Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ?

Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ?

Thứ 5, 08/11/2018 | 14:56
0
Có một thực tế đáng lo ngại là văn hóa đi du lịch của người Việt còn chưa cao, nhất là trong cách ứng xử với di tích và di sản vật thể. Không khó để bắt gặp hình ảnh một di tích nào đó ngay giữa Thủ đô chằng chịt chữ ký hay vết khắc. Thói quen này đã gây mất mỹ quan chung và tổn hại với di sản dân tộc.

Thói quen xấu của người Việt

Không khó để bắt gặp hình ảnh những công trình di tích, công trình công cộng bị những nét vẽ, gạch chằng chịt bủa vây thật xấu xí ngay giữa lòng Thủ đô. Nhiều du khách không chỉ tới các di tích lịch sử để tham quan, chiêm ngưỡng, chụp ảnh kỷ niệm mà còn để cố tình ghi lại dấu ấn một cách bất lịch sự và phản cảm.

Có thể kể ra rất nhiều “nạn nhân” của tình trạng này như tháp Hòa Phong, tháp Bút ở Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội, cầu Long Biên, di tích Hỏa Lò, một số bảo tàng… Không chỉ tới tham quan, nhiều khách du lịch còn “tiện tay” ghi dấu ấn “Tôi đã ở đây”, “Tôi đã đến đây” một cách nguệch ngoạc, xấu xí và bất lịch sự.

Dù cho, ban quản lý các di tích có vất vả xóa thế nào đi chăng nữa thì một thời gian sau đâu lại vào đó.

Văn hoá - Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ?

Tháp Hòa Phong với những vệt rạch sâu chằng chịt.

Theo ông Trường Thành, trưởng phòng chuyên môn - nghiệp vụ, ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết: “Hiện nay, các di tích ở thành phố đã được phân cấp và không đâu không có cơ quan quản lý, nhưng bên cạnh đó, dường như cũng không có di tích nào du khách không được tự do tiếp cận. Vì thế, vẫn còn hiện trạng bị bôi bẩn, ban quản lý di tích có nhắc nhở nhưng “chưa thấm vào đâu”, những người trẻ vẫn vô tư để lại dấu tích lung tung vì ban quản lý có bắt gặp cũng không có đủ thẩm quyền để xử lý”.

Những di tích đi qua bao thăng trầm của các giai đoạn lịch sử vẫn vẹn nguyên sức sống, nhưng lại bị tổn thương, trở nên nhếch nhác ngay chính trong thời đại văn minh này.

Văn hoá - Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ? (Hình 2).

Chi chít chữ trên một mảng tường tại bảo tàng Phòng không - Không quân.

Trao đổi về hiện trạng trên, PGS. TS.Đinh Hồng Hải, giảng viên bộ môn Nhân học Văn hóa, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nhận định: “Con người sơ khai cũng đánh dấu đường đi hay lãnh thổ của mình bằng cành cây hay vết chặt trên thân cây. Cách đánh dấu này vẫn còn tồn tại ở nhiều cộng đồng cư dân vùng cao khi đi rừng. Tuy nhiên, trong xã hội văn minh thì con người đã tạo ra vô số kí hiệu khác nhau từ biển chỉ dẫn đường đến biển hiệu hay băng-rôn ở mọi nơi để hướng dẫn những người chưa biết. Việc khắc tên của mình lên các di tích hay danh lam thắng cảnh là một hành vi mang tính bản năng không nên tồn tại trong một xã hội văn minh. Đó là chưa nói đến những hành vi đó gây phản cảm và có tác động xấu đối với việc bảo vệ di tích hay danh lam thắng cảnh”.

Văn hoá - Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ? (Hình 3).

Tháp Bút cũng trở thành nơi "giao duyên" của cặp đôi "vô duyên" nào đó.

Ông Nguyễn Văn Nam (65 tuổi) cho biết: “Tôi chạy xích lô ở gần khu tháp Bút, bắt gặp cảnh các bạn trẻ vẽ bậy suốt. Nhất là khi trời mưa, mấy bạn đứng trú mưa “ngứa tay” viết vẽ lên. Họ còn vẽ bằng mực trắng khó tẩy lắm”.

Anh Phan Tiến Thạnh (24 tuổi) nói thêm: “Những hành động này khiến cho di tích mất đi vẻ đẹp ban đầu, trở nên xấu xí, nhiều công trình bị khắc đã trở nên nhếch nhác, thê thảm. Nếu có thể, khi bắt được, tôi nghĩ nên phạt nặng để hạn chế hiện tượng này”.

Văn hoá - Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ? (Hình 4).

Khóm tre gần tháp Bút trở thành rừng chữ ký cho nhiều cặp đôi.

Theo ông Dương Lệnh (75 tuổi), một Việt kiều tại Mỹ, có một số cá nhân ý thức chưa cao, “mạnh ai nấy thể hiện”, đường phố đang đẹp đẽ lại vẽ bậy bạ lên, mất văn hóa, cứ tưởng là nghệ thuật nhưng hóa ra lại thành phá hoại.

Ngăn thói quen xấu, giữ cảnh quan đẹp

Hiện tại, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo là phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật. Mức phạt nặng là 5 - 15 triệu đồng nếu hiện vật có giá trị dưới 50 triệu đồng, 30 - 40 triệu đồng nếu hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên trên thực tế chưa có vụ việc nào được xử lý triệt để, đủ sức răn đe cho nhiều người khác.

Nhìn ra một số nước, việc vẽ trái phép lên tài sản công hoặc tư đều bị quy vào tội xâm phạm và phá hoại tài sản, theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc (KNP). Người phá hoại tài sản có thể bị phạt tới 7 triệu Won (khoảng 6.300 USD) và 3 năm tù, còn những đối tượng xâm phạm tài sản đối mặt với mức phạt 5 triệu Won (4.450 USD) và 3 năm tù. Không có trường hợp ngoại lệ cho khách nước ngoài.

