Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên

Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên

Nguyễn Hữu Phương
Thứ 4, 14/12/2022 | 15:00
0
Habeco thường xuyên ghi nhận doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, các khoản chi phí "khủng" đã ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của đơn vị này.

Bộ máy "cồng kềnh" với 16 công ty con

Theo thông tin ghi nhận tại thời điểm cuối quý 3/2022, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có 16 công ty con kinh doanh đa dạng, nằm tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ với tổng vốn đầu tư khoảng 990 tỷ đồng. Trong đó, có một số công ty con được Habeco đầu tư với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, Habeco cũng đầu tư theo hình thức liên doanh liên kết vào 6 công ty khác với số tổng vốn hơn 220 tỷ đồng.

Trong số các công ty con được Habeco đầu tư lớn có thể kể tới như: Công ty Cổ phần ĐTPT công nghệ Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Habeco góp 96,1% vốn; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Trị vốn điều lệ 110 tỷ đồng, Habeco góp 98,56% vốn điều lệ; Công ty CP Habeco Hải Phòng có vốn điều lệ 160 tỷ đồng, Habeco góp 75,83%; Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ An có vốn điều lệ 180 tỷ đồng, Habeco góp 51%; Công ty Cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội có vốn điều lệ 200 tỷ, Habeco góp 54,29%.

Các công ty con khác có số vốn ít hơn, dao động từ 50 tới dưới 100 tỷ đồng như: Công ty THHH MTV TM Habeco sở hữu 100% vốn điều lệ với 100 tỷ đồng; Bia Hà Nội - Thanh Hóa sở hữu 55% của 114 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Hải Phòng nắm 65% của 91 tỷ vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Quảng Bình nắm 62% của 58 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Quảng Ninh nắm 52% của 15 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Thái Bình nắm 66% của 77 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Nam Định nắm 51% của 20 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Hải Dương nắm 55% của 40 tỷ đồng vốn điều lệ...

Hồ sơ doanh nghiệp - Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên

Habeco đầu tư vào 16 công ty con, phân bố tại nhiều khu vực và nhiều mảng kinh doanh.

Ngoài ra, là 6 công ty liên kết mà Habeco góp vốn cụ thể là: Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài góp 11 tỷ đồng, Công ty CP Vận tải Habeco góp 7 tỷ đồng, Công ty CP Harec Đầu tư và thương mại góp 25 tỷ đồng, Công ty TNHH thủy tỉnh San Miguel Yamamura Hải Phòng góp 43 tỷ đồng, Công ty bao bì Habeco góp 16 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là Công ty CP đầu tư và phát triển Habeco với vốn điều lệ lên tới 300 tỷ đồng và Habeco góp 45% trị giá 135 tỷ đồng.

Các công ty con này của Habeco ngoài việc vừa trực tiếp sản xuất, đồng thời góp phần tham gia hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khác của công ty mẹ Habeco.

Mặt khác, ngoài các công ty con kể trên là loạt các công ty "cháu, chắt" được thành lập, trực thuộc các công ty con thành viên của Habeco. Từ đó tạo nên hệ sinh thái rộng lớn, với nhiều mối quan hệ chằng chịt liên quan tới Tổng công ty này. Đồng thời, kéo theo đó là khoản chi phí nghìn tỷ để có thể duy trì vận hành bộ máy “khủng” này.

Nhiều khoản chi phí tăng mạnh trong kỳ

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) tiền thân là nhà máy bia được xây dựng từ năm 1890. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Habeco là ông lớn của ngành bia rượu và nước giải khát tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ.

Với thị trường rộng lớn, Habeco luôn có sản lượng bán ra các loại sản phẩm lên tới hàng trăm triệu lít mỗi năm, đi kèm là doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản chi phí lớn đang "bào mòn" lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp này.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, 9 tháng đầu năm, Habeco ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Mức doanh thu này đã tăng khoảng 900 tỷ đồng và tương đương mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Đi cùng với doanh thu trên, trong kỳ đơn vị ghi nhận giá vốn lên tới 4.246 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp ghi nhận còn 1.682 tỷ đồng.

Tiếp đó, Habeco cũng đã phải chi khoảng 1.220 tỷ đồng cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó, có 868 tỷ đồng là chi phí bán hàng và hơn 352 tỷ đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí này đã chiếm gần 73% lợi nhuận gộp của Habeco, góp phần lớn khiến lợi nhuận sau thuế của công ty này xuống còn 475 tỷ đồng. 

Nếu so sánh với một năm trước đó, 2 khoản chi phí trên đã tăng lần lượt khoảng 30% và 20% mỗi khoản mục. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2021, các khoản chi phí trên ghi nhận lần lượt là 669 tỷ đồng và 292 tỷ đồng.

Như vậy, trong kỳ này, tỷ lệ tăng của 2 khoản chi phí trên lớn hơn so với mức gia tăng của doanh thu (tăng 17%), nên đồng nghĩa với việc Habeco đã phải chi ra nhiều chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn so với cùng kỳ để có thể tăng thêm 1 đồng doanh thu, qua đó phần nào cho thấy sự hạn chế trong công tác quản trị chi phí tại tổng công ty trong kỳ này. 

Ngoài ra, kết quả sản xuất kinh doanh của một số công ty thành viên của Habeco ghi nhận các kết quả trái ngược trong kỳ.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, Công ty Bia Hà Nội - Hải Dương lũy kế 9 tháng ghi nhận lợi nhuận khoảng 10,3 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội ghi nhận 16 tỷ đồng; Công ty CP Habeco Hải Phòng 4 tỷ đồng... trong khi đó, Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội ghi nhận âm 8 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm nay; Bia Hà Nội - Thanh Hóa ghi nhận lỗ lũy kế 24 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ thoát lỗ nhờ bù đắp từ khoản lợi nhuận khác 37 tỷ đồng.

