Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột

Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột

Thứ 3, 14/02/2023 | 16:49
0
Mọi kết quả mới đạt được cho Ukraine có nghĩa là thời gian giành chiến thắng trước Nga sẽ ngắn hơn, Tổng thống Zelensky cho biết.

Cả Ukraine và Nga đều báo cáo giao tranh ác liệt ở khu vực xung quanh Bakhmut thuộc vùng Donetsk hôm 13/2, nhưng với các chi tiết chính xác khác nhau giữa các bên.

Quân đội Ukraine báo cáo các cuộc pháo kích dữ dội dọc theo chiến tuyến và cho biết rằng 16 khu định cư gần Bakhmut đã bị bắn phá. Họ cũng tuyên bố đã đẩy lùi một số cuộc tấn công gần thành phố này.

Quân đội Nga cho biết họ đã tiến được 2 km (1,2 dặm) về phía Tây trong 4 ngày, nhưng không nói chính xác phần nào của chiến tuyến kéo dài ở Ukraine đã di chuyển.

Quân đội Ukraine hôm 13/2 cũng đã cấm các nhân viên cứu trợ và dân thường vào Bakhmut, nơi được cho là nguy hiểm khi các lực lượng Nga đang siết chặt vòng vây quanh đó. Động thái này nói lên rằng đây có thể là khúc dạo đầu cho việc Ukraine rút quân khỏi Bakhmut và là lợi ích chiến thuật lớn nhất cho Nga kể từ tháng 7 năm ngoái.

Nga đang hy vọng giành được một chiến thắng mới trong tuần này - trước thềm mốc kỷ niệm 1 năm xung đột (24/2) - bằng cách giành quyền kiểm soát Bakhmut, một thành phố ở Donetsk, lấy đó làm bàn đạp để chinh phục các khu vực tiếp theo.

Thế giới - Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột

Một chiếc xe bọc thép Ukraine ẩn mình giữa những tán cây ở Bakhmut, vùng Donetsk, tháng 2/2023. Ảnh: WSJ

Xung đột ở Ukraine dường như đang bắt đầu một giai đoạn mới. Một số nhà quan sát cho rằng Nga đã bắt đầu nỗ lực mới nhất của mình, với các cuộc tấn công tên lửa báo hiệu sự bắt đầu.

Số khác lại cho rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến vẫn còn ít nhất vài tuần nữa; họ lập luận rằng thời điểm có nhiều khả năng hơn để một trong hai bên phát động một cuộc tấn công toàn diện là vào mùa xuân này, sau khi thời tiết ấm lên và mùa bùn lầy đã kết thúc.

Mục tiêu của Điện Kremlin là giành toàn quyền kiểm soát vùng công nghiệp Donbass, do Donetsk và Lugansk hợp thành, thông qua lợi thế về quân số so với các lực lượng Ukraine.

“Tình hình sẽ đặc biệt khó khăn khi các vị có 50 người và họ có tới 300 người”, một người lính Ukraine bị thương tên là Pavlo nói với phóng viên của tờ New York Times.

Để chuẩn bị cho cuộc tấn công sắp tới, Ukraine đã rút một số binh sĩ khỏi tiền tuyến và gửi họ tới Đức, Anh và Ba Lan. Ở đó, họ được huấn luyện trong các đơn vị mới và học cách sử dụng xe tăng, ống pháo và các thiết bị khác mà phương Tây mới cung cấp.

Câu hỏi ngoại giao lớn tiếp theo là liệu các đồng minh của Ukraine có gửi máy bay chiến đấu, như F-16 của Mỹ hay không. Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói “Không” với ý tưởng này.

Nga từng nói rằng việc phương Tây cung cấp bất kỳ máy bay chiến đấu nào cho Kiev sẽ khiến các nước NATO trở thành các bên tham gia “trực tiếp” vào cuộc xung đột.

Nhưng ngay cả khi các máy bay phản lực được chuyển giao cho Ukraine, chúng sẽ không sớm hữu ích cho họ trong cuộc xung đột hiện tại vì huấn luyện sử dụng F-16 là một quy trình phức tạp và tốn thời gian hơn so với huấn luyện điều khiển xe tăng.

Thế giới - Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột (Hình 2).

Biểu đồ cho thấy hiện diện quân sự của Nga ở Ukraine, tính đến 12/2/2023. Đồ họa: DW

Trong khi đó, những chiếc xe tăng phương Tây được kỳ vọng có khả năng giúp Ukraine đạt được mục tiêu trung hạn lớn nhất: Phá vỡ cây cầu đường bộ mà Nga đã thiết lập giữa lãnh thổ mà quân đội của họ đang kiểm soát ở phía Đông, bao gồm Donbass, và ở phía Nam, trên Bán đảo Crimea.