Ở Singapore, người vẽ, viết bậy tại nơi công cộng, hay các di tích sẽ bị bắt. Mức phạt tối đa là 2.000 SGD (khoảng 1.416 USD) hoặc phạt tù 3 năm, chịu đánh từ 3 đến 8 roi. Truyền thông thế giới lần đầu sốc với hình phạt này của chính phủ Singapore vào năm 1994, khi một thiếu niên Mỹ Michael Fay bị quất roi vì phá ô tô và tài sản công cộng. Dù cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton can thiệp, chính quyền Singapore vẫn giữ nguyên hình phạt và giảm số roi cho Fay. Đầu năm 2015, hai du khách Đức phải ngồi tù 9 tháng và chịu 3 roi vì tội vẽ graffiti lên một đoàn tàu, theo BBC.

Văn hoá - Nhiều khu di tích trở thành nạn nhân của việc vẽ bậy, thói quen xấu bao giờ mới bỏ? (Hình 5).

PGS. TS. Đinh Hồng Hải.

PGS. TS.Đinh Hồng Hải cho biết: “Theo tôi được biết thì các cơ quan quản lý chưa có chế tài cụ thể để xử phạt những hành vi như vậy, nhưng nếu căn cứ theo luật Di sản thì một số điều luật có thể áp dụng, chẳng hạn như: Khoản 2, Điều 13: “Nghiêm cấm hành vi hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa”. Dựa vào các văn bản luật pháp và quy định hiện hành, các cơ quan quản lý di sản có thể căn cứ vào tầm quan trọng của di sản để đưa ra các chế tài phù hợp”.

“Tuy nhiên, tôi cho rằng việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ di sản quan trọng hơn là việc xử phạt. Vì nếu xử phạt rồi mà người bị phạt vẫn không hiểu được tầm quan trọng của di sản thì chẳng khác nào “bắt nhái bỏ đĩa”. Nên chăng chúng ta cần có những chương trình giáo dục về di sản để mọi tầng lớp trong xã hội hiểu hơn và yêu hơn những di sản của mình. Suy cho cùng thì di sản chính là những tài sản vô giá mà cha ông chúng ta đã trao lại nên mọi người cần phải chung tay giữ gìn” - ông Hải nói thêm.

Vẽ bậy lên di tích, thói quen xấu xí của người Việt

An Nhiên

Hải Phòng: Di tích lịch sử quốc gia bị mất trộm nhiều cổ vật

Thứ 6, 10/08/2018 | 15:10
Đình Hoàng Châu ở TP.Hải Phòng, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa bị trộm “ghé thăm”, lấy đi nhiều cổ vật có giá trị.

Di tích lịch sử chùa Trầm "đang bị xẻ thịt"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Đến chùa Trầm, du khách bị một số đối tượng gây phiền hà bằng việc tự tổ chức thu phí tham quan, điều chính quyền địa phương đã khẳng định là không hề cho phép.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Phía sau thành công của Lý Hải là bóng dáng người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:08
Dù sinh ra trong một gia đình trí thức, là người tài giỏi và có nhiều cơ hội toả sáng nhưng Minh Hà chọn cách lui về phía sau, làm hậu phương vững chắc cho Lý Hải.

“Đại Nhện tinh” của Tây du ký 1986: Từng là sinh viên trường y danh giá, giờ là nhân vật "có máu mặt" của showbiz

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:15
Sự nghiệp diễn xuất của Diêu Gia tuy ít ỏi nhưng lại khá “mát tay” trong vai trò sản xuất phim. Hiện tại, trong showbiz, bà được đánh giá là người "có máu mặt".

Nhan sắc đời thực của BTV Hoài Anh, xứng danh "mỹ nhân không tuổi"

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:26
BTV Hoài Anh luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, dù trên sóng truyền hình hay ngoài đời thì nhan sắc xinh đẹp cùng khả năng “hack tuổi” vẫn khiến chị ghi điểm.

Mỹ nhân có khối tài sản 350 tỷ đồng "gây sốc" với hình ảnh gầy rộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Người đẹp Trương Mẫn có cuộc sống thăng trầm dù sở hữu khối tài sản "khủng". Ở tuổi 56, nữ diễn viên luôn kín tiếng chuyện đời tư.

Phố biển Bình Định tăng khách dịp lễ

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:26
Nhiều địa phương nắng nóng gay gắt, khiến nhu cầu đổ về Bình Định du lịch dịp lễ 30/4-1/5 tăng cao nhờ lợi thế biển.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Phố biển Bình Định tăng khách dịp lễ

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:26
Nhiều địa phương nắng nóng gay gắt, khiến nhu cầu đổ về Bình Định du lịch dịp lễ 30/4-1/5 tăng cao nhờ lợi thế biển.

Đón không khí lạnh, miền Bắc thời tiết "lý tưởng" đến khi nào?

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:06
Đợt không khí lạnh tràn về khiến miền Bắc giảm nhiệt đột ngột từ 40 độ C xuống mức 25-27 độ C tạo nên sự chênh lệch 10 độ C - 15 độ C thấp hơn so với ngày hôm qua.

Mỹ nhân có khối tài sản 350 tỷ đồng "gây sốc" với hình ảnh gầy rộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Người đẹp Trương Mẫn có cuộc sống thăng trầm dù sở hữu khối tài sản "khủng". Ở tuổi 56, nữ diễn viên luôn kín tiếng chuyện đời tư.

Thiết lập mô hình 3 bên khi phát triển du lịch bền vững

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Mô hình chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân sẽ tạo tiền đề cơ bản để phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.