Bộ tộc ngàn năm đùa giỡn với 'tử thần'

Bộ tộc ngàn năm đùa giỡn với 'tử thần'

Thứ 2, 04/03/2013 | 07:41
0
Để được công nhận là một người trưởng thành và được tham gia vào các hoạt động kiếm ăn của đàn ông, những thanh niên đến tuổi phải đi cùng thợ săn của bộ tộc, tham gia vào hành trình săn một con vật khổng lồ đầy nguy hiểm, có thể đưa thợ săn về "chầu trời" bất cứ lúc nào sơ sểnh. Tuy nhiên, nghề đi săn này lại là nghề chính của bộ tộc, được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác đến hàng ngàn năm. Nghề đi săn gì mà thú vị đến vậy?

Loài vật khổng lồ ở Châu Phi

Cao nguyên Adamawa là một đồng cỏ rộng mênh mông ở miền trung Cameroon, gần khu vực biên giới giữa Cameroon và Nigeria. Nơi đây có một loài trăn khổng lồ có tên Anaconda làm tổ khắp nơi và chúng vô tình trở thành mục tiêu săn bắt của các thổ dân Gbaya. Bộ tộc thiểu số Gbaya có những thợ săn vô cùng dũng cảm, mưu trí, nhanh nhẹn. Để bắt được trăn Anaconda, thợ săn buộc phải mạo hiểm cả mạng sống chui vào những hang trú ngụ hẹp và sâu dưới lòng đất.

Loài trăn được biết đến là loài hiền lành hơn rắn, không có nọc độc nhưng vết trăn đớp cũng khiến cho người đi săn đau đớn và vết thương bị sưng tấy. Điều đáng sợ nhất ở loài trăn khổng lồ là chúng có thể cuốn chặt người đi săn tới nghẹt thở mà chết ngay trong hang.

> Ảnh bắt trăn khổng lồ trong hang

Lạ & Cười - Bộ tộc ngàn năm đùa giỡn với 'tử thần'

Những thợ săn vác chiến lợi phẩm về làng.

Trăn Anaconda được coi là loài trăn khủng khiếp nhất trên thế giới. Chúng có thể dài tới 10m và nặng hơn 100kg. Ở cao nguyên Adamawa có loài lợn khá lạ, gọi là lợn đất. Loài lợn này có sở thích đào hang và những hang động chạy ngang dọc dưới lòng đất chính là môi trường trú ngụ thích hợp với trăn Anaconda. Đến mùa sinh sản, trăn cái thường chui sâu xuống lòng đất ít nhất 15m để đẻ và bảo vệ trứng.

Trong trường hợp bất đắc dĩ phải đối mặt với kẻ thù, những con trăn sẵn sàng há miệng, nhe răng tấn công bất kỳ một kẻ xâm nhập nào vào trong hang ổ của chúng ngay lập tức. Trăn Anaconda bình thường rất hiền lành nhưng cũng hết sức hung dữ vào thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3. Đây cũng là thời điểm đi săn của người Gbaya. Bộ tộc Gbaya chọn khoảng thời gian này để đi săn bởi trăn không đi kiếm ăn mà sẽ ở trong hang làm ổ sinh sản hoặc lột da nên họ có thể dễ dàng xác định được hang trăn.

Thợ săn Gbaya sau khi săn được một con trăn khổng lồ, họ sẽ thu được lợi từ chiến lợi phẩm giá trị này. Đối với những con trăn còn sống và lành lặn, người thợ săn có thể bán cho lái buôn với giá hơn 100 USD. Nếu trăn chết, họ sẽ lột da, phơi khô thịt rồi mới bán. Giá của nó chỉ khoảng 60USD.

Cuộc đi săn đầy hiểm nguy

Ngày nay, dù đã có súng đạn, bẫy và nhiều phương tiện an toàn hơn để bắt trăn, nhưng người Gbaya vẫn chỉ sử dụng cách truyền thống từ hàng ngàn đời: Bắt trăn bằng tay không. Một nhóm thợ săn trăn thường khoảng 4-5 người. Họ chia nhau đi tìm hang trăn trên một diện tích khá rộng. Với kinh nghiệm dày dạn, họ sẽ nhận ngay ra hang động nào có trăn trú ngụ. Khi phát hiện có trăn, một người dũng cảm nhất sẽ được phân công chui xuống hang. Để an toàn, họ bọc cánh tay bằng thứ bảo hộ duy nhất hết sức thô sơ là một tấm da bò rất cứng. Hàm răng sắc nhọn của trăn cũng không thể cắn thủng được.

