Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây

Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây

Thứ 2, 15/07/2013 | 20:57
0
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ đang 'bơm' thêm lòng dũng cảm cho mấy nước đồng minh của Mỹ, gây hấn ở khu vực xung quanh Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc...

Tờ Nam phương nhật báo của Trung Quốc vừa có bài nhận định về cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển, cho rằng: Tranh chấp lãnh thổ trên biển: Cảnh giác Mỹ bị Nhật Bản kéo xuống bùn lầy.

Thế giới - Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây

Nhật Bản và Philipines đang triển khai hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ các hòn đảo ở xa, lãnh hải và bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Đối với những hành động mà quân đội Philipines thực thi, quân đội Nhật Bản sẽ hợp tác hết mình. Philippines và Nhật Bản sẽ tăng cường giao lưu trong lĩnh vực tình báo và kỹ thuật quân sự, tăng cường sự hợp tác chiến lược quân sự giữa hai nước. Philippines cho phép Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản sử dụng cảng khẩu của nước này… Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã sang thăm Philippines và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đồng thời đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng.

Thế giới - Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây (Hình 2).

Nhật đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự thời gian gần đây. Ảnh: Dàn chiến hạm tối tân của Nhật diễu binh và thao diễn trên biển. 

Mặc dù Itsunori Onodera cho biết, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Philippines không nhằm vào bất cứ quốc gia này, nhưng gần như ai cũng biết, Tokyo và Manila đang tăng cường hợp tác quân sự để chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. “Nhật Bản đang xây dựng một khung chiến lược lấy Mỹ làm hậu thuẫn, liên kết với Philippines hòng chiếm lấy ưu thế chiến lược trên vấn đề tranh chấp biển Đảo ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Ông Lưu Giang Dũng – chuyên gia các vấn đền Nhật Bản của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản ngày càng trở thành nhân tố bất xác định trong vấn đề an ninh của khu vực Đông Á.

“Hợp tung, liên hoành ” bao vây 

Nhìn một cách tổng thể chính sách ngoại giao của thủ tướng Shinzo Abe, tăng cường hợp tác quân sự với Philippines chỉ là một khâu trong chính sách bao vây Trung Quốc của Tokyo. Trong thời kỳ làm Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Aso Taro đã từng đề ra chính sách ngoại giao lấy giá trị quan làm nền tảng, tức cùng các quốc gia tư bản tự do, dân chủ thiết lập “vòng cung tự do và phồn vinh”, bao vây, cô lập Trung Quốc. Hiện tại có dấu hiện cho thấy, ông Shinzo Abe có ý định tiếp tục chính sách này.

Phương tâm “vòng cung tự do và phồn vinh” được cựu ngoại trưởng Nhật Bản Aso Taro đưa ra vào năm 2006. Ông Aso Taro nêu rõ phương châm cần liên kết các quốc gia dân chủ mới nổi ở vòng ngoài đại lục Âu - Á để triển khai chiến lược ngoại giao.

Theo phương châm này, Nhật Bản – quốc gia nằm ở vòng ngoài đại lục Âu Á cần bắt tay với các nước, trước hết lấy Đông Bắc Á làm điểm khởi đầu, sau đó là các nước Đông Nam Á, bao gồm 3 nước “CLV” – Campuchia, Lào và Việt Nam. Tiếp đó là Ấn Độ, Afghanistan và “các nước Trung Á – nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng của thế giới”, bao gồm Qazaqstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, ngoài ra còn nhóm các nước được gọi là “GUAM”: Georgia, Ukraina, Azərbaycan, Moldova. Tiếp theo đó là Lithuania, Romania và 4 nước Trung Âu gồm Séc, Hungary, Ba Lan, Slovernia. “Để gốc rễ dân chủ ăn sâu vào các quốc gia nằm ở vòng ngoài đại lục Âu Á và duy trì sự ổn định trong , Nhật Bản muốn thông qua nhiều sự viện trợ đa cấp độ để tăng cường mối quan hệ với họ và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước châu Âu, Mỹ và NATO.

 Thế giới - Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây (Hình 3).

Nhật đang tăng cường quan hệ quốc phòng với hàng loạt quốc gia để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh, bên phải) tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật biển quốc tế về tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Và chính sách “ngoại giao giá trị quan” mà thủ tướng Shinzo Abe áp dụng kể từ khi lên nắm quyền cũng phù hợp với chiến lược “vòng cung tự do và phồn vinh”. Vị thủ tướng này sau khi lên nắm quyền đã sang thăm 10 quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, một số nước châu Á và Trung Đông, ngoài ra còn tổ chức hội đàm lãnh đạo cấp cao ở Tokyo và Ấn Độ để cực lực tuyên truyền cho chính sách “ngoại giao giá trị quan”.

