Chuyên gia Mỹ:

Chuyên gia Mỹ: "Nga chỉ giỏi đánh ở Syria chứ không thể thắng NATO"

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 28/12/2020 | 11:00
0
Những lo ngại về việc Nga có thể “xâm lược” bất kỳ quốc gia NATO nào là điều vô căn cứ, vì một khi chiến tranh nổ ra, kết quả là chiến thắng dành cho NATO.
Tiêu điểm - Chuyên gia Mỹ: 'Nga chỉ giỏi đánh ở Syria chứ không thể thắng NATO'

Hoạt động của Nga ở Syria duy trì với cường độ thấp.

Nga chưa đủ sức thắng NATO

Trong một báo cáo mới do Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ đăng tải, Đại tá Lục quân Mỹ nghỉ hưu Robert E. Hamilton đã nhận định về hiệu quả của chiến dịch Nga ở Syria.

Tác giả lưu ý rằng sự can thiệp quân sự của Nga vào cuộc xung đột Trung Đông đã trở thành một bước ngoặt đối với cả Điện Kremlin nói riêng và thế giới nói chung. Lần đầu tiên trong lịch sử hậu Xô Viết, Nga sử dụng sức mạnh ở bên ngoài Liên Xô cũ.

Mặc dù quyết định này đã giúp đảo ngược cán cân cuộc chiến, duy trì quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad, chuyên gia quân sự Mỹ đã nhấn mạnh những hạn chế trong các hành động của Nga.

“Moscow không mong muốn hỗ trợ chính quyền Assad giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Syria. Nga cũng không có phương tiện và mục tiêu tái thiết đất nước sau khi chiến tranh kết thúc”, tờ Reporter dẫn lời Hamilton.

Báo cáo nhấn mạnh, Moscow "đã cho thấy khả năng thích ứng và linh hoạt ấn tượng” ở chiến trường Syria. Phân tích hoạt động quân sự của Nga ở Syria, chuyên gia quân sự Mỹ nhấn mạnh một số đặc điểm, trong đó lưu ý số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng triển khai tương đối thấp.

Số lượng ít như vậy đòi hỏi cường độ hoạt động cao của máy móc, nhưng về cơ bản Nga đã quản lý tốt mà không gặp bất kỳ vấn đề kỹ thuật đáng chú ý nào.

Nhiệm vụ của hải quân cũng ở mức hạn chế, chủ yếu cho mục đích cung cấp, cũng như thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu đặc biệt quan trọng.

Nhìn vào hoạt động ở Syria, tác giả lưu ý rằng Nga về cơ bản có thể dàn xếp tốt một cuộc xung đột kéo dài với cường độ thấp. Nhưng điều này hoàn toàn trái ngược với học thuyết của phương Tây vốn tìm cách đạt được chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.

Từ điều này, theo nhà nghiên cứu Mỹ, những lo ngại về việc Nga có thể “xâm lược” bất kỳ quốc gia NATO nào là điều vô căn cứ, vì một khi chiến tranh nổ ra, kết quả là chiến thắng dành cho liên minh và thất bại cho Nga. Hơn nữa, Moscow rõ ràng không hề tìm cách thách thức trực tiếp NATO.

Chỉ có ở các khu vực ngoại vi, bao gồm Đông Địa Trung Hải, Nga mới có thể cạnh tranh tốt với phương Tây. Đây cũng là lý do tại sao Nga đến Syria, nơi họ thể hiện thành công đáng chú ý.

Đòn bẩy

Tiêu điểm - Chuyên gia Mỹ: 'Nga chỉ giỏi đánh ở Syria chứ không thể thắng NATO' (Hình 2).

Lợi ích mà Nga gặt hái ở Syria đến từ nhiều lĩnh vực.

Bất chấp những khó khăn trong nước, giới phân tích nhận định Nga vẫn tăng dần ảnh hưởng ở Syria, Libya và Đông Địa Trung Hải trong vài tháng qua. Động thái này đã được thúc đẩy một phần bởi những diễn biến gần đây, đặc biệt là sự mở rộng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, điều này cũng được xây dựng dựa trên nền tảng vị thế hiện có của Moscow ở Syria và nhiều năm âm thầm mở rộng ảnh hưởng ở Libya. Mục đích lâu dài của Điện Kremlin là chống lại sự bao vây của phương Tây bằng cách củng cố hiện diện chính trị và quân sự ở sườn phía Nam của NATO.

Theo chuyên gia Anna Borshchevskaya từ Viện Washington, kể từ khi bắt đầu sự can thiệp của quân đội vào năm 2015, Nga đã giành được quyền kiểm soát không phận Syria bằng cách thiết lập chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), sử dụng tên lửa đất đối không S-400, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tên lửa hành trình chống hạm và thiết bị tác chiến điện tử.

Thời gian gần đây, hạm đội Địa Trung Hải của Nga cũng tăng cường sức mạnh khi bổ sung một số tàu chiến đến khu vực, bao gồm tàu ​​tuần dương tên lửa Moskva – được NATO gọi là sát thủ diệt tàu - đến hội tụ với ít nhất mười tàu được trang bị tên lửa Kalibr uy lực khác.

Không những vậy, Moscow cũng đang rục rịch thành lập thêm căn cứ không quân mới ở tỉnh Raqqa, quản lý cùng với quân đội Syria. Căn cứ này có khả năng giúp Nga đẩy lùi sự bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ gần đó, tăng vị thế của chính mình hơn nữa.

Thành trì Idlib là trở ngại cuối cùng trong cuộc chiến Syria. Thười gian qua, Moscow đã gửi khoảng một chục máy bay chiến đấu MiG-29 tiên tiến tới căn cứ Hmeimim để tiếp ứng cho quân đội Syria.

Chính phủ Nga cũng coi hoạt động ở Syria là cơ hội để thử nghiệm và quảng bá vũ khí (điều mà các nhà xuất khẩu vũ khí lớn khác như Mỹ và Israel cũng đã làm trong khu vực). Vào năm 2017, bộ Quốc phòng Nga cho biết, khoảng 600 vũ khí mới đã được thử nghiệm trong các hoạt động quân sự ở Syria.

Chiến tranh Syria cũng đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh với các hợp đồng dầu khí giữa Nga với Damascus. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có một vài công ty tham gia vào cuộc chơi vì không có cơ hội kinh tế và thương mại lớn nào cho hoạt động kinh doanh của Nga ở Syria, nơi có trữ lượng dầu và khí đốt khiêm tốn hơn nhiều so với Iraq.

Trong khi các cơ hội kinh tế ở Syria không có nhiều ý nghĩa đối với nền kinh tế Nga, đòn bẩy chính trị mà Nga có được khi can thiệp vào Syria đã mở ra cánh cửa để tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khác trong khu vực.

 

Mỹ "ngán ngẩm" Nga, nhưng "điểm yếu chí tử" Nga lại nằm trong tay Thổ?

Chủ nhật, 27/12/2020 | 08:00
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm hiểu được rằng, tái hợp với Mỹ sẽ mang lại lợi ích lớn, bất chấp việc họ sẽ phải làm mất lòng người bạn Nga.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.