Vụ nhận chìm 1 triệu m3 vật chất ở biển Bình Thuận: Nếu có mạo danh là về bên tư vấn...

Vụ nhận chìm 1 triệu m3 vật chất ở biển Bình Thuận: Nếu có mạo danh là về bên tư vấn...

Thứ 6, 04/08/2017 | 07:00
0
“Nếu có mạo danh là về bên tư vấn, thuộc trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư và bên tư vấn, không phải trách nhiệm cơ quan quản lý..." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về vấn đề liên quan đến nhân sự tham gia đánh giá nhận chìm 1 triệu m3 vật chất ở biển Bình Thuận.
Xã hội - Vụ nhận chìm 1 triệu m3 vật chất ở biển Bình Thuận: Nếu có mạo danh là về bên tư vấn...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7. Ảnh: Đỗ Thơm

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 chiều 3/8, các nhà báo đã đặt câu hỏi, bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho phép nhận chìm 1 triệu m3 vật chất liên quan đến Nhiệt điện Vĩnh Tân, bộ Tài nguyên và Môi trường, viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã có báo cáo về việc này. Vậy xin hỏi, việc xử lý của Chính phủ là gì?

Đáp lại câu hỏi này, Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng đây là cơ hội cho ông chính thức trả lời, bảo đảm thông tin chính xác khoa học nhất.

Người dân nhầm lẫn vật chất nạo vét là chất thải!

Đâu đó, có người dân nhầm lẫn vật chất nạo vét từ khu quanh tàu cảng là chất thải. Trên thực tế hiện nay về thuật ngữ, luật Biển quốc tế, Công ước London, luôn quan niệm các vật chất nạo vét từ biển là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói tiếp: “Về vấn đề cấp phép của Bộ, đánh giá tác động môi trường từ năm 2014, theo luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo luật Tài nguyên Môi trường biển, chúng ta xem xét việc nhận chìm này, thứ nhất là hài hoà với luật Biển quốc tế, đặc biệt chú ý làm sao bảo đảm đánh giá tác động từ hoạt động này với biển, tài nguyên môi trường biển.

Trước đó, các hoạt động nhận chìm các vật chất nạo vét ở biển vẫn diễn ra, như quá trình xây dựng cảng Cái Lân, gần đây nhất là xây cảng Lạch Huyện, đều làm thế, có tính toán đánh giá tác động. Trong tình hình này, hàng năm việc nạo vét, duy tu bảo dưỡng các luồng lạch vẫn diễn ra, đây là vấn đề cần làm chặt chẽ hơn dưới góc độ môi trường và đánh giá tác động hệ sinh thái biển theo luật Biển”.

Người đứng đầu bộ TN&MT khẳng định: “Bộ TN&MT đã thực hiện theo luật Tài nguyên Môi trường biển, xem toàn bộ đánh giá tác động môi trường. Có vấn đề gì tại thời điểm đó chưa đánh giá chặt chẽ, nhận chìm thì lần này được xem xét toàn diện, khoa học bài bản hơn”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Quan điểm của Chính phủ, bộ TN&MT không đánh đổi môi trường. Nhưng, trung tâm nhiệt điện đã quy hoạch từ năm 2007, môi trường cũng phải hài hoà với phát triển, để bảo đảm thực hiện quy hoạch bền vững. Bộ TN&MT dựa trên pháp luật, các cơ sở khoa học xác đáng để tiến hành. Như vậy, giấy phép có mấy bước thực hiện nhận chìm. Đó là xem xét tác động môi trường từ năm 2014, thời điểm đó có tồn tại do quy định pháp lý năm 2005 về nhận chìm chưa chặt chẽ như hiện nay. Giấy phép phải bảo đảm khảo sát đánh giá toàn bộ hiện trạng môi trường biển.

Thực tế, chủ đầu tư dự án đó đã có báo cáo đầy đủ, qua cơ quan có năng lực như viện Tài nguyên Môi trường biển đã khảo sát. Tuy nhiên, dưới giác độ người dân, báo chí, các nhà khoa học quan ngại thì chúng tôi thấy có trách nhiệm kiểm chứng lại. Ngay trong giấy phép cấp phép cho nhận chìm đã ghi viện Hải dương học Nha Trang, đơn vị thuộc viện Hàn lâm, là cơ quan độc lập đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá các tác động của quá trình nạo vét, nhận chìm.

