4 lý do khiến Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông

4 lý do khiến Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:44
0
Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa bá quyền trong khu vực không hẳn chỉ bởi nguồn lợi ích về tài nguyên hay quyền lực mang lại.

Merriden Varral, giám đốc chương trình Đông Á thuộc viện nghiên cứu Lowy, Australia cho rằng vấn đề của Trung Quốc không phải từ nguyên nhân gì sâu xa mà xuất phát từ khía cạnh lịch sử và thế giới quan của quốc gia này.

Nói tại Diễn đàn ASEAN 2016, tiến sĩ Varral cho rằng có 4 lý do chính khiến Trung Quốc không ngừng theo đuổi chủ nghĩa bá quyền trong khu vực, mà trong đó không hẳn chỉ vì nguồn lợi ích về tài nguyên hay tiền bạc mang lại.

Trung Quốc nghĩ mình có "quyền lịch sử"

Tiêu điểm - 4 lý do khiến Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu nói về giấc mơ Trung Hoa vào năm 2012.

Tiến sĩ Varral cho rằng Bắc Kinh đang thể hiện một quan điểm xuyên suốt từ quá khứ cho đến hiện tại và cả trong tương lai.

Trong đó Trung Quốc luôn tin sự trỗi dậy của mình là đúng theo "trật tự tự nhiên vốn có" hay cơ bản hơn họ tin rằng đây là số phận, là định mệnh.

Điều này càng được củng cố thêm kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo với kế hoạch phục hưng vị thế đất nước mang tên "giấc mơ Trung Hoa".

"Theo thế giới quan của Trung Quốc, họ coi mình là người đóng vai trò lớn trong quyền lực toàn cầu, người kiến tạo hòa bình và do vậy, họ cần phải được tôn trọng", News.Au dẫn lời tiến sĩ Varral

"Đây là sự thật hiển nhiên mà họ sẽ sớm giành được. Họ tin rằng vấn đề chỉ là thời gian mà thôi", bà nói thêm.

Khi Varral đến Trung Quốc một vài năm trước đây, bà cho biết mình thậm chí còn nhìn thấy một công dân Trung Quốc mang đôi giày với cụm từ "Quần đảo Điếu Ngư là của người dân Trung Quốc" được in trên đó.

Không chỉ còn là giới lãnh đạo, những người dân ở quốc gia này tin rằng đất nước của họ có quyền cố hữu đối với các lãnh thổ trên biển dù chúng vẫn còn đang nằm trong vùng tranh chấp.

Đó là một quan điểm chung được truyền bá tới tất cả mọi người, từ chủ tịch Tập Cận Bình tới người thợ cắt tóc hay người lái xe taxi.

Nói cách khác, Trung Quốc muốn phần còn lại của thế giới nhìn nhận mình như một nhà lãnh đạo toàn cầu - và họ sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được điều này.

Quyền lực lớn ở châu Á

Tiêu điểm - 4 lý do khiến Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông (Hình 2).

Trung Quốc mô tả các nước láng giềng cùng với mình là một gia đình.

Tiến sĩ Varral nêu quan điểm rằng, Trung Quốc luôn coi mình có là người "anh cả" ở khu vực. Nếu như các cường quốc khác đều "thu về" cho mình một tầm ảnh hưởng riêng ở nhiều nơi. Trung Quốc cũng nhìn thấy ở châu Á một điều tương tự.

"Nếu bạn là người anh lớn, bạn sẽ muốn bảo vệ và chăm sóc người khác, và tất nhiên họ cũng phải thể hiện sự tôn trọng ngược lại đối với bạn", Varral nói.

Điều này giải thích lý do tại sao Trung Quốc rất cứng rắn trong việc chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài trong việc giải quyết tranh chấp.

Hồi năm 2013, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã mô tả đất nước mình cùng với những người hàng xóm trên Biển Đông giống như một "đại gia đình".

"Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng lân cận và giống như một gia đình lớn," ông nói. "Lý do hai bên có mối quan hệ rất thân mật là vì Trung Quốc đã luôn luôn theo đuổi một chính sách ngoại giao láng giềng tốt và thân thiện. Cùng với đó, chúng tôi cũng sẵn sàng để trở thành người láng giềng tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt với ASEAN".

"Hơn nữa, nền tảng của chính sách đối ngoại của Trung Quốc nằm ở các nước đang phát triển. Do vậy Trung Quốc sẽ luôn luôn bảo vệ các quyền và lợi ích của các nước đang phát triển, bao gồm cả những quốc gia trong ASEAN".

