Bức tranh đa màu trong xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang Trung Quốc

Nguyễn Phương Anh
Thứ 3, 14/02/2023 | 12:42
0
Bên cạnh mảng sáng từ thị trường xuất khẩu, nông sản và thuỷ sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự thay đổi của nông dân và doanh nghiệp.

Sáng 14/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới. Tham dự và chủ trì sự kiện có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoàn và Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu.

Từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Trung Quốc là một đối tác lịch sử, truyền thống và mang tính định hướng lâu dài. Chúng ta cần làm tốt công tác giao thương thương mại, góp phần nâng cao quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, giúp định hình, làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt - Trung”.

Chia sẻ câu chuyện về quan hệ buôn bán hai nước từ thời còn giao thương qua đường mòn, lối mở, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng thương nhân Trung Quốc đã mang nhiều kỹ thuật canh tác sang Việt Nam. Thành tựu ngành nông nghiệp thời gian qua có nhiều đóng góp của thương nhân Trung Quốc, bởi họ giúp giảm tình trạng thả nổi, sản xuất theo quán tính của bà con nông dân.

Tiêu dùng & Dư luận - Bức tranh đa màu trong xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại sự kiện.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Người nông dân nên bỏ dần tư duy buôn chuyến, bỏ từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng các đơn vị liên quan cam kết sẽ làm mọi cách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương với Trung Quốc, để hai bên có thể đồng hành một cách bền vững, lâu dài”.

Bộ trưởng nhận định mỗi thị trường có một văn hóa, mỗi người tiêu dùng có một thói quen. Việc thích ứng với những lệnh như 248, 249 và sắp tới là 259 sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu một cách bền vững.

Nhấn mạnh thông điệp “Chính phủ luôn đề cao thị trường Trung Quốc”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. Doanh nghiệp có bền vững thì đất nước mới bền vững. Thông qua giao thương kinh tế, Việt Nam muốn khẳng định là quốc gia sản xuất có trách nhiệm trên thế giới.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã xây dựng và triển khai nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển bền vững. Từ đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem 2023 là năm chuẩn hóa các công tác quản lý, từ khâu canh tác, logistics, cũng như quan hệ thương mại với các nước.

Chia sẻ thêm về thông điệp trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thị trường thế giới ngày càng trở nên khó đoán. Nhà sản xuất giờ không những phải đối đầu với biến đổi khí hậu mà còn phải ứng phó với biến chuyển xu thế tiêu dùng. Áp lực cạnh tranh giờ không dừng lại ở từ các nước láng giềng mà thậm chí đến từ chính thị trường trong nước.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nước bạn

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, trong quá trình mở cửa thị trường Trung Quốc, hai bên đã phối hợp ký kết và triển khai nhiều nghị định thư liên quan đến kiểm dịch thực vật.

Theo đó, các sản phẩm đã ký nghị định thư gồm: gạo, cám gạo, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối (truyền thống) và khoai lang. Các sản phẩm đang đàm phán để ký Nghị định thư là dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải và chôm chôm. Còn ớt, chanh leo đang được hướng dẫn xuất khẩu tạm thời. Hiện bưởi, các loại quả thuộc nhóm cây có múi và dừa đang đang đàm phán kỹ thuật.

Tiêu dùng & Dư luận - Bức tranh đa màu trong xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang Trung Quốc (Hình 2).

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT.

Nhấn mạnh Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, ông Đạt nêu một số thay đổi của thị trường này như: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức tiểu ngạch; yêu cầu phải đàm phán mở cửa thị trường đối với từng loại sản phẩm; quản lý sản phẩm nhập khẩu theo hình thức ký kết Nghị định thư; yêu cầu khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Bên cạnh đó, ông Huỳnh Tấn Đạt chỉ rõ những khó khăn của ngành sản xuất trong nước như: Mạo danh mã số, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu; chưa có hồ sơ hoàn thiện và biện pháp kỹ thuật để làm cơ sở đàm phán. Với riêng Lệnh 248, 249, ông Đạt đánh giá yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm rất cao. Do đó, doanh nghiệp trong nước phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tương đương với HACCP.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả cho biết, Trung Quốc tiến tới tăng cường nhập khẩu rau quả từ khối ASEAN. Thông qua Hiệp định RCEP, doanh nghiệp các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có nhiều điều kiện tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân.

Theo ông Nguyên, khó khăn lớn nhất trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là còn tới 7/12 mặt hàng xuất khẩu chưa có nghị định thư. Điều này khiến một số mặt hàng chủ lực như thanh long, xoài, mít khó phát huy hết tiềm năng.

Đồng thời, thời gian xét duyệt mã số vùng trồng, mã số đóng gói còn lâu. Ông lấy ví dụ như thanh long cần khoảng 6-7 tháng để được phê duyệt, sầu riêng có tiềm năng và giá trị lớn nhưng mã số cấp còn ít, chiếm khoảng 5% tổng diện tích vùng trồng.

Qua hội nghị, ông Nguyên đề nghị các cơ quan quản lý quan tâm hơn nữa đến mặt hàng rau quả, để sản phẩm này nâng cao giá trị hơn nữa trong tương lai.

Kiến nghị từ phía Trung Quốc

Về phía nước bạn, ông Lỗ Siêu, đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng trong đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhập khẩu nông sản, thuỷ sản Việt Nam. Theo đó, Lệnh 248 và 249 dựa trên các quy định trước đó của Trung Quốc, chú trọng vào vệ sinh an toàn thực phẩm, quy rõ trách nhiệm của từng khâu. 

