3 kịch bản của xuất khẩu dệt may

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 06/10/2021 | 07:30
0
Ở kịch bản tích cực nhất, Vitas cho rằng xuất khẩu dệt may năm 2021 cũng khó đạt kim ngạch 39 tỷ USD thời điểm trước đại dịch.

Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 9 tháng năm 2021 đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020 và giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019.

Với kết quả trên, Vitas đánh giá, ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2020 và gần bằng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, tăng trưởng xuất khẩu của ngành giảm dần theo từng quý.

Từ đầu quý III đến nay là thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may với diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam, khiến doanh nghiệp đối mặt với hàng loạt thách thức.

Trong đó phải kể đến như đóng cửa nhà máy, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng...

Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam dù cố gắng bố trí sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến" hoặc phương án sản xuất "4 xanh" nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng 10% - 30% số lao động đi làm, chi phí phát sinh lớn.

Tháng 8 và 9 ghi nhận xuất khẩu giảm sâu của ngành dệt may. Kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành trong tháng 8 giảm xấp xỉ 16% so với tháng 7 và gần 2,7% so với tháng 8/2020.

Sang tháng 9, tình hình chưa mấy cải thiện khi xuất khẩu chỉ đạt 3 tỷ USD, giảm hơn 9% so với tháng 8 và 10,5% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, dệt may xuất khẩu khoảng 29 tỷ USD.

Kinh tế vĩ mô - 3 kịch bản của xuất khẩu dệt may

Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh đang còn rất phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, Hiệp hội Dệt may dự báo 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian “cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may”.

Trong rất nhiều nguy cơ thì nguy cơ cao nhất là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay. Cả hai vấn đề này đều không phải một sớm, một chiều có thể giải quyết được.

Trước những khó khăn của Covid-19, Hiệp hội này đưa ra 3 kịch bản về đích cho dệt may trong năm nay.

Kịch bản 1 cũng là kịch bản tích cực nhất, Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện "bình thường mới" từ đầu tháng 10/2021, xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 37,5 - 38 tỷ USD.

Kịch bản 2, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 36 - 36,5 tỷ USD. 

Kịch bản 3 kém tích cực nhất, tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến đầu tháng 12/2021, xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 33,5 - 34 tỷ USD.

Những kịch bản dự báo cho thấy, mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2019 sẽ rất khó khăn.

Với những dự báo bao trùm gam màu xám, để các doanh nghiệp dệt may có thể vượt qua khó khăn, Vitas cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các phương án chống dịch, phương án sản xuất để thực hiện mục tiêu kép và chủ trương "sống chung an toàn với dịch để phục hồi kinh tế" của Chính phủ.

Tìm mọi cách không để cho chuỗi cung ứng ngành dệt may bị đứt gãy. Bố trí sản xuất theo các phương án "3 tại chỗ" "1 cung đường - 2 điểm đến", "4 xanh" ở những nơi có thể bố trí được, doanh nghiệp hỗ trợ nhau thực hiện đơn hàng dang dở...

Các doanh nghiệp làm việc với khách hàng để tranh thủ sự chia sẻ trong lúc khó khăn, chấp nhận giãn tiến độ giao hàng, không hủy đơn hàng chuyển đi nơi khác.

Chủ các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến người lao động đang còn làm việc, cũng như những người nghỉ không lương, ngừng chờ việc để họ sẵn sàng đi làm khi hết dịch…

Dệt may TNG: 9 tháng đạt 4.079 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 85% KH

Thứ 2, 04/10/2021 | 16:45
Địa bàn sản xuất chính ở Thái Nguyên, ít chịu tác động bởi dịch Covid-19, Dệt may TNG tiếp tục ghi nhận doanh thu tháng 9 tăng trưởng so với cùng kỳ.

Bác đề xuất bỏ thuế giá trị gia tăng với vải của hiệp hội Dệt may

Thứ 2, 06/09/2021 | 17:25
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị bỏ quy định nộp thuế VAT với vải trong nước để gỡ khó cho ngành dệt may, tuy nhiên, bộ Tài chính đã bác bỏ đề nghị này.

Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động

Thứ 6, 06/08/2021 | 10:15
Dù được xếp hạng là nhà xuất khẩu dệt may thứ nhì thế giới, nhưng ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động do dịch phức tạp.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.