Làm như vậy sẽ có ý nghĩa quan trọng mang tính biểu tượng đối với Ukraine và sẽ khiến Nga tốn kém hơn trong việc tiếp tế cho quân đội ở cả 2 khu vực.

Trên cây cầu đường bộ này là nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, nơi Ukraine muốn giành lại trong khi Nga muốn duy trì quyền kiểm soát.

Trong báo cáo tình báo hàng ngày hôm 13/2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết có bằng chứng về việc Nga củng cố các công sự phòng thủ ở mặt trận phía Nam, đặc biệt là xung quanh Zaporizhzhia.

Binh sĩ Ukraine tiếp nhận huấn luyện điều khiển xe tăng Đức

Để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột với Nga, quân đội Ukraine đã được huấn luyện ở Ba Lan trên xe tăng Leopard 2, chỉ vài tuần sau khi Berlin bật đèn xanh cho xe tăng do Đức sản xuất được gửi tới Ukraine.

Hôm 13/2, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã tham dự buổi giới thiệu huấn luyện tại Căn cứ quân sự Swietoszow ở miền Tây Ba Lan, nơi các giảng viên người Ba Lan, Na Uy và Canada đang làm việc với các binh sĩ Ukraine.

Theo huấn luyện viên người Ba Lan Krzysztof Sieradzki, khóa huấn luyện thường kéo dài 2 tháng, nhưng để kịp ứng phó với diễn biến mới trên chiến trường, 105 binh sĩ Ukraine sẽ hoàn thành khóa học chỉ trong 1 tháng.

Thế giới - Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột (Hình 3).

Các binh sĩ Ba Lan và Ukraine trên xe tăng Leopard 2 A4 trong quá trình huấn luyện tại căn cứ quân sự Świętoszów, miền Tây Ba Lan, ngày 13/2/2023. Ảnh: Getty Images

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục “cuộc chạy marathon ngoại giao” hôm 13/2, bằng cách điện đàm với Tổng thống các nước Na Uy, Cộng hòa Síp và Philippines trong nỗ lực tăng cường hỗ trợ quốc tế cho Kiev.

Trong bài phát biểu hàng đêm của mình, ông nói: “Bây giờ, hơn bao giờ hết, có vẻ như các mục tiêu châu Âu của Ukraine đang trở thành hiện thực. Cuối cùng, có nhiều thành tựu thực tế hơn là các tuyên bố chính trị. Trong nhiều thập kỷ, Ukraine và Liên minh châu Âu đã hướng tới điều này”.

Ông Zelensky cũng ca ngợi những người lính bảo vệ khu vực Luhansk và khu vực Donetsk, đồng thời nói thêm “Hãy nhớ rằng: mọi kết quả mới đạt được cho Ukraine có nghĩa là thời gian giành chiến thắng sẽ ngắn hơn”.

Nga bác cáo buộc âm mưu gây bất ổn Moldova

Nga hôm 14/2 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Moldova rằng Moscow đang âm mưu gây bất ổn cho nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Trước đó, Tổng thống Moldova, Maia Sandu, hôm 13/2 đã phàn nàn rằng Nga đang lên kế hoạch sử dụng những kẻ phá hoại nước ngoài để hạ bệ ban lãnh đạo đất nước nhỏ bé của bà, ngăn nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và sử dụng nó trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

“Những tuyên bố như vậy là hoàn toàn vô căn cứ”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.

Nga cáo buộc Ukraine gây căng thẳng giữa Nga và Moldova, nói rằng Kiev đang cố lôi kéo Moldova “vào một cuộc đối đầu khó khăn với Nga”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho biết nước ông đã phát hiện ra một kế hoạch tình báo của Nga “để hủy diệt Moldova”.

Vài ngày sau, chính phủ Moldova sụp đổ, với việc bà Natalia Gavrilita bất ngờ tuyên bố từ chức Thủ tướng.

Quốc gia 2,6 triệu dân, nghèo nhất châu Âu, nằm giữa Ukraine và Romania và đã chịu áp lực nặng nề kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Tổng thống Sandu đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về ý định của Nga và về sự hiện diện của quân đội Nga ở khu vực ly khai Transdniestria.

Thế giới - Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột (Hình 4).

Hệ thống SAM Tor-M2U của Nga tác chiến trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh đăng trên kênh Telegram của RT ngày 13/2/2023

Hà Lan hộ tống máy bay Nga ra khỏi không phận Ba Lan

Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày 13/2 rằng 2 máy bay chiến đấu F-35 của họ đã chặn đội hình gồm 3 máy bay quân sự Nga trên bầu trời Ba Lan và hộ tống những máy bay này ra khỏi đó.

