Bộ GTVT đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ tháng 1/2022

Bộ GTVT đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ tháng 1/2022

Lê Mạnh Quốc
Thứ 2, 08/11/2021 | 21:51
0
Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch mở lại đường bay quốc tế thường lệ được tổ chức theo 3 giai đoạn bắt đầu từ tháng 1/2022.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn vừa ký văn bản của Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ với các nước.

Theo Bộ GTVT, việc tổ chức lại các đường bay quốc tế nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch cho các địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân, góp phần thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế trong trạng thái bình thường mới. 

Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất đối với các chuyến bay công dân Việt Nam tự trả chi phí cách ly (combo) thì thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong tình hình mới do Bộ Ngoại giao ban hành.

Đối với các chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam) sẽ thực hiện theo Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. 

Kinh tế vĩ mô - Bộ GTVT đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ tháng 1/2022

Hành khách muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể theo từng giai đoạn triển khai chuyến bay quốc tế chở khách. 

Đối với các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam sẽ được tổ chức theo 3 giai đoạn với lộ trình đón khách và điều kiện cụ thể khác nhau. Trong đó, việc triển khai giai đoạn phải đảm bảo phù hợp với khả năng phòng chống dịch Covid-19 trong nước cũng như kết quả đàm phán, thống nhất với các nước/vùng lãnh thổ về công nhận “hộ chiếu vắc-xin”.

Giai đoạn 1: tổ chức chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế)

Ở giai đoạn này áp dụng với đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài. Trong đó đối với hành khách đã tiêm đủ liều vắc-xin và thực hiện cách ly tập trung 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì phải  có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xuất phát, kèm theo xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly;

 Đối với hành khách chưa tiêm đủ liều vắc-xin và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày: có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập 5 trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly;

Ở giai đoạn 1 sẽ triển khai thực hiện với các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Úc và các thị trường an toàn khác không hạn chế nhập cảnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ hiện có tỷ lệ người dân được tiêm đủ liều vắc-xin cao hơn Việt Nam, đã và đang thực hiện các chuyến bay “combo”, chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế và là các thị trường hàng không quan trọng đối với các hãng hàng không Việt Nam.

Hành khách trên chuyến bay từ các thị trường khác, chuyến bay ngoài lượng được phân bổ phải có văn bản đồng ý cho phép nhập cảnh Việt Nam của các cơ quan chức năng.

Khi áp dụng thực hiện giai đoạn 1 sẽ đồng thời dừng việc thực hiện các chuyến bay “giải cứu” cách ly tại các cơ sở của quân đội đến các thị trường triển khai chuyến bay thường lệ.

Về tần suất là 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12000 người/tuần). Thời gian thực hiện: dự kiến từ Quý I/2022. Tuy nhiên, việc triển khai giai đoạn này phải đảm bảo phù hợp với khả năng phòng chống dịch Covid-19 trong nước cũng như kết quả đàm phán, thống nhất với các nước/vùng lãnh thổ về công nhận “hộ chiếu vắc-xin”.

Kinh tế vĩ mô - Bộ GTVT đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ tháng 1/2022 (Hình 2).

Ở giai đoạn 2 và 3 sẽ không giới hạn thị trường khai thác mà tùy thuộc vào nhu cầu của các hãng hàng không. 

Giai đoạn 2: triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang “hộ chiếu vắc-xin”.

Ở giai đoạn này không giới hạn thị trường khai thác mà tùy thuộc vào nhu cầu của các hãng hàng không với tần suất dự kiến là 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.

Trong giai đoạn này, đối với hành khách mang “hộ chiếu vắc-xin” và thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 – 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng tính đến thời điểm xuất phát.

Đối với hành khách không mang “hộ chiếu vắc-xin” và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày thì phải có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.

 Thời gian thực hiện giai đoạn 2 dự kiến từ Quý II/2022, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chuyến bay trong Giai đoạn 1 và công tác phòng chống dịch Covid-19.

 Giai đoạn 3: Khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu

Ở giai đoạn này không giới hạn thị trường và tần suất khai thác mà tùy thuộc vào nhu cầu của các hãng hàng không

Về điều kiện với hành khách, khi tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và miễn dịch cộng đồng ở Việt Nam ở mức cao, tùy thuộc vào hướng dẫn của Bộ Y tế và kết quả đàm phán công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vắc-xin”, có thể xem xét không yêu cầu hành khách mang “hộ chiếu vắc-xin” thực hiện cách ly.

Đối với hành khách không mang hộ chiếu vắc-xin và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày: có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly đối với các đối tượng khách khác.

