H&M, Nike, Zara, Uniqlo bị tố bán quần áo trẻ em có chứa chất độc hại

H&M, Nike, Zara, Uniqlo bị tố bán quần áo trẻ em có chứa chất độc hại

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 03/06/2021 | 13:15
0
Các sản phẩm của H&M, Nike, Zara và Uniqlo được cảnh báo có chứa thuốc nhuộm hoặc các chất độc hại khác khiến trẻ em có nguy cơ nuốt phải hoặc hấp thụ qua da.
Tiêu dùng & Dư luận - H&M, Nike, Zara, Uniqlo bị tố bán quần áo trẻ em có chứa chất độc hại

H&M vừa đóng cửa cửa hàng lớn ở Thượng Hải.

Giữa bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay các nhãn hiệu quần áo phương Tây, hải quan nước này vừa cáo buộc một loạt các ông lớn thời trang bao gồm H&M, Nike và Zara - bán quần áo trẻ em không đạt tiêu chuẩn, gây nguy hại cho sức khỏe.

H&M, Nike và Zara dính đòn sau tẩy chay

Trong một thông báo chính thức, Tổng cục Hải quan Trung Quốc liệt kê 81 lô sản phẩm quần áo trẻ em nhập khẩu có rủi ro về chất lượng và an toàn được phát hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, với các mặt hàng may mặc, đồ chơi, bàn chải đánh răng, giày dép và bình sữa trẻ em.

Cơ quan này cho biết, khoảng 9 lô váy trẻ em gái bằng vải cotton dệt của H&M có chứa thuốc nhuộm hoặc các chất độc hại khác khiến trẻ em có nguy cơ nuốt phải hoặc hấp thụ qua da. Theo thông báo, nguy cơ tương tự cũng được xác định ở đồ ngủ trẻ em và quần đùi trẻ em dệt kim từ Zara và áo phông dành cho bé trai dệt kim cotton của Nike.

Ngoài ra, đồ ngủ bé trai dệt kim cotton của thương hiệu Mỹ GAP và áo phông bé gái từ GU, một nhà bán lẻ thuộc Uniqlo Nhật Bản cũng có tên trong danh sách.

Cảnh báo được đưa ra vào dịp Tết Thiếu nhi 1/6 ở Trung Quốc, kêu gọi khách hàng trong nước nên thận trọng khi mua hàng hóa nhập khẩu dành cho trẻ em.

Thông báo trên là đòn giáng mới nhất đối với các thương hiệu quần áo nước ngoài, vốn đang chịu áp lực nghiêm trọng từ việc người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay kể từ cuối tháng 3 sau khi các thương hiệu này có những phát ngôn về bông Tân Cương.

Tuyên bố từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, thúc đẩy nhiều người dùng internet một lần nữa chuyển sang mua các thương hiệu nội địa như Li-Ning và Anta.

“Việc chỉ tên công khai là tốt, như vậy mọi người sẽ có ấn tượng xấu về những gì các thương hiệu nước ngoài đó đã làm”, Wei Qian, một nhân viên IT 30 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết.

Là cha của một cậu bé 2 tuổi, Wei nhấn mạnh: “Đối với tôi, các thương hiệu như Nike, Adidas, H&M và Uniqlo không còn tồn tại nữa. Tôi đã dần dần tăng tỷ lệ sản phẩm nội địa trong giỏ hàng của mình ngay cả trước khi làn sóng tẩy chay diễn ra”.

Đánh bật thương hiệu quốc tế

Tiêu dùng & Dư luận - H&M, Nike, Zara, Uniqlo bị tố bán quần áo trẻ em có chứa chất độc hại (Hình 2).

H&M và Zara từng bị Trung Quốc nhiều lần cảnh báo về tiêu chuẩn an toàn.

Các sản phẩm của H&M đã biến mất khỏi các trang thương mại điện tử chính của Trung Quốc như JD.com, Taobao và Pinduoduo, trong khi nhiều người nổi tiếng Trung Quốc đã ngừng hợp đồng quảng cáo với công ty Thụy Điển.

Sau phản ứng dữ dội ban đầu, H&M đã đóng cửa một trong những cửa hàng lớn nhất ở Thượng Hải vào ngày 13/5. Động thái được thực hiện sau khi Inditex, công ty mẹ của Zara, thông báo vào đầu năm nay rằng họ sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng Bershka, Pull & Bear và Stradivarius ở Trung Quốc trong năm nay và GAP được cho là đang cân nhắc việc bán cơ sở ở Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên H&M và Zara bị nhắm vào cảnh báo an toàn kiểu này. Trong một thông báo tương tự vào ngày 30/5/2020, hải quan Trung Quốc cáo buộc hai thương hiệu nhập khẩu các sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cho trẻ em, dựa trên một cuộc điều tra từ tháng 1 đến tháng 5 năm ngoái.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nike, GU và GAP bị đưa vào danh sách tương tự. Cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết họ đã tịch thu, tiêu hủy hoặc trả lại các sản phẩm không tuân thủ theo quy định.

Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 12,15 tỷ USD, giảm 16,6% so với một năm trước đó, trong khi xuất khẩu quần áo là 11,12 tỷ USD, tăng 65,2%. Nhập khẩu hàng may mặc và phụ kiện lên tới 862 triệu USD, tăng 64%, theo dữ liệu hải quan.

“Trong tương lai, các thương hiệu trong nước sẽ chiếm thị phần nhiều hơn so với các thương hiệu quốc tế trên thị trường cao cấp thông qua việc nâng cấp sản phẩm… hoặc phát triển các thương hiệu mới nhằm thống lĩnh trị trường nội địa”, các nhà phân tích tại Sinolink Securities nhận định, cho rằng tranh cãi bông Tân Cương bùng phát vào tháng 3 đã thúc đẩy quá trình này một cách hiệu quả.

Adidas, Nike “vỡ trận” tại Trung Quốc, nhãn hàng nội địa “ngư ông đắc lợi”

Thứ 6, 07/05/2021 | 15:21
Adidas và Nike giờ mới thấm thía làn sóng tẩy chay đồng lòng của người Trung Quốc, khi doanh số của hai hãng sụt giảm tệ hại trong tháng 4 vừa qua.

"1 chọi 1 tỷ": Cuộc chiến không cân sức giữa H&M và Trung Quốc

Thứ 7, 03/04/2021 | 17:18
Với thị trường béo bở hơn 1 tỷ dân, dù là thương hiệu quốc tế đình đám nhưng H&M cũng phải chịu xuống nước bằng việc "sửa lại bản đồ" theo ý muốn của Trung Quốc.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

“Bất ngờ” với hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, người dân di chuyển bằng máy bay khá đông, nhưng tại sân bay Tân Sơn Nhất lại thông thoáng.

Tỉ lệ đặt phòng khách sạn khả quan dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Theo ghi nhận, đến nay, nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có lượng khách đặt khá khả quan.

Hiện tượng tiệm vàng đóng cửa, tăng cường quản lý minh bạch kinh doanh

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:15
Nhiều tiệm vàng đóng cửa, thậm chí dừng hoạt động vì lo ngại đợt kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, cũng như biến động thị trường.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.