“Những chiếc máy bay này khi đó đã tiếp cận khu vực thuộc trách nhiệm của NATO ở Ba Lan từ hướng Kaliningrad”, theo bản dịch của Reuters về tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hà Lan.

Kaliningrad là một lãnh thổ hải ngoại của Nga ở ven biển Baltic, nằm giữa 2 thành viên NATO và EU là Ba Lan và Litva.

“Sau khi nhận dạng, đó là 3 máy bay: Một chiếc IL-20M Coot-A của Nga được hộ tống bởi 2 chiếc Su-27 Flanker. Những chiếc F-35 của Hà Lan đã hộ tống bộ 3 này từ xa và bàn giao công việc cho các đối tác NATO”.

Il-20M Coot-A là định danh của NATO cho máy bay trinh sát Ilyushin Il-20M của Nga, trong khi Su-27 Flanker là định danh của NATO cho máy bay chiến đấu Sukhoi Su-28.

Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết 8 chiếc F-35 của Hà Lan đang đồn trú tại Ba Lan trong tháng 2 và tháng 3.

Thế giới - Nga, Ukraine chuẩn bị cho “giai đoạn tiếp theo” của xung đột (Hình 5).

Lính Ukraine trong một xe bọc thép chở quân ở Bakhmut, vùng Donetsk, tháng 2/2023. Ảnh: NY Times

Litva tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Litva thông báo về việc chuyển giao 36 khẩu súng phòng không Bofors L-70 và đạn dược cho Ukraine. Các loại vũ khí này sẽ giúp Kiev bảo vệ lãnh thổ của mình trong bối cảnh Nga tiếp tục gây hấn trên không.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anusauskas, Vilnius đã huấn luyện 15 binh sĩ Ukraine sử dụng hệ thống phòng không này.

“Họ sẽ đào tạo nhiều binh sĩ Ukraine khác hơn nữa sau khi họ trở về nước”, ông Anusauskas cho biết, đồng thời lưu ý rằng Litva có kế hoạch huấn luyện khoảng 1.600 binh sĩ Ukraine trong năm nay để chống lại các cuộc tấn công trên bộ của Nga.

Litva vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Vào tháng 9 năm ngoái, quốc gia Baltic đã chuyển giao 50 xe bọc thép chở quân M113 cho Ukraine để cung cấp cho binh sĩ của Kiev khả năng cơ động và khả năng sống sót được cải thiện.

Ông Anusauskas nhấn mạnh rằng đất nước ông sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh của mình “bằng tất cả các phương tiện có thể khác miễn là cần thiết”.

Pháo phòng không tự động L-70 40 mm mà nước này gửi tới Kiev có thể phá hủy các phương tiện trên không của đối phương ở cự ly lên tới 5 km (3,1 dặm).

Các hệ thống này cũng được cho là sẽ giúp Ukraine chống lại các máy bay không người lái (drone) mà Moscow đang sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này.

Minh Đức (Theo NY Times, Euronews, Reuters, Defense Post)

Thế bế tắc ở Ukraine sẽ không kéo dài, Nga đẩy chiến tuyến về phía Tây

Thứ 2, 13/02/2023 | 16:40
Trong khi xuất hiện báo cáo gây chấn động về thương vong ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã “tiến sâu hơn vài km vào tuyến phòng thủ của đối phương”.

Tân Thủ tướng Moldova cam kết khôi phục “trật tự và kỷ luật”

Thứ 7, 11/02/2023 | 10:34
Quốc gia 2,6 triệu dân, nghèo nhất châu Âu, nằm giữa Ukraine và Romania, đã chịu áp lực nặng nề kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Nga bắt đầu “cuộc tấn công lớn”, Ukraine tìm kiếm “đôi cánh vì tự do”

Thứ 5, 09/02/2023 | 13:57
Quân Nga đã “giành lại thế chủ động” bằng cách phát động một cuộc tấn công mới, trong khi phương Tây có thể không đáp ứng được nhu cầu quân sự cấp bách của Ukraine.

Xe tăng phương Tây và đàm phán hòa bình cho Nga-Ukraine trong 24 giờ

Thứ 6, 27/01/2023 | 16:57
Xung đột đang nhích dần đến mốc 12 tháng. Trong khi hỗ trợ quân sự tiếp tục đổ về Ukraine, Nga có thể sẽ không ngồi yên.

Phương Tây đã đổ bao nhiêu tiền của vào Ukraine?

Thứ 5, 29/12/2022 | 09:25
Viện trợ, bao gồm thông tin tình báo và các khí tài hiện đại, cho phép Ukraine chống lại "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga theo những cách ít ai ngờ tới.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.