Thời gian thực hiện giai đoạn 3 dự kiến từ Quý III/2022, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chuyến bay trong Giai đoạn 2 và công tác phòng chống dịch Covid-19.

Bộ GTVT cho biết, đã có hơn 274 nghìn khách nhập cảnh trong mùa dịch Covid-19 sau khi Việt Nam thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh Việt Nam.

Cụ thể, từ cuối tháng 3/2020 cho đến nay, nhằm kiểm soát toàn bộ các chuyến bay quốc tế thường lệ, không thường lệ, chỉ cấp phép chở khách, chở hàng tùy theo nhu cầu của hãng hàng không cho các chuyến bay chiều từ Việt Nam đi.

Đối với chiều vào Việt Nam, các chuyến bay chỉ được chở hàng, không được phép chở khách.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cũng cho biết, những trường hợp hành khách nhập cảnh trên các chuyến bay quốc tế đều có văn bản đồng ý của các cấp có thẩm quyền và có phương án cách ly 7 ngày từ ngày 4/8/2021 đối với trường hợp có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc chứng nhận khỏi bệnh Covid-19, hoặc 14 ngày (các trường hợp khác) ngay sau khi nhập cảnh.

Cũng theo ông Lê Anh Tuấn, do kiểm soát chặt chẽ, trong số hơn 274,2 nghìn người đã nhập cảnh qua đường hàng không của cả hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài tính từ tháng 4/2020 - 9/2021, chưa có bất kỳ trường hợp nào hành khách nhập cảnh sai quy định, toàn bộ đều được cách ly theo phương án đã được phê duyệt kể cả các trường hợp ngoại giao, công vụ.

Riêng với các chuyến bay giải cứu công dân bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và hiện tại là Tổ công tác 5 Bộ, các hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức hơn 400 chuyến bay theo hình thức giải cứu về cách ly tại các cơ sở quân đội vận chuyển hơn 110 nghìn công dân về nước và gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm... với hơn 30 nghìn công dân.

Theo Bộ GTVT, hiện nay, chỉ có 19 hãng hàng không nước ngoài và 1 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác các đường bay quốc tế thường lệ giữa Việt Nam (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh) và 13 quốc gia/vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Australia, Pháp, UAE và Qatar với trung bình hơn 130 chuyến bay hàng tuần mỗi chiều.

 

Đề xuất khai thác bình thường đường bay nội địa từ tháng 12/2021

Thứ 6, 05/11/2021 | 16:51
Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT tăng tần suất chuyến bay trên các đường bay nội địa và tiến hành khai thác bình thường từ tháng 12/2021.

Đề xuất mở lại đường bay quốc tế theo 4 giai đoạn từ quý IV/2021

Thứ 6, 05/11/2021 | 15:18
Ngay trong quý IV/2021, tổ chức chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương như Phú Quốc, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam,..
Cùng tác giả

Vận tải đường sắt: Làm 3 tháng, lãi vượt xa kế hoạch cả năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:52
Nhờ sự tăng trưởng hành khách trong quý I đặc biệt là dịp tết Nguyên đán, lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp vận tải đường sắt đều đã vượt xa kế hoạch năm 2024.

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng trần

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:50
Trong quý đầu tiên của năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế nhờ đẩy mạnh khai thác quốc tế, nỗ lực tái cơ cấu và yếu tố mùa vụ cao điểm.

Phó Thủ tướng cho ý kiến việc mở rộng đoạn cao tốc Tp.HCM-Long Thành

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:33
Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự họp nghe báo cáo phương án đầu tư mở rộng đoạn Tp.HCM - Long Thành, thuộc Dự án đường cao tốc Tp.HCM-Long Thành-Dầu Giây.

Kiên quyết không "cứu" những dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đánh giá toàn diện các nguyên nhân, sớm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Quốc hội phương án xử lý khó khăn tại một số dự án BOT.

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kiểm tra việc vé máy bay tăng cao

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:37
Người đứng đầu ngành GTVT yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định.
Cùng chuyên mục

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.

Biến động giá sầu riêng: Xuất khẩu tăng cao, càng lo chất lượng

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:30
Mặc dù đem về kim ngạch xuất khẩu giá trị cao, nhưng sự “phát triển nóng” của sầu riêng đặt ra bài toán rủi ro về chất lượng.

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Bình Phước: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 407 triệu USD trong tháng 4

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt 407,3 triệu USD, tăng 7,58% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Bình Phước: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 407 triệu USD trong tháng 4

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt 407,3 triệu USD, tăng 7,58% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.