"Hiệp sĩ" đường phố: Tinh thần trượng nghĩa thời nào cũng cần!

Vũ Thu Hương
Thứ 2, 21/05/2018 | 07:00
1
Giữa vòng xoáy của cuộc sống khắc nghiệt, con người đang phải vật lộn từng giờ để kiếm sống, hành động xả thân không vì bất cứ lợi ích nào của những “hiệp sĩ” đường phố thực đáng ngợi ca. Tinh thần hiệp sỹ, bao giờ cũng cao quý và thời nào cũng cần!

Những ngày qua thông tin về việc nhóm "hiệp sĩ" quận Tân Bình, TP.HCM đã thiệt mạng và bị thương nặng khi xả thân bắt trộm trên phố đã để lại những cảm xúc mạnh trong lòng dư luận. Tuy nhiên, bên cạnh sự xúc động, niềm cảm thương với những người đã ra đi cùng tinh thần quả cảm, nhiều người cũng đã bộc lộ những ý kiến phản cảm khi cho rằng các “hiệp sĩ” hành động dại dột khi mạo hiểm tính mạng của mình. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng hoạt động thiếu tổ chức cũng gây bất ổn cho xã hội.

Dẫu rằng quan điểm cá nhân thuộc về mỗi người tuy nhiên khi đọc được những lời nhận xét này, tôi không khỏi cảm thấy bất bình. Tại sao lại có thể nói hành động của các “hiệp sĩ” gây bất ổn cho xã hội khi mà hành động của các anh xuất phát từ mong muốn xã hội được bình yên. Cũng không hiểu sao có thể gọi hành động quả cảm của các “hiệp sĩ” là dại dột khi mà họ đang truyền lửa yêu thương cho biết bao người.

'Hiệp sĩ' đường phố: Tinh thần trượng nghĩa thời nào cũng cần!

Các "hiệp sĩ" tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.  

Phải chăng vì quá ích kỷ và nhỏ nhen, không biết phục vụ cộng đồng và càng không biết trách nhiệm của bản thân mình với cộng đồng như thế nào nên người ta vội vã đưa ra đúc kết như vậy cho hành động của những con người mà mọi lời khen dường như là không đủ?!

Giữa khi xã hội đang còn tồn tại sự thờ ơ, vô cảm thì hành động của các "hiệp sĩ" lẽ ra phải được ngợi ca gấp nhiều lần mới đúng. Vậy mà người tốt lại bị trách cứ. Đây có phải là lý do khiến câu hỏi: “Tại sao bây giờ người ta lại vô cảm đến vậy?” cứ còn trở đi trở lại và làm đau lòng bao người.

Có điều, hiện chưa có chế độ chính sách hợp lý với các "hiệp sĩ". Khi chạm mặt với tội phạm, chính những “hiệp sĩ” phải gánh chịu rủi ro nhất.  Phải chăng đã đến lúc cần cụ thể hoá hành lang pháp lý dành cho các "hiệp sĩ", những người có vai trò quan trọng trong quá trình hành động phòng chống tội phạm.

"Hiệp sĩ" là biểu trưng cho tinh thần nghĩa hiệp, một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Đặc biệt, giữa vòng xoáy của cuộc sống khắc nghiệt, con người đang phải vật lộn từng giờ để kiếm sống, hành động xả thân không vì bất cứ lợi ích nào của những “hiệp sĩ” đường phố thực đáng ngợi ca. Họ mang trong mình tấm lòng bồ tát.

Cần lắm những "hiệp sĩ" trong thời nay, những con người đã không quản nguy nan sinh mạng, sẵn sàng dấn thân vào chốn nguy hiểm để "hành hiệp vì trượng nghĩa".

Tinh thần hiệp sỹ, bao giờ cũng cao quý và thời nào cũng cần!

Xem thêm >> "Hiệp sĩ" đường phố: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

 

7 “hiệp sĩ” đường phố được Chủ tịch nước tặng huân chương dũng cảm

Thứ 7, 19/05/2018 | 11:07
Ngày 18/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định truy tặng và tặng huân chương dũng cảm cho 7 “hiệp sĩ” trong vụ truy bắt nhóm trộm xe máy SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 3, quận 3, TP.HCM.

Lòng dũng cảm của “hiệp sĩ” đường phố được tuyên truyền trong trường học

Thứ 6, 18/05/2018 | 17:04
Ngày 18/5, sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra văn bản về việc tuyên truyền giáo dục học sinh, sinh viên về lòng dũng cảm truy bắt tội phạm của các “hiệp sĩ” đường phố sau vụ việc bắt cướp xảy ra trên địa bàn.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.