Đến nay, viện Hải dương học Nha Trang đã thực hiện xong khảo sát, công bố hoàn toàn trên cổng thông tin điện tử. Chúng tôi đã đối chứng, kiểm chứng lại số liệu của doanh nghiệp, thời điểm thực hiện vào năm 2012. Tôi cho rằng thời điểm đó với hiện trạng bây giờ có thể khác nhau. Do đó, tôi yêu cầu đánh giá lại toàn diện hiện trạng môi trường.

Viện Hải dương học báo cáo không có nghĩa là viện Hàn lâm Khoa học báo cáo, vì Chính phủ đã giao viện Hàn lâm Khoa học tập hợp các nhà khoa học đánh giá toàn diện. Viện Hải dương học mới báo cáo hiện trạng môi trường và hệ sinh thái, các cái khác có tiếp cận khác nhau. Các nhà khoa học viện Hàn lâm xem xét các mô hình vật chất, các mô hình toán, cơ lý hoá, xem xét, rà soát lại toàn bộ để xem các dự báo phân tích có chính xác không.

Còn bộ TN&MT tiếp cận vấn đề theo giác độ khác. Hiện có 22 nhà khoa học trong hội đồng, gồm các nhà khoa học đầu ngành các lĩnh vực, không nhà khoa học nào mạo danh cả”.

Nếu chậm theo hợp đồng kinh tế, bên có lỗi bị phạt 620.000 USD

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phân tích: “Nếu có mạo danh là về bên tư vấn, thuộc trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư và bên tư vấn, không phải trách nhiệm cơ quan quản lý. Hiện, viện Hàn lâm Khoa học đang làm đánh giá cơ sở khoa học toàn diện, bộ TN&MT đang triển khai đánh giá mô hình mô phỏng, dự báo đánh giá lan truyền mặt tầng đáy, chiều gió thuỷ triều nếu nhận chìm… Chúng tôi đã xác lập hệ thống qua viện Hải dương học, quan trắc các tầng nước, các vị trí. Như vậy, hiện nay, giả sử có hoạt động diễn ra, chúng tôi có thể đánh giá được tác động ngay từ hoạt động đầu tiên…

Quan điểm Chính phủ là phải lấy môi trường trước hết, hoạt động phát triển kinh tế và môi trường phải hài hòa. Ta đang đứng trước vấn đề bức xúc hiện nay là tiến độ dự án đáp ứng cân bằng năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Theo dự báo từ năm 2018 trở đi, phía Nam thiếu năng lượng. Thứ hai là hợp đồng kinh tế, nếu chậm trễ mỗi ngày theo tính toán, bên có lỗi bị phạt 620.000 USD, đặt ra nhiệm vụ cho EVN, bộ Công Thương phải lựa chọn phương án nào tốt nhất.

Tuy nhiên, viện Hàn lâm vẫn phải đánh giá thực trạng. Về lâu dài, nhu cầu nhận chìm, nhu cầu duy tu bảo dưỡng cả trung tâm này là lớn. Thực tế qua kinh nghiệm thế giới, đây là phương án có thể chấp nhận, khả thi, bên cạnh phương án dùng tài nguyên phục vụ lấn biển, phòng chống sạt lở. Nhưng các việc đó phải bài bản để bảo đảm về kinh tế nhưng không ảnh hưởng môi trường. Viện Hải dương học Nha Trang tiếp tục đặt vấn đề với viện Hàn lâm giúp xác định cơ sở khoa học bảo đảm quy hoạch tính toán lâu dài 70 năm".

Đỗ Thơm

Vụ nhận chìm bùn thải: Phó Thủ tướng chỉ đạo đánh giá toàn diện DA

Thứ 4, 26/07/2017 | 18:45
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7732/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc nhận chìm vật, chất của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Vụ nhận chìm bùn thải: Xử lý hình sự để tránh kịch bản lặp lại

Thứ 4, 26/07/2017 | 08:00
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, việc nhận chìm cả triệu m3 chất thải, mạo danh nhà khoa học là việc làm vô trách nhiệm, phi pháp, cần phải xử lý thật nghiêm. Nếu cần thiết thì xử lý hình sự.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền tại Quảng Yên

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:07
Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, vừa tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền xảy ra trên luồng sông Chanh vào rạng sáng 25/4.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Phân luồng giao thông ra/vào Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:26
Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực, tuyến đường ra, vào của Thủ đô.

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.