Ông Lỗ Siêu cho biết: “Các Lệnh 248, 249 tạo thành hệ thống bảo vệ cho người tiêu dùng, bảo vệ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Từ các khâu truy xuất mã vùng trồng, vùng nuôi, đóng gói, vận chuyển,... đều được tách bạch”.

Chính vì vậy, ông đề nghị các doanh nghiệp hai nước có thể vào trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xem xét cụ thể loại nông sản, thủy sản nào cần đăng ký để xuất khẩu chính ngạch, loại nào cần có đảm bảo của doanh nghiệp Trung Quốc, thông qua kênh chính thức.

Tiêu dùng & Dư luận - Bức tranh đa màu trong xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang Trung Quốc (Hình 3).

Phía Trung Quốc cho rằng, Việt Nam nên ​​tạo điều kiện cho hoạt động thu mua online, giảm thời gian thông quan (Ảnh Hữu Thắng).

Vị đại diện khẳng định: “Tổng cục Hải quan Trung Quốc luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc bảo đảm môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh, nguyên tắc cao nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Cùng chia sẻ tại hội nghị, ông Vương Chính Ba, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Tây cho biết, nông sản Việt Nam được yêu thích ở Trung Quốc, từ những mặt hàng quen thuộc như sầu riêng, mít, thanh long... cho đến cà phê. Chính vì vậy, ông Chính Ba kiến nghị, Việt Nam nên ​​tạo điều kiện cho hoạt động thu mua online, tìm cách giảm bớt thời gian thông quan trong xuất khẩu hàng từ qua đường bộ, đường sắt, đường biển. 

Ông Vương bày tỏ mong muốn doanh nghiệp Việt Nam liên hệ để hai bên hợp tác. Sắp tới, Hội chợ thường niên Trung Quốc – ASEAN sẽ được tổ chức tại thủ phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây. Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Tây hy vọng doanh nghiệp hai bên sẽ gặp nhau tại đây và có nhiều hợp đồng lớn được ký kết.

[E] Xuất nhập khẩu năm 2023 - điều gì đang đợi?

Thứ 6, 10/02/2023 | 09:00
Theo ông Trần Thanh Hải, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 sẽ có thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn.

Mảng màu xám trong bức tranh kinh doanh thủy sản quý IV/2022

Thứ 2, 06/02/2023 | 11:22
Cuối năm 2022, ngành thuỷ sản chịu nhiều tác động do ảnh hưởng bởi thị trường, điều này điều này thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh bấp bênh của các doanh nghiệp.

Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản cần phân tích sâu về thị trường

Thứ 5, 02/02/2023 | 22:12
Năm 2023, Tổ 970 tiếp tục triển khai diễn đàn với mục tiêu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xúc tiến thương mại với các thị trường quốc tế.

Bộ NN-PTNT sẽ chủ trì tháo gỡ rào cản trong xuất, nhập khẩu nông sản

Thứ 6, 23/12/2022 | 08:38
Theo nghị định mới, Bộ NN-PTNT có nhiệm vụ thúc đẩy đàm phát nhằm mở cửa thị trường nông sản; phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Xúc tiến xuất khẩu sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc

Thứ 7, 10/12/2022 | 13:43
Doanh nghiệp kiến nghị tăng cường xuất sầu riêng đông lạnh bên cạnh sầu riêng tươi bởi giá trị kinh tế cao, có thời điểm có thể đạt 13.000 - 15.000 USD/tấn sản phẩm.
Cùng tác giả

Cổ phiếu của Gạo Trung An bị hủy niêm yết bắt buộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023, 78 triệu cổ phiếu TAR của Trung An sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/5.

Không còn kinh doanh dưới giá vốn, Dabaco báo lãi tăng vọt

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:13
Nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm, sản lượng thức ăn chăn nuôi và giá lợn tăng nên Dabaco báo lãi 72 tỷ đồng trong quý I/2024, cải thiện so với số lỗ cùng kỳ.

Sử dụng đòn bẩy tài chính cao, Lộc Trời vẫn chìm trong thua lỗ

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Sử dụng đòn bẩy tài chính cao để đảm bảo cho việc vận hành được ổn định, Tập đoàn Lộc Trời vẫn báo lỗ 96 tỷ đồng bất chấp doanh thu tăng mạnh trong quý I/2024.

40% người trên 60 tuổi tại Châu Á - Thái Bình Dương không có lương hưu

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:04
Bảo hiểm y tế, kế hoạch hưu trí do chính phủ hỗ trợ,... là một trong những biện pháp được ADB khuyến nghị để hỗ trợ quá trình già khóa khỏe mạnh, đảm bảo kinh tế.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường xử lý vi phạm IUU

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:26
Bộ NN&PTNT yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu của các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản.
Cùng chuyên mục

Du lịch Huế "bội thu" dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:32
Số lượng khách du lịch đến Huế trong dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cao hơn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít sau kỳ nghỉ lễ

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:08
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (2/5).

Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng “thắng lớn” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Thế mạnh du lịch biển giúp du khách ùn ùn kéo đến Quảng Ninh và Hải Phòng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vượt xa kỳ vọng của 2 địa phương về cả số lượng lẫn doanh thu.
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng “thắng lớn” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Thế mạnh du lịch biển giúp du khách ùn ùn kéo đến Quảng Ninh và Hải Phòng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vượt xa kỳ vọng của 2 địa phương về cả số lượng lẫn doanh thu.

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Kiên Giang: Đón hơn 270 ngàn du khách dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Theo thống kê trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Kiên Giang ước đón 272.547 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Khánh Hòa: Doanh thu du lịch đạt hơn 1.306 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 4, 01/05/2024 | 18:41
Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 – 1/5), Khánh Hòa đón 969.955 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng. Công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú khoảng 87,4%.