Nhà máy địa nhiệt sâu đầu tiên của Anh trong 37 năm đi vào hoạt động

Nhà máy địa nhiệt sâu đầu tiên của Anh trong 37 năm đi vào hoạt động

Thứ 4, 21/06/2023 | 07:00
0
Ngày 19/6, nhà máy địa nhiệt sâu đầu tiên của Anh trong 37 năm đã bắt đầu đi vào hoạt động giúp cho nước này bắt kịp châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tái tạo được khai thác từ sâu bên dưới lớp vỏ Trái Đất.

Nhà máy này sẽ cung cấp năng lượng cho khu du lịch thiên nhiên Eden Project ở phía Tây Nam nước Anh.

Ông Tim Smit, người đồng sáng lập khu Eden Project, cho biết địa nhiệt có tiềm năng lớn để khai thác.

Ông cho biết nước Anh mới chỉ đứng ở vị trí 29 trong số các quốc gia châu Âu về lắp đặt các cơ sở năng lượng địa nhiệt, trong khi ở Hà Lan, Đức và Pháp - những quốc gia có chung địa chất cơ bản - công nghệ này được phát triển tốt và tạo ra hàng nghìn việc làm mới.

Nhà máy địa nhiệt mới khai thác năng lượng thu được từ việc khoan vào lớp đá granite - loại đá tự nhiên nằm ở sâu trong lòng đất và phân phối thông qua đường ống dẫn nhiệt chính dài 3,8km.

Ngoài ra, giếng địa nhiệt sâu nhất dưới lòng đất tại Anh - ở độ sâu hơn 5km - sẽ được sử dụng nhằm tiếp cận nguồn nước nóng có thể sưởi ấm cho cả khu Eden Project và dự án vườn ươm tân tiến Growing Point. Ông Smit đánh giá việc có một vườn ươm tại chính khu du lịch có thể giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận hành, do cây trồng có thể được thu hoạch khi có nhu cầu

Theo AFP, ngày càng có nhiều nước châu Âu quan tâm đến các dự án năng lượng địa nhiệt trong bối cảnh nguồn cung năng lượng bị gián đoạn từ Nga.

Đức đang xem xét sử dụng năng lượng địa nhiệt thay thế khí đốt vốn chủ yếu được nhập khẩu từ Nga, với nhiều dự án nhà máy địa nhiệt được triển khai, nhằm khai thác nhiệt lượng từ các mạch nước nóng sâu dưới lòng đất.

Nhà máy sưởi ấm ở khu phố Sendling, phía Nam của Tp.Munich (Đức) đã vận hành hơn một thế kỷ qua bằng khí đốt thường là từ nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, mạch nước nóng từ sâu dưới lòng đất đang ngày càng thay thế khí đốt cung cấp năng lượng cho thành phố này.

Năm 2016, Đức đã xây dựng nhà máy địa nhiệt mới ở Munich và vận hành vào năm 2021, trước khi bùng nổ cuộc xung đột tại Ukraine kéo theo việc Nga đóng các đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu.

Tp.Munich nổi tiếng với các bể tắm nước nóng thiên nhiên và được cho là nơi có vị trí địa chất hoàn hảo để phát triển các dự án năng lượng địa nhiệt, có kế hoạch rót 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) cho đến năm 2035 để phát triển năng lượng địa nhiệt và đưa mức phát thải carbon từ năng lượng sưởi ấm của thành phố trở về mức 0%.

Vào cuối năm 2022, Chính phủ Đức đã công bố kế hoạch tăng sản lượng năng lượng địa nhiệt lên gấp 10 lần vào năm 2030, lên 10 terawatt giờ (Twh). Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, Đức-quốc gia sử dụng 50% khí đốt để sưởi ấm, muốn triển khai ít nhất 100 dự án địa nhiệt mới.

Sự quan tâm đến các dự án địa nhiệt đã tăng lên đáng kể trên khắp châu Âu còn do các nước đang tìm cách khử carbon cho hệ thống năng lượng của họ. Năng lượng địa nhiệt đáng tin cậy và bền vững dường như là giải pháp thay thế hoàn hảo cho khí đốt. Theo Ủy ban châu Âu, năng lượng địa nhiệt có thể cung cấp hệ thống sưởi không có carbon cho tối đa 25% cư dân ở Liên minh châu Âu (EU).

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, Quân đội Nhân dân)

 

EU thống nhất tăng gần gấp đôi sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030

Thứ 7, 01/04/2023 | 07:00
Các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận chính trị đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn để mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Liệu châu Âu đã “tai qua nạn khỏi” với khủng hoảng năng lượng?

Thứ 4, 11/01/2023 | 08:30
Mặc dù mùa đông này ở châu Âu ôn hòa hơn, các kho dự trữ đã đầy hơn, và giá khí đốt đã rẻ hơn, “lục địa già” vẫn cần cảnh giác trong mùa đông tới.

LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

Thứ 5, 19/05/2022 | 12:26
4 chỉ số biến đổi khí hậu quan trọng gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt độ đại dương và axit hóa đại dương đều đạt các mức kỷ lục mới vào năm 2021.

Trung Quốc chạy đua với mục tiêu năng lượng tái tạo

Thứ 6, 15/04/2022 | 17:21
Bắc Kinh đặt mục tiêu nâng tổng công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió lên tới 1.200 gigawatt vào cuối năm 2030, gần gấp đôi mức hiện tại.
Cùng chuyên mục

Slovakia nhận hơn 1.000 lời đe dọa đánh bom trong một ngày

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:42
Cảnh sát Slovakia đang điều tra theo hướng một tội ác tấn công khủng bố đặc biệt nghiêm trọng. Thủ phạm có thể phải đối mặt với án tù chung thân.

Với lợi thế mang vũ khí, Nga cảnh báo nguy hiểm khi “Chim cắt” F-16 đến Ukraine

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:00
Bộ Ngoại giao Nga đưa ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện dự kiến ​​của máy bay đa chức năng F-16 do Mỹ sản xuất ở Ukraine.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.

Lực lượng Israel chiếm chốt kiểm soát biên giới tại Rafah, cắt đứt nguồn hàng cứu trợ

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:11
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Lực lượng Israel chiếm chốt kiểm soát biên giới tại Rafah, cắt đứt nguồn hàng cứu trợ

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:11
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.

F-16 của Mỹ và Su-35 của Nga: Chiến đấu cơ nào làm chủ bầu trời?

Thứ 4, 08/05/2024 | 08:23
So sánh Su-35 của Nga và F-16 của Mỹ là không hề dễ dàng. F-16 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trong khi Su-35 được coi là một phần của thế hệ 4.5.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.

Nga đẩy mạnh đà tiến, Ukraine mất loạt khí tài triệu đô, đối diện khó khăn ở tiền tuyến

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:55
Máy bay chiến đấu và pháo binh Nga đã tấn công các nhà máy sản xuất nhiên liệu cho tên lửa, kho nhiên liệu và thiết bị quân sự của Ukraine.