Sai lầm lớn nhất của Nga là

Sai lầm lớn nhất của Nga là "ai hỏi mua vũ khí cũng bán"?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 08/03/2021 | 19:52
0
Khi Nga bán vũ khí, nước này không lường trước một điều rằng một ngày nào đó chính thứ vũ khí đó sẽ đả bại mình.
Tiêu điểm - Sai lầm lớn nhất của Nga là 'ai hỏi mua vũ khí cũng bán'?

Su-25.

Vấn đề của Bulgaria

Không quân Bulgaria vừa nhận lại 8 máy bay cường kích Su-25 "Rook" do Liên Xô sản xuất, được hiện đại hóa tại Belarus theo "tiêu chuẩn NATO". Điều này đã đặt ra câu hỏi, liệu Nga có đang làm điều đúng đắn khi trang bị vũ khí của mình cho một đối thủ tiềm năng trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương?

Trước hết, cần phải lưu ý rằng hàng không quân sự của Bulgaria đang ở trong tình trạng rất tồi tệ, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Velizar Shalamanov từng thừa nhận vào năm 2014: “Tất cả các radar của chúng tôi, tất cả các hệ thống tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu đều được sản xuất ở Liên Xô, việc duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đặc biệt là máy bay chiến đấu, phụ thuộc vào việc sửa chữa động cơ và các thiết bị khác ở Nga”.

Các máy bay MiG-21 hiện có của Bulgaria đã được bán cho Romania, và các máy bay chiến đấu MiG-29 không đủ điều kiện hoạt động. Để tăng cường sức mạnh cho không quân Bulgaria, Mỹ đã bán cho Sofia lô 8 chiếc F-16 đa năng với giá 1,2 tỷ USD. Tiền đã được thanh toán, tuy nhiên, việc bàn giao 6 chiếc đầu tiên sẽ chỉ diễn ra vào năm 2023, hai chiếc còn lại là vào năm 2024.

Đối với thương vụ này, Bulgaria sẽ phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp cũng như tiến hành đào tạo lại phi công và nhân viên phục vụ. Ngoài ra, người Mỹ sẵn sàng tặng thêm hai máy bay chiến đấu F-16 đã ngừng hoạt động cho Sofia.

Trước tình cảnh trên, Bulgaria quyết định hiện đại hóa những chiếc Su-25 đã cũ để sử dụng tạm thời, và rõ ràng đây được coi là một hướng đi hợp lý của quốc gia này.

Để so sánh, việc sửa chữa 8 máy bay cường kích Su-25 tiêu tốn của người Bulgaria chưa đến 50 triệu USD. Với số tiền này, họ đã kéo dài tuổi thọ của động cơ và thân máy bay, cập nhật hệ thống định vị và ngắm, lắp đặt hệ thống tác chiến điện tử của Belarus "Satellite M2".

Nhưng điều đáng chú ý là quá trình cải tạo này không được tiến hành ở Nga, mà ở Belarus, tại nhà máy sửa chữa ARZ. Rõ ràng, việc lựa chọn Minsk thay vì Moscow làm đối tác là một kiểu thỏa hiệp về chính trị của Sofia, tờ Reporter nhận định.

Bulgaria là thành viên đầy đủ của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, và trong trường hợp xảy ra xung đột giữa NATO và Nga, những chiếc Su-25 này sẽ hoạt động dựa trên công nghệ của Nga, cũng như cả bằng công nghệ của Belarus.

Kịch bản mà Nga hy vọng nhất, tất nhiên là trong trường hợp xung đột như vậy "người anh em" Bungari sẽ đứng bên lề. Nhưng có vấn đề ở đây là liệu Nga có nên tiếp tục bán vũ khí cho những đối thủ tiềm năng trong tương lai?

Có nên bán tiếp?

Tiêu điểm - Sai lầm lớn nhất của Nga là 'ai hỏi mua vũ khí cũng bán'? (Hình 2).

S-400.

Belarus đứng thứ 20 về xuất khẩu vũ khí, các khách hàng chính là Nga, Sudan và Myanmar, cũng như một số quốc gia khác của Đông Nam Á và châu Phi. Máy bay của hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba đang được sửa chữa tại nhà máy ARZ của Belarus.

Mặt khác, Nga là nhà xuất khẩu vũ khí số hai, chỉ đứng sau Mỹ. Vũ khí Nga đang có nhu cầu lớn ở các nước SNG, châu Phi, Đông Nam Á, Mỹ Latinh và châu Âu. Nga bán các vũ khí nhỏ, xe tăng và các loại xe bọc thép, máy bay và trực thăng, tàu chiến, hệ thống phòng không, đạn dược, v.v.

Khách hàng lớn nhất là Ai Cập, Trung Quốc và Algeria. Đây là những thị trường xuất khẩu có truyền thống mạnh từ thời Liên Xô. Giao hàng cho các quốc gia này có lợi nhuận cả từ quan điểm thương mại và chính trị. Tuy nhiên, cũng có những điểm khá tranh cãi.

Ví dụ, việc bán hệ thống phòng không S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn chưa kết thúc. Sau khi nhận được vũ khí này, Ankara đang đề nghị được chia sẻ công nghệ sản xuất.

Cần nhớ rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO và cũng đứng về phía đối lập với Nga trong một số cuộc xung đột khu vực. Không có gì đảm bảo rằng những chiếc S-400 đã bán hoặc bản sao của chúng sẽ không được sử dụng trong tương lai chống lại chính Nga và đồng minh.

Về vấn đề này, lại có thêm những hoài nghi về việc liệu có đáng để cung cấp phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thậm chí, còn có các câu hỏi về hợp tác với Trung Quốc. Bắc Kinh rất hào hứng khi mua các hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu đa năng, tên lửa, động cơ máy bay và các loại vũ khí khác của Nga. Nhưng sau đó, nước này bắt đầu độc lập sản xuất một thứ gì đó rất giống với thứ mà họ mua của Nga, để rồi nghiền nát những sản phẩm gốc trên thị trường thế giới.

Theo Reporter, không có bất kỳ đảm bảo cụ thể nào rằng trong tương lai Nga sẽ tiếp tục là đối tác hữu nghị với Trung Quốc và sẽ không chuyển từ quan hệ đối tác sang đối đầu. Tiền ai cũng cần nhưng Nga có lẽ sẽ cần suy nghĩ kỹ hơn trong việc bán vũ khí với những quốc gia có nguy cơ tiềm tàng.

Chỉ cần 100 chiếc máy bay "đời cổ", Nga đủ sức "đo ván" Mỹ ở khắp nơi?

Thứ 7, 06/03/2021 | 06:49
Để ngăn chặn các kế hoạch quân sự của Mỹ tại các điểm nóng trên thế giới, Nga cần 100 máy bay Il-2030MD-76A cũng như sự trợ lực của lực lượng dù.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.