Ngân hàng ứ vốn, doanh nghiệp “thoi thóp” chờ

Ngân hàng ứ vốn, doanh nghiệp “thoi thóp” chờ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Dù ngân hàng hạ lãi suất cho vay xuống 1314% nhưng nhiều doanh nghiệp chưa trả được nợ cũ nên khó tiếp cận nguồn vốn mới.

Mức lãi suất cho vay áp dụng xuống còn 13-14% (11/6), nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn "tính cực" này. Mức lãi suất này chỉ áp dụng cho khoản vay ngắn hạn, trong khi đó các doanh nghiệp cần là một khoản vay dài hạn. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp còn "ôm" những khoản nợ vay với lãi suất lên tới 17-18%, thậm chí 20%, dù lãi suất đã giảm về đáy nhưng cũng không thể xoay đâu ra vốn để đảo nợ cũ nói chi là vay mới.

Bất động sản - Ngân hàng ứ vốn, doanh nghiệp “thoi thóp” chờ

Lãi suất giảm về 13% nhưng nhiều doanh nghiệp nợ cũ chưa trả thì đừng mong vay mới (ảnh minh họa).

Chỉ là liệu pháp tinh thần

Phân tích về bài toán lãi suất sao cho hợp lý các doanh nghiệp vẫn có lãi mà các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn, TS. Nguyễn Trọng Tài, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng cho rằng: "Hạ lãi suất lúc này của các ngân hàng là hơi sớm, bởi hiện tại nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Hơn nữa, nguy cơ lạm phát cao. Việc hạ lãi suất này có thể dẫn đến hiệu ứng, người gửi sẽ không mặn mà với các khoản gửi tiết kiệm, hay gọi chính xác là hiện tượng thoái lui tiết kiệm. Dòng vốn tiết kiệm này có thể chảy sang các kênh đầu tư khác như ngoại tệ, bất động sản, vàng... Các doanh nghiệp cũng không nên chỉ trông chờ vào tín dụng, bởi tín dụng không thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà phải là sự tổng hòa của tất cả các kênh khác".

Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp đói vốn trầm trọng có nguy cơ phá sản nhưng để tiếp cận nguồn vốn thì không phải là đơn giản. Ông Lưu Huy Hà, chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Hà cho biết: "Nhiều ngân hàng lãi suất huy động đã giảm xuống 9%, trong khi đó mức lãi suất cho vay vẫn rất cao, có giảm cũng chỉ một ít doanh nghiệp tiếp cận được song vẫn ở mức cao 16-17%. Phía ngân hàng nói đưa ra chính sách hạ lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp. Thực tế nhiều ngân hàng lại lợi dụng lãi suất dài hạn cao để ép giá người vay. Còn vay ngắn hạn lãi suất có thấp 13% cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, trong khi đó doanh nghiệp cần vay dài hạn thì lãi suất lại cao".

"Trong những lúc doanh nghiệp rất khó khăn, phía ngân hàng không hề chia sẻ. Họ không cần biết các doanh nghiệp làm ăn ra sao, cứ lãi suất bao nhiêu cộng vào. Ngay cả việc phía ngân hàng bây giờ đưa ra gói nọ gói kia thì cũng quá muộn, doanh nghiệp nào "chết" đã "chết hẳn" rồi. Hơn nữa, điều kiện để vay ngân hàng rất khó khăn, không hề đơn giản nếu không muốn nói là "đánh đố" trong thời điểm hiện nay. Đối với doanh nghiệp mức 12%/năm là hợp lý, bởi không chỉ để các doanh nghiệp tồn tại mà còn để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới", ông Hà kiến nghị.

Giảm lãi suất để cứu doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản là điều vô cùng cần thiết để vực dậy nền kinh tế, song không phải doanh nghiệp nào cũng cứu.

Về vấn đề này TS.Hà cho rằng: "Chúng ta cần phải phân hạng doanh nghiệp trước khi cứu. Tuy nhiên cũng không nên lấy tín dụng làm kênh chủ đạo để giải cứu doanh nghiệp. Nếu dùng tín dụng để cứu thì "đòn bảy nợ" sẽ cao nên phải hết sức thận trọng. Những doanh nghiệp "đầu tàu" có thể vực nền kinh tế thì hỗ trợ "bồi bổ" thật mạnh. Còn những doanh nghiệp vẫn có khả năng vực dậy thì cần giúp đỡ song cũng phải cân nhắc cẩn thận. Những doanh nghiệp quá yếu kém thì dứt khoát không được cứu buộc các doanh nghiệp này phải sáp nhập hoặc giải thể. Dù thế nào đi nữa hỗ chợ tín dụng chỉ giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định hơn thôi chứ không phải là liệu pháp duy nhất".

Nhận định tình hình thực tế về mức giảm lãi suất cho vay từ phía ngân hàng, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Dù phía ngân hàng liên tục giảm lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó hoạt động được với lãi suất 13%. Có một thực tế ai cũng biết, tuy hạ lãi suất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đi vay được với lãi suất như vậy. Tôi cho rằng ngân hàng chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, điều này rất nguy hiểm đối với sự phát triển của kinh tế đất nước".