Ông Lữ Diệu Đông – chuyên gia Viện nghiên cứu Nhật Bản của Trung Quốc cho biết, Đông Á được các chính khách Nhật Bản coi là chiến trường chủ đạo của “ngoại giao giá trị quan”. Tại Đông Bắc Á, ông Shinzo Abe cửa đặc phái viên sang Hàn Quốc, dùng cái gọi là “giá trị quan chung” để lôi kéo Hàn Quốc. Tại Đông Nam Á, trên cương vị phó thủ tướng, ông Aso Taro đã có chuyến công du sang Myanma – quốc gia đang ở trong quá trình “cải cách dân chủ”, tuyên bố miễn giảm khoản nợ khổng lồ; Ông Shinzo Abe còn lựa chọn các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan để sang thăm và phát biểu “5 nguyên tắc ngoại giao Đông Nam Á”, tuyên truyền chiến lược “ngoại giao giá trị quan” cho mình; Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sang thăm Philippines, đặc biệt coi trọng mối quan hệ hợp tác quân sự với quốc gia này.

 Thế giới - Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây (Hình 4).

Ngoài ra, Nhật Bản còn mong muốn kết hợp với cái gọi là các quốc gia dân chủ có giá trị quan chung để hình thành nên liên minh đối tác hải dương mang tính toàn cầu và lấy đó để đối phó với các hoạt động “bảo vệ quyền lãnh thổ chính đáng” của Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku.

“Thực ra, sở dĩ Nhật Bản liên tiếp gây ầm ĩ trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku là do bắt nguồn từ sự thay đổi của tình hình trong và ngoài Nhật Bản” - Lưu Danh Dũng nhận định. Thứ nhất, do chịu sức ép của trong và ngoài nước, các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn nếu vẫn đi viếng đền Yasukuni như cựu thủ tướng Koizumi Junichiro, điều này dẫn đến sự bất mãn của các thế lực cánh hữu Nhật Bản. Trước tình hình này, họ đã coi đảo Điếu Ngư/Senkaku là một chủ đề mới, cổ súy tinh thần chống lại Trung Quốc trong dân chúng Nhật Bản, lấy đó mở rộng sự tồn tại của mình nhằm ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Nhật Bản.

Thứ hai, vài năm trở lại đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, kinh tế Nhật Bản tiếp tục trên đà suy yếu, điều này khiến người Nhật Bản cảm thấy “rất không thoải mái”, một số phần tử cánh hữu lấy đó để thổi lên cái gọi là “mối đe dọa từ phái Trung Quốc”, gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng. Thứ ba, do mấy năm trở lại đây nghị trường Nhật Bản không ổn định, thủ tướng thay đổi liên miên, cánh hữu Nhật Bản lợi dụng sự tiện lợi của mạng Internet để cổ súy tinh thần chống lại Trung Quốc trong dân chúng Nhật Bản.

Thứ tư, về mặt quốc tế, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary cũng đã từng nhiều lần cam kết với Nhật Bản, vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku thích hợp áp dụng điều 5 trong Hiệp ước bảo vệ an ninh Nhật - Mỹ, để Nhật Bản hiểu lầm, tưởng rằng có Mỹ làm hậu thuẫn nên càng được đà lấn tới. Những biến đổi của tình hình trong nước Nhật Bản và chính sách khuynh hữu của thủ tướng Shinzo Abe đã khiến Nhật Bản ngày càng trở thành nhân tố bất xác định trong các vấn đề an ninh ở khu vực Đông Á.

Lo sợ Mỹ xoay trục

“Trong vấn đề biển Đông và đảo Điếu Ngư/Senkaku, Mỹ không muốn bày tỏ thái độ ủng hộ bên nào, mặc dù Nhật Bản và Philippines là đồng minh của chúng tôi, nhưng khi họ áp dụng những hành động quá khích, Mỹ đã cảnh cáo họ một cách nghiêm túc”. Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc J. Stapleton Roy đã phát biểu như vậy khi tham gia Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ hai.

Ông J. Stapleton Roy tiết lộ, khi cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Scarborough diễn ra căng thẳng nhất, “Mỹ đã cảnh cáo Philippines bằng hình thức kín đáo của riêng mình”, không cho phép quốc gia này thăm dò dầu khí ở khu vực xung quanh đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Scarborough, vì nó sẽ khiến căng thẳng giữa hai bên leo thang. Với tình hình như hiện nay, muốn duy trì sự ổn định trong khu vực, Mỹ sẽ kiểm soát các hành vi quá khích của Nhật Bản và Philippines.

Chuyên gia Lưu Giang Vĩnh cho rằng: “Cần đề phòng Nhật Bản quay trở lại với con đường chủ nghĩa quân phiệt phù hợp với lợi ích của Mỹ, làm thế nào để Nhật Bản không trở thành mối đe dọa về an ninh của khu vực Đông Á, sức mạnh của Mỹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng”. Lưu Giang Vĩnh nhận định. Trong khi hiện tại, những hành vi khiêu khích của Philippines, Nhật Bản đối với Trung Quộc thực ra đều bắt nguồn từ sự phán đoán của họ đối với chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ.

Đối với chính sách “tái cân bằng châu Á”, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc J. Stapleton Roy cũng đã giải thích rằng “chính sách này không nhằm vào Trung Quốc”. Trước hết ông Stapleton Roy đã giải thích những phán đoán chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc.

