Trung Quốc:

Trung Quốc: "Mỹ không nên dính líu vào Biển Đông"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Sau khi tình hình trên Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng thì ngày 22/6, Trung Quốc lần đầu tiên nhắm thẳng vào Washington và cảnh báo rằng: “Trung Quốc yêu cầu Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì sự tham gia của Mỹ có thể khiến tình hình thêm tồi tệ”.

Trong bài phát biểu ngày 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã nhấn mạnh rằng, vấn đề tranh chấp tại Biển Đông phải chỉ để các nước liên quan giải quyết với nhau. Việc xuất hiện thêm nước thứ 3, và cụ thể là Mỹ sẽ chỉ làm cho những tranh chấp này trở nên rắc rối và khiến tình hình thêm tồi tệ.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain

Cũng trong bài phát biểu này của mình, ông Trương Chí Quân cũng nhấn mạnh đến việc “Trung Quốc rất lo ngại trước những hành động gây hấn của các nước khác ở Biển Đông” và “Trung Quốc không trực tiếp gây ra các vụ việc gây căng thẳng trong khu vực này”.

Được biết, chính phủ Trung Quốc phải lên tiếng là vào ngày 21/6, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã kêu gọi Mỹ thiết lập trợ giúp chính trị và quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc trong các mâu thuẫn ngày càng gia tăng ở Biển Đông. Viên thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu này cũng nói nên dùng ngoại giao để trợ giúp các quốc gia Đông Nam Á giải quyết các tranh chấp và "thiết lập một mặt trận đoàn kết hơn".

Cũng trong vấn đề căng thẳng tại Biển Đông, một cuộc Hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông, do Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) tổ chức, đã khai mạc vào ngày 20/6 tại thủ đô Washington, Mỹ. Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

"UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."

Thủy Bình

Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.