Trăn Anaconda là loài trăn khá thông minh nên người đi săn phải dùng tới mưu trí, mánh lới và mưu mẹo để dụ chúng. Bước đầu tiên thợ săn thực hiện là dùng cỏ khô hun khói vào một cửa hang do lợn đất đào mà thợ săn đoán có trăn làm tổ ở bên dưới. Dựa vào khói tỏa lên ở đầu bên kia, thợ săn sẽ xác định được ngõ ngách bên trong đường hầm. Khi đó họ sẽ quyết định chui vào bên trong hang để bắt được trăn cái. Họ dùng gỗ thông có nhựa và dễ bén lửa để soi đường.

Người thợ săn sẽ cầm theo bó bùi nhùi thổi soi đường và mảnh da thú lót tay để làm bảo hộ lúc chui vào hang. Người chui vào hang phải có sức chịu đựng rất lớn bởi cái nóng và sự chật chội của đường hầm khiến thợ săn toát mồ hôi như tắm. Nhưng cũng nhờ vậy mà thợ săn có thể bò nhanh và trơn tru hơn. Nhiều khi, họ phải chui trong lòng hang tới vài chục mét mới tìm thấy ổ trăn. Khi gặp ổ trăn, thợ săn phải bình tĩnh, tính toán mọi tình huống có thể xảy ra. Chỉ cần sơ suất nhỏ, họ có thể mất mạng vì bị trăn cuốn. Dưới độ sâu khoảng 15m, người thợ săn sẽ tìm thấy con trăn đang nằm cuộn tròn quanh đống trứng của nó.

Lạ & Cười - Bộ tộc ngàn năm đùa giỡn với 'tử thần' (Hình 2).

Vật bảo hộ chỉ là một miếng da bò thô sơ.

Đối mặt với trăn cái dưới lòng đất, người thợ săn phải nhanh chóng thổi lửa cháy to làm con vật lóa mắt. Trong lúc nó còn bị "choáng" vì khói, thợ săn sẽ nhanh tay tìm cách chộp lấy cổ con trăn hoặc dùng cánh tay bọc da thú đấm thẳng vào miệng nó rồi từ từ kéo con trăn ra ngoài. Quá trình này hết sức nguy hiểm bởi vừa kéo, họ vừa phải khống chế con trăn đang giẫy giụa trong khi phải tìm cách đi lùi ra ngoài. Thợ săn Gbaya còn một cách khác để dồn trăn vào một hang cố định là phóng hỏa đốt cỏ trên một vùng rộng lớn. Trăn vốn sợ lửa nên sẽ chui ngay vào trong hang trú ẩn.

Khi đó, việc còn lại của người thợ săn là chui vào hang và kéo con trăn khổng lồ ra ngoài. Khi lên đến mặt đất, con trăn khổng lồ sẽ tiếp tục giãy và tấn công kẻ kéo chúng ra khỏi hang. Người thợ săn phải hết sức khéo léo để thu phục được trăn và vác chiến lợi phẩm về làng sau cuộc chiến sinh tử đầy hiểm nguy.

Mỗi lần đi săn trăn như vậy, người Gbaya thường cùng nhau ngồi uống rượu để lấy dũng khí chui vào hang tối và tóm được con "quái vật" khổng lồ. Dù biết rằng loài trăn này không được giá trị như công sức họ bỏ ra nhưng những người Gbaya lại tìm thấy sự thích thú qua các chuyến đi săn. Họ cảm thấy khí chất của người đàn ông khi đi săn, một cách thách thức "tử thần" đầy thú vị.