Hồ sơ doanh nghiệp - Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên (Hình 2).

Bia Hà Nội - Thanh Hóa là một trong những công ty con trong "gia đình" Habeco có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Sau 9 tháng đầu năm 2022, Bia Hà Nội - Thanh Hóa ghi nhận kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. 

Cũng theo báo cáo tài chính quý 3/2022, Habeco ghi nhận tài sản ở mức 7.200 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 100 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn ghi nhận mức hơn 4.740 tỷ đồng chiếm 66% tổng tài sản và tăng khoảng 300 tỷ so với đầu năm. Theo đó, mức tăng này chủ yếu tới từ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với gần 200 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn khoảng 100 tỷ đồng.

Trong kỳ, tài sản dài hạn của Habeco ghi nhận 2.459 tỷ đồng, giảm 300 tỷ so với thời điểm đầu năm 2.745 tỷ đồng, trong đó, tài sản cố định ghi nhận giảm từ mức 2.088 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống còn 1.820 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, Habeco ghi nhận biến động tăng 100 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản nợ phải trả ghi nhận giảm khoảng 350 tỷ đồng về mức 1.894 tỷ đồng, tuy nhiên, vốn chủ sở hữu tăng khoảng 470 tỷ đồng, đạt mức 5.305 tỷ đồng.

Trong kỳ, chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối ghi nhận tăng tương ứng 430 tỷ đồng, lũy kế lên mức 760 tỷ đồng. Khoản lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng khoảng 30 tỷ đồng so với đầu năm, lũy kế 673 tỷ đồng.

Theo thông tin công bố, Bộ Công Thương nắm 81,79% cố phần của Habeco và cũng đã trình Chính phủ về kế hoạch thoái vốn Nhà nước và đang chờ quyết định. Theo đó, hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco sẽ ảnh hưởng rất lớn tới số tiền mà Nhà nước có thể thu được khi thoái vốn khỏi đơn vị này.

Bán 12 triệu lít, lợi nhuận công ty con của Bia Thanh Hóa ra sao?

Thứ 7, 19/11/2022 | 16:08
Trong quý 3/2022, Habeco Miền Trung đã bán khoảng 12 triệu lít sản phẩm các loại, tuy nhiên kết quả từ hoạt động kinh doanh vẫn ghi nhận khoản lỗ gần 14,4 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu Bia Hà Nội-Thanh Hóa đang như thế nào?

Thứ 6, 28/10/2022 | 20:00
Chỉ 2 trong số 10 phiên gần đây, cổ phiếu THB có phát sinh giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và khối lượng cũng chỉ vỏn vẹn 1.200 cổ phiếu.

Bia Hà Nội-Thanh Hóa quý thứ 3 liên tiếp kinh doanh thua lỗ

Thứ 5, 27/10/2022 | 18:00
Trong kết quả kinh doanh quý 3/2022 vừa công bố, Công ty Bia Hà Nội - Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm.

Bia Hà Nội - Thanh Hóa tiếp điệp khúc doanh thu khủng, lợi nhuận mỏng

Thứ 4, 28/09/2022 | 21:00
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận doanh thu khủng nhưng lợi nhuận vẫn rất èo uột.

Di dời Nhà máy bia Hà Nội khỏi “đất vàng” Thủ đô

Thứ 6, 24/06/2022 | 15:03
Nhà máy Bia Hà Nội và 8 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên sẽ di dời theo quy hoạch trong 5 năm tới.

Bia Hà Nội muốn thay thế đại diện Carlsberg bằng sếp người Việt

Thứ 3, 17/12/2019 | 12:50
Sau nhiều lần thỏa thuận bất thành, Habeco muốn miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Stefano Clini và bầu bổ sung ông Bùi Hữu Quang.
Cùng tác giả

Thanh Hóa: Thu ngân sách 4 tháng bằng nửa năm dự toán

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:25
Chỉ sau 4 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 18.200 tỷ đồng, tương đương 51% dự toán thu ngân sách của địa phương này trong năm 2024.

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Thanh Hóa: Dồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:00
Những năm qua, Thanh Hóa chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.

Cổ phiếu Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:00
Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn (Mã: AAT) vào diện cảnh báo.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Gửi 42.600 tỷ đồng ở ngân hàng, PV Gas mang về 436 tỷ đồng tiền lãi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:39
Hơn 46% tài sản của PV Gas nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với 42.613 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận lượng tiền nắm giữ cao kỷ lục của DN.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều chủ doanh nghiệp nợ thuế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:00
Cục Thuế tỉnh An Giang đã ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang nợ thuế trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hồ Nam: Bamboo Capital đã chuẩn bị cho chuyển giao thế hệ

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:38
Theo ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT BCG, việc ông từ nhiệm không phải rời đi mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một cương vị mới.

Chủ tịch Bamboo Capital xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:26
Ngay sau khi được bầu vào HĐQT Eximbank, ông Nguyễn Hồ Nam đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital với lý do tập trung công tác phụ trách...
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Ông Nguyễn Hồ Nam: Bamboo Capital đã chuẩn bị cho chuyển giao thế hệ

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:38
Theo ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT BCG, việc ông từ nhiệm không phải rời đi mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một cương vị mới.

An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều chủ doanh nghiệp nợ thuế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:00
Cục Thuế tỉnh An Giang đã ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang nợ thuế trên địa bàn.