Trung Quốc coi bản thân là nạn nhân

Một trong những lý do Trung Quốc coi mình là một nạn nhân toàn cầu chính là những ký ức từ cuộc Chiến tranh thuốc phiện hồi từ những năm 1800. Đây là thời kỳ khó quên đối với quốc gia này, do vậy chính phủ đã luôn tâm niệm sẽ không để xảy ra thêm một lần nào nữa trong tương lai.

Tiêu điểm - 4 lý do khiến Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông (Hình 3).

Trong quá khứ Trung Quốc từng là "chiếc bánh ngọt" bị các nước chia năm xẻ bảy.

"Đó là một cú sốc lớn đối với người dân Trung Quốc", Varrall nói. "Họ từng nghĩ mình là một đất nước trung tâm của thế giới, là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Nhưng cuối cùng lại bị xâu xé bởi những quốc gia vô danh mà trước đó từng phải nạp cống phẩm cho họ".

Điều này đã nên một cuộc khủng hoảng tâm lý lớn. Chính phủ đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải trở nên mạnh mẽ và đoàn kết hơn để chống lại mọi sự can thiệp đến từ nước ngoài - dù là lớn hay nhỏ.

Quốc gia này nhạy cảm đến mức, đã từng có thời phim hoạt hình Nhật Bản không được phép phát sóng trên truyền hình.

Điều này cũng trở thành lý do giải thích cho sự nhạy cảm khi có bất cứ quốc gia nào muốn nhảy vào giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước khác trên Biển Đông.

Trung Quốc thận trọng trước các quyền lực khác ở châu Á

Trung Quốc có một sự thận trọng đáng kể khi cho rằng hành động của mình không phải là sự bành trướng. Mà ngược lại đây là sự phản ứng lại dành cho Nhật Bản và Mỹ.

Tiêu điểm - 4 lý do khiến Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông (Hình 4).

Nhật Bản dưới sự hỗ trợ của Mỹ đang trở thành quyền lực đáng ngại nhất đối với Trung Quốc trong khu vực châu Á.

Trong năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình từng mô tả đất nước như là "một quốc gia yêu chuộng hòa bình". Ông khẳng định quốc gia của mình có một lịch sử 5000 năm "trân quý hòa bình".

"Việc theo đuổi hòa bình, hữu nghị và hòa hợp là một phần không thể thiếu trong tính cách con người Trung Quốc và luôn chảy trong huyết quản mỗi người dân".

"Việc theo đuổi phát triển hòa bình đại diện cho truyền thống văn hóa yêu chuộng hòa bình của dân tộc Trung Hoa trong nhiều ngàn năm qua, một truyền thống mà chúng tôi có được từ sự thừa kế để từ đó tiến về phía trước".

Do vậy, tiến sĩ Varrall lập luận rằng Trung Quốc chỉ đang muốn tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa khác chứ không hề muốn gây hấn với bất cứ ai. Một trong những mối đe dọa đó là sự nổi lên của Nhật Bản cùng với sự hỗ trợ của Mỹ. Do vậy phản ứng mạnh từ Mỹ sẽ càng làm cho Trung Quốc đáp trả mãnh liệt hơn.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, Merriden Varral, giám đốc chương trình Đông Á thuộc viện nghiên cứu Lowy, Australia. Bà Merriden đã từng có 8 năm sinh sống và làm việc tại Trung Quốc và từng tham gia giảng dạy về chính sách đối ngoại tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc.

 

Quốc Vinh 

Mỹ phát cảnh báo 'đỏ' cho Trung Quốc về Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:29
Trước những hành động ngày một khiêu khích của Trung Quốc, Mỹ đã phát đi thông điệp cứng rắn.

Chiến lược mới của Nhật Bản trong tuyên bố can thiệp vào Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:34
Nhật Bản mới đây đã có phản ứng với cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc gần các đảo khu vực tỉnh Okinawa với tuyên bố tăng cường hoạt động ở Biển Đông.

Bắc Kinh: ‘Quân đội Trung Quốc sẽ không ngồi yên’ ở Biển Đông

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:11
Do Tokyo ngày càng đóng vai trò tích cực ở Biển Đông, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo.

Mỹ phát cảnh báo 'đỏ' cho Trung Quốc về Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:29
Trước những hành động ngày một khiêu khích của Trung Quốc, Mỹ đã phát đi thông điệp cứng rắn.

Chiến lược mới của Nhật Bản trong tuyên bố can thiệp vào Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:34
Nhật Bản mới đây đã có phản ứng với cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc gần các đảo khu vực tỉnh Okinawa với tuyên bố tăng cường hoạt động ở Biển Đông.

Bắc Kinh: ‘Quân đội Trung Quốc sẽ không ngồi yên’ ở Biển Đông

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:11
Do Tokyo ngày càng đóng vai trò tích cực ở Biển Đông, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.