Thứ nhất, sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Trung Quốc là rất hợp tình hợp lý, điều này giúp cho Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ tốt hơn, bất kỳ ai đều không có quyền nói ra nói vào. Thứ hai, Trung Quốc không phải là Liên Xô, sự phát triển hòa bình của Trung Quốc đều khiến các nước láng giềng và cả khu vực được hưởng lợi, gần như không quốc gia nào muốn lựa chọn một trong hai phe theo Mỹ hoặc Trung Quốc.

Đối với chính sách “tái cân bằng châu Á”, ông J. Stapleton Roy cho rằng thực ra chính sách này là để các nước đồng minh, đối tác chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương không nên mất lòng tin vào Mỹ, vấn đề then chốt của chiến lược này là duy trì thân phận “người có hành vi có ý nghĩa” của Mỹ ở khu vực Đông Á.

Do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu, cùng với đó, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc lại tăng lên, “Lúc ấy, có người đặt câu hỏi rằng liệu Mỹ có rút quân khỏi khu vực Đông Á hay không, nếu Mỹ rút rồi thì lời cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh sẽ rất khó thực hiện, Mỹ cũng sẽ trở thành quốc gia không đáng tin cậy”.

Trước tình hình này, Mỹ đã đề ra chính sách “Trở lại châu Á”, “Tái cân bằng châu Á”. “Trong chính sách nói, 60% lực lượng hải quân, không quân của Mỹ sẽ được bố trí ở châu Á - Thái Bình Dương, thực ra về cơ bản Mỹ đã làm điều này từ lâu, chỉ thiếu chút xíu mà thôi, rất nhiều sự bố trí binh lực đều không liên quan gì đến Trung Quốc.

Thế giới - Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây (Hình 5).

Trung Quốc rất lo lắng trước chính sách xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Trước những lời phát ngôn này của ông J. Stapleton Roy, giáo sư Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại trường Đại học Thanh Hoa cho biết, Mỹ muốn ổn định cục diện châu Á – Thái Bình Dương là để giữ vững vai trò chủ đạo của quốc gia này tại khu vực này, Mỹ không muốn cục diện này bị Trung Quốc thay đổi.

Đối với Trung Quốc, chính sách này không gây ra mối đe dọa trực tiếp về mặt an ninh, sự ảnh hưởng đối với Trung Quốc là gián tiếp. Nó kích thích các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có những tranh chấp về mặt an ninh với Trung Quốc, khiêu khích trước những lợi ích về mặt an ninh đối với Trung Quốc, điển hình nhất là Philippines.

“Hay nói cách khác, chính sách này đã phát huy vai trò “bơm” thêm lòng dũng cảm cho các quốc gia này, nhưng vấn đề này nếu lòng dũng cảm bị bơm lên quá to, rất có thể sẽ xuất hiện cục diện chó cắn đuôi, đuôi cắn chó, Mỹ cần cẩn trọng các nước có liên quan sẽ lôi cả Mỹ vào mớ bòng bong này”

“Trước vấn đề này, Mỹ cũng hiểu rất rõ, bơm thêm lòng dũng cảm cho mấy nước đồng minh của Mỹ, gây hấn ở khu vực xung quanh Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên bản thân nước Mỹ không muốn bị các nước nhỏ “bắt cóc”, lúc nào cất tuýt còi, Mỹ sẽ tuýt còi”. – Giáo sư Kim Xán Vinh – Phó viện trưởng Viện quan hệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.

Tuy nhiên Lưu Giang Vĩnh vẫn tỏ ra rất không yên tâm đối với Nhật Bản. Ông cho rằng Nhật Bản có thể sẽ “bắt cóc” Mỹ, tức nếu Washington không sẵn lòng cùng Tokyo đối đầu với Trung Quốc, quốc gia này sẽ dùng bài “đánh lẻ” để đe dọa Mỹ, cố gắng kéo Mỹ xuống bùn lầy.

Theo Tiền phong/ Nam phương nhật báo

Những lý do kiềm chế chiến tranh Trung - Mỹ

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:57
Trung-Mỹ đều là những cường quốc hạt nhân, đó sẽ là lý do ngăn cản họ đi đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Hình ảnh Trung Quốc đang ngày càng hoen ố

Thứ 2, 15/07/2013 | 11:17
Không có đồng minh, không có bạn bè thực sự và với một hình ảnh đang xấu đi trên toàn thế giới thì chẳng có cơ sở nào để khẳng định Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc theo đúng nghĩa.

Trung Quốc: "Mỹ không nên dính líu vào Biển Đông"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Sau khi tình hình trên Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng thì ngày 22/6, Trung Quốc lần đầu tiên nhắm thẳng vào Washington và cảnh báo rằng: “Trung Quốc yêu cầu Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì sự tham gia của Mỹ có thể khiến tình hình thêm tồi tệ”.
Cùng chuyên mục

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.
     
Nổi bật trong ngày

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.