

Trao đổi thêm với PV về những thắc mắc này, luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc công ty luật TNHH LSX - đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: “Thật ra, nước sạch, xăng dầu, điện là mặt hàng nhà nước cung cấp và người dân được quyền ký hợp đồng nhưng không được lựa chọn chủ thể giao kết. Khi đã không được lựa chọn chủ thể để giao kết thì nhà nước sử dụng Luật giá.

Theo Luật giá, những mặt hàng này, nhà nước sẽ ấn định giá dựa trên thương lượng giữa chủ đầu tư và người tiêu dùng chỉ được quyền hợp đồng theo mẫu, không được đàm phán. Giá đó là giá do nhà nước ấn định nên người dân không có bất kỳ quyền nào trong việc đàm phán giá, Luật giá quy định như vậy”.

Góc nhìn luật gia - Vụ nước sạch sông Đuống: Vì sao người dân không có quyền đàm phán giá? (Hình 2).

Luật sư Quách Thành Lực cho rằng người dân không có quyền đàm phán giá.

Luật sư Lực cũng cho hay, liên quan đến cạnh tranh tối thiểu phải có hai người nhưng chúng ta không có ai để lựa chọn, cơ chế độc quyền không hề có chút cạnh tranh nào trong việc cung cấp điện, nước, xăng dầu, giá nhà nước ấn định và không ai muốn phá vỡ cơ chế đó dẫn đến người dân là người phải chịu.

“Rõ ràng, người dân có tiền nhưng chỉ được mua chỉ định gần như theo hình thức bao cấp. Khi không có sự cạnh tranh không được lựa chọn, để giải quyết vấn đề này buộc phải tháo gỡ vấn đề, như phải có thị trường nước sạch cạnh tranh”, luật sư Lực cho biết thêm.

Trước đó, tại buổi họp giao ban báo chí do Thành ủy tổ chức chiều 12/11, thông tin Hà Nội chấp thuận giá bán nước sạch tối đa Nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

Tại đây, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc sở Tài chính Hà Nội thừa nhận nếu giá tạm tính (10.246 đồng/m3) cao hơn giá bán lẻ hiện hành là hơn 7.000 đồng/m3. Vì vậy, ông Hà cho biết, TP.Hà Nội đang hiệp thương với Công ty nước mặt sông Đuống và các đơn vị phân phối, theo nguyên tắc giá bán buôn không được phép cao hơn giá bán lẻ.

Ông Hà cũng giải thích vì sao giá nước mặt sông Đuống cao hơn nước sạch sông Đà. Ông Hà giải thích về nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định, tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau.

Theo đó, vào ngày 27/12/2018, liên ngành Tài chính - Xây dựng - công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội, Công ty CP nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty nước mặt sông Đuống có tờ trình đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét chấp thuận giá bán nước của nhà máy nước mặt sông Đuống cho hai đơn vị là 7.700 đồng/m3.

Theo đó, với mức giá bán cho hai đơn vị này liên ngành TP. Hà Nội lên phương án đề xuất cấp bù lỗ và cũng bù lỗ cho công ty Nước mặt sông Đuống.

Tại tờ trình này, liên ngành đề nghị UBND TP. Hà Nội cấp bù trong năm 2019 cho công ty CP nước sạch số 2 Hà Nội là hơn 37 tỉ đồng, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội khi mua 80.000m3/ngày đêm là hơn 118 tỉ đồng và bù cho Công ty Nước mặt sông Đuống khoảng 43 tỉ đồng. Tổng số tiền Hà Nội phải bù lỗ khi mua nước nhà máy nước sông Đuống lên tới gần 200 tỷ đồng.

Trước những kiến nghị của liên ngành, ngày 9/1/2019, Văn phòng UBND TP đã có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội: Chấp thuận về nguyên tắc với đề xuất của liên ngành.

Thanh Lam - Di Hân

Chuyên gia kinh tế: "Giá nước sạch sông Đuống đắt thế sao Hà Nội vẫn duyệt mua?"

Thứ 4, 13/11/2019 | 18:36
Việc Hà Nội mua nước sạch sông Đuống với giá 10.246 đồng/m3 thu hút sự quan tâm của dư luận. Một số chuyên gia cho rằng, đầu tư dự án mà rủi ro đẩy về phía người dân, doanh nghiệp hưởng lợi ích thì ai cũng có thể làm. Cần thiết việc kiểm toán Nhà nước, các cơ quan thanh tra vào cuộc làm rõ.

Không thể bỏ lỡ: Vì sao giá nước sông Đuống đắt gấp đôi giá nước sông Đà, Chốt tăng lương cơ sở từ 1/7/2020

Thứ 3, 12/11/2019 | 20:43
Tin nóng thời sự xã hội ngày 12/11: Vì sao giá nước sông Đuống đắt gấp đôi giá nước sông Đà; Thực hư thông tin Thượng uý đánh nhân viên trạm dừng nghỉ là con PGĐ Công an tỉnh Thái Nguyên; Chốt tăng lương cơ sở từ 1/7/2020; Vé chợ đen “lộng hành” trước trận đấu Việt Nam- UAE.

Lãnh đạo Hà Nội giải thích vì sao giá nước sông Đuống đắt gấp đôi giá nước sông Đà

Thứ 3, 12/11/2019 | 18:45
Ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc sở Tài chính Hà Nội cho biết, giá 10.246 đồng/m3 của Nhà máy nước sông Đuống chỉ là giá tạm tính, không phải giá bán đến người tiêu dùng hoặc các đơn vị bán lẻ.
Cùng tác giả

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Cùng chuyên mục

Phát tán clip đánh ghen lên mạng: Vẫn có thể bị xử lý dù không bị kiện

Thứ 2, 06/05/2024 | 19:01
Hành vi đăng tải, phát tán clip nhạy cảm như đánh ghen hay video đồi truỵ công khai lên mạng xã hội hoặc nhóm chat...dù không bị kiện cáo vẫn có thể bị xử lý.

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Nỗi đau sau án oan 11 năm tù

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:00
4 năm về trước,báo chí Trung Quốc được một phen rầm rộ và hàng triệu độc giả phải sửng sốt vì một vụ án oan oái ăm mà người phải đi tù thụ án gần hết án mới được giải oan bằng việc xuất hiện của “nạn nhân”.

Nhiều dấu hiệu vi phạm khi mua bán nhà ở xã hội cũ

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:20
NƠXH muốn bán lại phải đủ thời gian và bán cho đơn vị quản lý hoặc người đủ điều kiện trước tiên, nhưng nhiều người đã "lách luật" để kiếm lời.

Có được phép mua bán, chuyển nhượng "đất công cộng thành phố"?

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:16
Thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh Giấy chứng nhận về “đất công cộng thành phố”. Vậy đất này có được cấp giấy, phân lô, chuyển nhượng không?

Vay vàng nhưng chỉ trả tiền gốc: Pháp luật quy định thế nào?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:13
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, khi đã vay vàng thì bên vay phải trả lại vàng theo đúng số lượng và chất lượng đã vay.