Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh để tránh bạo lực học đường

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 30/10/2023 | 14:31
1
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng cần phải xây dựng văn hóa học đường và việc này cần phải làm lâu dài, không thể trong một sớm một chiều.

Bạo lực học đường rất đáng lo ngại

Thời gian gần đây, theo phản ánh của báo chí, một số vụ bạo lực học đường tiếp tục thu hút sự quan tâm, bức xúc của dư luận như: Vụ nữ sinh lớp 9 (ở Vạn Ninh, Khánh Hòa) bị 5 bạn cùng trường đánh nhiều lần, quay clip, chia sẻ trên mạng xã hội; vụ nam sinh ở Trường THCS Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) bị nhóm bạn hành hung đến mức sang chấn tâm lý, phải nhập viện; hay sự việc một nam sinh trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh, Tp.HCM) nghi ngờ bạn nhặt tiền mình đánh rơi nên đã đánh tới tấp vào người bạn học…

Đáng lo ngại hơn, những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường sẽ phải hứng chịu những tổn thương tâm lý lâu dài, có em đã phải nhập viện điều trị sức khoẻ tâm thần.

Giáo dục - Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh để tránh bạo lực học đường

Một số vụ bạo lực học đường thời gian gần đây nhận được sự quan tâm của dư luận (Ảnh cắt từ clip).

Ngày 30/10 bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đã trao đổi với báo chí xoay quanh thực trạng này.

Theo ông Vinh, từ trước đến nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra nhưng gần đây, một số vụ việc mức độ bạo lực và cách hành xử rất đáng lo ngại.

“Không chỉ động chân động tay, các em còn xúc phạm nhân phẩm của nhau. Nhiều học sinh chưa có thái độ rõ ràng, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại”.

Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này, ông Vinh cho hay có nhiều nhưng một phần do tác động của phim ảnh, một phần do tác động từ mạng xã hội.

“Hiện nay, sự tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của học sinh dễ dàng hơn trước rất nhiều nên các em được tiếp cận sớm với thông tin, hình ảnh trong đó có những thông tin không lành mạnh”, ông Vinh nói.

Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

Để giải quyết vấn nạn này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng cần phải xây dựng văn hóa học đường. Ngoài thời gian ở nhà, nhận sự giáo dục của gia đình, phần lớn trẻ nhận sự giáo dục của nhà trường, nên việc hình thành văn hóa học đường là giải pháp quan trọng.

“Tuy nhiên, việc này cần làm lâu dài chứ không thể trong một sớm một chiều mà có thể nhìn thấy kết quả ngay. Thầy cô, bố mẹ cần làm gương cho trẻ”, ông Vinh phân tích và cho rằng việc xây nền rất quan trọng, phải đưa vào từng tiết học, môn học, từ gia đình.

Đồng thời, ông Vinh cũng chia sẻ hoàn cảnh gia đình mỗi trẻ khác nhau. Do đó, cần rất chú trọng giáo dục gia đình. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, nhiều khi giáo dục trong gia đình chưa đủ thì vai trò của giáo dục trong nhà trường rất quan trọng.

“Điều này giúp các em hình thành mối quan hệ xã hội giữa người với người biết thương yêu, tôn trọng nhau thì bạo lực sẽ giảm đi”, ông Vinh nói.

Và cho rằng, giáo viên phải thật sự gương mẫu, mối quan hệ thầy với thầy, trò với trò phải dựa trên tinh thần yêu thương.

Ông Vinh nêu dẫn chứng: “Ngay cả mối quan hệ giữa học sinh với người bảo vệ cũng phải giáo dục để học sinh khi gặp thì lễ phép chào hỏi. Những việc nhỏ như vậy được cải thiện, mọi việc sẽ tốt hơn”.

Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng “sức đề kháng” cho các em, có định hướng về cách tiếp cận thông tin giúp các em tự nhận biết cái nào tốt, cái nào xấu. Từ chủ trương thành hành động đòi hỏi rất kiên trì bởi thay đổi nhận thức và hành vi con người là việc cần làm thường xuyên, liên tục, lâu dài.

Giáo dục - Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh để tránh bạo lực học đường (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 30/10.

Về tính nêu gương của người lớn, theo ông Vinh gia đình có vai trò quan trọng với trẻ. Bởi, người lớn đã có nhận thức đầy đủ và trẻ thường học, làm theo người lớn. Khi có mặt con trẻ, chúng ta phải hành xử mẫu mực, kiềm chế, đừng để các em tiếp xúc với những hành vi tiêu cực của người lớn.

Cũng có ý kiến cho rằng khi còn nhỏ, các em có ý thức cao nhưng lớn hơn sẽ giảm dần độ tự giác, ông Vinh nhấn mạnh ngoài yếu tố giáo dục, cần quản lý xã hội nghiêm minh, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, “có xây, có chống” giúp hành vi nhận thức tốt hơn.

Việc nhiều gia đình lấy lý do công việc bận rộn không có thời gian cho con trẻ, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh khẳng định “không phải là bận hay không bận” mà do ý thức của từng người, từng lúc, từng nơi, từng chỗ, chứ không phải đến giờ mới giảng dạy cho con trẻ.

“Chương trình học kỳ quân đội chỉ 3 tuần nhưng học sinh sau tham gia có những biểu hiện rất tốt như ngủ dậy tự gấp chăn màn, bày tỏ sự yêu thương với bố mẹ. Trong khi trường học là nơi các em được giáo dục 12 năm", ông Vinh chia sẻ và cho rằng môi trường giáo dục phải làm sao để các em bước vào cảm thấy là nơi tốt đẹp, tác động tích cực đến các em.

Đồng thời, ông cũng đánh giá về nội hàm của môn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ. Văn hóa học đường nằm trong nội dung mỗi môn học. Nếu các môn học được thiết kế có tính giáo dục, văn hóa cao sẽ ảnh hưởng rất tốt đến học sinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục tin khi học sinh được đưa vào một môi trường giáo dục như vậy sẽ trở thành những con người chuẩn mực.

ĐBQH: Cần cơ chế gỡ khó về khai thác mỏ khoáng sản làm giao thông

Thứ 6, 27/10/2023 | 17:55
Đa số ĐBQH cho rằng, để mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đi vào hoạt động không đơn giản chỉ có giấy phép.

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: Lo “phá sản” việc thực hiện nhiều bộ sách

Thứ 5, 26/10/2023 | 18:17
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng vẫn cần có một bộ SGK nhưng thời điểm thích hợp là khi chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ về các điều kiện hạ tầng.

ĐBQH Hoàng Văn Cường: “Hết sức cân nhắc” việc Bộ GD&ĐT biên soạn SGK

Thứ 4, 25/10/2023 | 15:13
Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường khi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo lại xây dựng lên một bộ sách thì người ta sẽ ngầm hiểu rằng bộ sách đấy được chỉ định.
Cùng tác giả

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.