Một thợ săn của Gbaya hồ hởi nói: "Khi được đi săn, tôi thấy được là chính mình. Tôi biết nghề này rất nguy hiểm nhưng tôi có rất nhiều kinh nghiệm, trăn khổng lồ sẽ phải khuất phục tôi thôi. Các con tôi rất thích được theo tôi để xem tôi trở thành anh hùng nhưng tôi không thể dẫn chúng theo được. Những con trăn sẽ tấn công bọn trẻ bất cứ lúc nào có cơ hội".

Mặc dù nghề săn trăn bằng tay không vô cùng nguy hiểm có thể mất mạng nếu sơ sẩy, nhưng có rất ít trường hợp thợ săn bị trăn giết. Dù vậy, ngày nay, nghề săn trăn bằng tay không ở bộ tộc này đã mai một. Nguyên nhân là ngoài việc trăn dần ít đi do nạn săn trăn tràn lan, thì giới trẻ không có đủ sự dũng cảm như người xưa. Lợi ích từ con trăn mang lại không xứng đáng để họ đánh đổi tính mạng. Bởi vậy, những thợ săn trăn còn lại ở bộ tộc Gbaya đều là những người đã có tuổi và họ làm công việc này mang tính truyền thống hơn là để kiếm tiền.                        

 Đôi nét về loài trăn khổng lồ

Loài trăn khổng lồ Anaconda có nhiều tên gọi và nhiều nghĩa khác nhau. Có tài liệu cho rằng, nó bắt nguồn từ chữ Henakanday trong thổ ngữ Sinhal (Sri Lanka), có nghĩa là "rắn thần sấm". Theo tiếng Tamil, nó có nghĩa là "thú giết voi", hoặc "kẻ giết bò tót". Cũng có tài liệu cho rằng, nó bắt nguồn từ chữ Anaikondran, có nghĩa là "con voi giết người". Người Tây Ban Nha đi khai phá Nam Mỹ gọi là Matatoro, nghĩa là "con bò giết người". Dù chưa có sự thống nhất trong cách giải thích, song những cách đó đều nói lên kích thước khổng lồ cũng như sự hung bạo của nó. Dù loài trăn này chậm chạp hơn các loại trăn sống trên cạn, song chúng lại rất khỏe. Nó có thể giết chết và nuốt chửng các loài vật lớn và khỏe như nai, hoẵng, báo, thậm chí trâu, bò, hà mã.

Loài lợn hiếm trên cao nguyên

Trên cao nguyên Adamawa còn có một loài ăn kiến Aardvark (hay còn gọi là lợn đất) sinh sống. Chúng có mõm như mõm lợn, tai to và vểnh như tai thỏ, thân hình giống loài gấu trong khi đuôi lại tròn và to như đuôi Kangaroo. Lợn Đất ăn kiến và mối để sinh sống và chỉ kiếm ăn vào ban đêm. Nhưng chúng có biệt tài đào đất rất nhanh do có móng cứng và đuôi khỏe để ủn đất ra ngoài. Chúng thường xuyên di chuyển và đi tới đâu đều đào hang ngang dọc tới đó. Những chiếc hang bỏ trống này lại trở nên hữu ích đối với loài trăn vì trăn không thể đào đất được. Do đó, chúng tận dụng các hang bỏ hoang của lợn đất để cư trú và sinh con đẻ cái.

A.M (Theo Discovery/Facts and Details)

Bộ tộc 'người ngoài hành tinh' ở Congo

Thứ 3, 05/02/2013 | 15:25
Bộ tộc Mangtebu tại nước Cộng hòa dân chủ Congo cho rằng, đầu càng dài thì càng ở tầng lớp cao và thông minh hơn những người khác. Họ chấp nhận đau đớn kéo đầu để được thông minh và được "đẹp hơn".

Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay

Thứ 2, 28/01/2013 | 08:33
Người Himba cho rằng, người của thế giới hiện đại bị bệnh ngoài da nên phải mặc quần áo để che đi cái phần xấu xí, lở loét.

Tục xăm mình rùng rợn của bộ tộc răng nhọn

Thứ 2, 14/01/2013 | 08:52
Người Mentawai coi việc mài răng là một cách làm đẹp và xăm mình là điều bắt buộc để đánh dấu từng giai đoạn trong cuộc đời.