Ngân hàng thừa, doanh nghiệp đói vốn

Thực tế, nhiều ngân hàng lớn thừa nhận rằng họ đang "ứ vốn", tuy nhiên nhiều tiền không có nghĩa cho vay một cách ồ ạt. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi thừa tiền nhưng không dễ giải ngân. Bởi vì những năm qua nhiều ngân hàng phải lĩnh hậu quả nợ xấu, đây là bài học không thể quên mà các ngân hàng đang phải gánh chịu. Chính vì vậy, phía ngân hàng dường như thờ ơ trước việc doanh nghiệp đói vốn cũng là điều dễ hiểu nếu như họ không đảm bảo khả năng chi trả nợ.

Lý giải về việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn, nhiều ngân hàng cho rằng chính doanh nghiệp đang tự làm khó mình. Hầu hết các ngân hàng cho biết họ đang chịu một áp lực lớn khi dư tiền. Vì thế, không có ai dại gì có vốn mà không cho vay. Và cũng không ai muốn cho vay lãi suất cao vì các ngân hàng cũng cạnh tranh nhau.

Hơn nữa, nếu tiếp tục huy động cao để cho vay cao để mong lợi nhuận lớn chỉ là cách đếm cua trong lỗ và sẽ phải trả giá với cái chết trong tương lai khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Vấn đề lớn nhất của ngân hàng là tìm được doanh nghiệp tốt để cho vay. Bởi vì, đẩy mạnh cho vay nhưng không có nghĩa là giảm chất lượng. Thậm chí, đây phải là một quá trình sàng lọc khách hàng. Đơn giản, cho vay để doanh nghiệp tốt lên chứ không ai cho những doanh nghiệp sắp phá sản vay vì như thế ngân hàng cũng "chết" theo.

Ông Lê Đức Thọ, phó TGĐ Vietinbank cho rằng: "Lãi suất hiện hành không phải là cao có ngân hàng giảm về mức 12%/năm. Vay ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào phương án cụ thể của doanh nghiệp, phía ngân hàng tạo điều kiện hết mức cho phía doanh nghiệp vay. Tuy nhiên phía doanh nghiệp vay phải có tỉ lệ vốn nhất định, các phương án khả thi, quan trọng nhất là chất lượng dự án ra sao. Chứ không thể cho doanh nghiệp vay để thực hiện những dự án viển vông, phi thực tế. Phía ngân hàng cũng rất tích cực tháo gỡ khó khăn cùng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần phải có những phương án tích cực của riêng mình chứ không nên chỉ phuộ̀ thuộc vào lãi suất".

Lãnh đạo một ngân hàng cho rằng: "Những doanh nghiệp có thể vay được mức lãi suất 13% là rất ít. Hầu hết những doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này là những doanh nghiệp có khả năng trả được nợ cũ và vay được các khoản vốn mới. Doanh nghiệp đủ điều kiện vay thì trong thời gian vừa qua sản xuất, kinh doanh, nợ quá hạn ngân hàng nên muốn vay cũng không có ngân hàng nào dám cho vay. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể tiếp cận được khoản vay giá rẻ này".

Bất động sản - Ngân hàng ứ vốn, doanh nghiệp “thoi thóp” chờ (Hình 2).

Ông Bùi Kiến Thành

Bàn về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, một mặt ngân hàng không chấp nhận cho vay với lãi suất thấp vì bản thân ngân hàng huy động đầu vào với lãi suất cũng đã cao rồi, nên nếu cho vay với lãi suất thấp thì họ sẽ lỗ. Còn phía các doanh nghiệp thì hiện nay chúng ta chưa thực sự có dự án nào khả thi, cũng như không chứng minh được khả năng hoàn trả vốn, do đó ngân hàng không dám mạo hiểm cho những dự án này vay với lãi suất thấp được. Vì sự mạo hiểm đó nên họ chỉ chấp nhận cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao.

Lãi suất cao còn do chi phí "bôi trơn"

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành chỉ ra: "Thời gian qua, nhiều khảo sát thực tế cho thấy rằng, dù lãi suất có hạ nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân đằng sau điều này, ngân hàng thì cho rằng doanh nghiệp đang tự làm khó mình, nợ xấu lớn, nợ nần đầm đìa, hàng hóa thì không bán được... Trong khi đó phía doanh nghiệp lại cho rằng, ngân hàng đang cố tình làm khó họ, thậm chí có doanh nghiệp còn kêu rằng muốn vay được vốn phải mất chi phí "bôi trơn", mà nếu tính cả chi phí này thì lãi suất lên đến 17-18% chứ đừng mơ đến 13%".

Thiên Vũ


Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Cắm lại biển cảnh báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:22
Cơ quan chức năng đã cắm lại biển thông báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng trong quý II/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng của quý II/2024 nhờ nhu cầu thế giới tăng.