Ngang ngược: Kí COC nhưng chơi theo luật TQ trên Biển Đông

Ngang ngược: Kí COC nhưng chơi theo luật TQ trên Biển Đông

Chủ nhật, 18/08/2013 | 09:21
0
Một bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo hôm 16/8 gần như đã khẳng định dù Trung Quốc có đồng ý COC, hòa bình chưa chắc đã có ở Biển Đông nếu không theo luật chơi của TQ.
Hôm 14/8, tại Hua Hin (Thái Lan), các nước ASEAN đã có cuộc Hội nghị Ngoại trưởng khép kín để thống nhất những vấn đề về COC trước khi đăng đài đàm phán với Trung Quốc vào tháng 9 tới. Tuy không được sự ủng hộ của Campuchia, nhưng các quốc gia còn lại vẫn đồng lòng nhất trí, và tuyên bố dù thiếu Campuchia, ASEAN vẫn sẽ gặp Trung Quốc để nói về COC.
Có thể nói, với các nước ASEAN, COC là mục tiêu quan trọng nhất cần phải đạt được trong mọi nỗ lực đàm phán với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy nhiên, chưa lên bàn đàm phán, Trung Quốc đã tỏ rõ ý mình khi Ngoại trưởng Vương Nghị trả lời truyền thông nước này về COC. Ông Vương cho rằng: “Không nên vội vàng ký kết bất cứ thứ gì về Biển Đông,  bao gồm cả COC”.
Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định rằng: “Một số nước đang hy vọng dùng COC như một liều thuốc thần cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ và quyền hàng hải với Trung Quốc tại Biển Đông” và COC chỉ là “tính toán sai lầm” của một số quốc gia.
Tiêu điểm - Ngang ngược: Kí COC nhưng chơi theo luật TQ trên Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Trên tờ Nhân dân Nhật báo – tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ gọi COC là “cách tiếp cận sai lầm” và đổ tội rằng nó “gây ảnh hưởng tới tiến trình thảo luận vấn đề này một cách bình thường, gây ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực”.
Bài báo được đăng tải hôm 16/8 đã thể hiện quan điểm chụp mũ của Trung Quốc về Biển Đông, được thể hiện qua lời nói của Vương Nghị: “Trung Quốc và ASEAN đã thảo luận nhiều lần về COC, nhưng không đạt được thỏa thuận “do sự can thiệp từ một số bên nhất định” và cần phải “loại bỏ sự khác biệt”.
Ý của ông Vương được giới phân tích diễn giải cụm từ “một số bên nhất định” ở đây ám chỉ các quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất trước những hành động bành trướng của Trung Quốc.
Tác giả bài báo buộc tội Philippines “không chỉ thường xuyên có các hành động khiêu khích nhằm tăng cường sự hiện diện trong khu vực mà còn liên tục tìm cách đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề này”.
Một bài bình luận trên tờ Thời báo Hoàn Cầu (Globals Times) của Trung Quốc đã cảnh báo Manila rằng “một thỏa thuận song phương với Bắc Kinh sẽ tốt hơn là tìm sự giúp đỡ của quân đội Mỹ”.
Bài báo cũng đưa ra nhận định “Mỹ chưa bao giờ tuyên bố một cách rõ ràng sẽ hỗ trợ Philippines trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc” và “theo tư duy và chiến lược của Mỹ, Trung Quốc luôn có tầm quan trọng lớn hơn Philippines”.
Theo tờ Bưu điện Trung Hoa (The China Post), các quan chức Trung Quốc trước đó đã từ chối thảo luận về COC khi viện ra một lý do vô cùng "buồn cười" rằng "các quốc gia có liên quan đã không tuân thủ các nguyên tắc trong bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002”.
Trên thực tế, chính Trung Quốc mới là kẻ bị tố cáo nhiều nhất và mạnh mẽ nhất vì thường xuyên có những hành động không tuân thủ theo DOC.
Những gì truyền thông Trung Quốc rêu rao đã khẳng định rõ nước này không hề muốn đàm phán về COC và rất có thể ASEAN sẽ không đạt được gì, như cách mà Trung Quốc đã lẩn tránh COC suốt 11 năm nay.
Tiêu điểm - Ngang ngược: Kí COC nhưng chơi theo luật TQ trên Biển Đông (Hình 2).
Tàu chiến Trung Quốc dưới lớp vỏ tàu hải giám
Quay trở lại với bài báo của tờ Nhân dân Nhât báo, sau đầy rẫy các luận điểm vu cáo, đổ lỗi cho nước khác đã cho thấy một khả năng gần như chắc chắn, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục trì hoãn COC.
Việc trì hoãn này nhằm giúp Trung Quốc có thêm thời gian để thúc đẩy các hành vi xâm phạm chủ quyền láng giềng trên Biển Đông tiến tới hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp.
Bài báo này một lần nữa khẳng định, sở dĩ COC chưa đi đến đâu là vì “một số quốc gia" không đi theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, và rằng, dù cho COC có được ký kết chăng nữa, nhưng nếu các bên không tuân thủ luật chơi, thì cũng đừng mơ đến hòa bình, ổn định lâu dài ở Biển Đông.
Theo Đất Việt

Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ Dương

Thứ 7, 17/08/2013 | 19:28
Hải quân Trung Quốc tiếp tục có cử chỉ dù không nói là hiếu chiến cũng mang tính khiêu khích khi nó phái một tàu hải quân bám theo tàu hải quân Ấn Độ trên đường từ Philippines sang Hàn Quốc.

Biển Đông: Toan tính ỷ đông hiếp yếu của Trung Quốc

Thứ 5, 15/08/2013 | 20:24
"Đây là hành động có chủ ý và sẽ mang lại nhiều mối nguy hại cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Xét từ các góc độ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những toan tính của Trung Quốc."- Ông Khải nhận xét về hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc cảnh báo xuất hiện sóng lớn ở Biển Đông

Thứ 2, 12/08/2013 | 13:38
Giới chức hàng hải Trung Quốc ngày 12/8 đã cảnh báo sớm về những đợt sóng lớn có khả năng xuất hiện ở Biển Đông.

‘Trung Quốc sẽ cố tình gây ‘sự cố’ trên Biển Đông’

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:53
Bắc Kinh đang dồn dập mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hải quân khiến Thái Bình Dương, mà cụ thể là Hoa Đông và Biển Đông dần mất đi sự ổn định và đẩy các quốc gia có liên quan vào một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, làm tăng nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trên biển thực sự.

Senkaku chỉ là 'bài kiểm tra' của Trung Quốc trên biển Đông

Thứ 7, 10/08/2013 | 14:55
"Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư (nhóm đảo Senkaku) luôn luôn được coi như một bài kiểm tra quyết tâm và khả năng đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa và các khu vực khác trên Biển Đông.

Philippines: Phải mời Mỹ vào biển Đông mới đối phó được TQ?

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:57
2 vị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Philippines sẽ sớm thảo luận với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Washington ở Biển Đông để đối phó với (sự bành trướng) của Trung Quốc.

Tham vọng 'bao cao su' của TQ ở Biển Đông vô lý và trái luật

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:58
Có thể hình dung Trung Quốc sẽ nhấn mạnh rằng phần trên của "bao cao su" là cửa vịnh của cái gọi là "vịnh lịch sử" của nó trong khi phần còn lại của "bao cao su" sẽ là vùng biển bao quanh cái gọi là "vịnh lịch sử" này để giải thích tham vọng yêu sách chủ quyền với 85% diện tích Biển Đông.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.