'Bún chửi' Hà Nội lên CNN: Sao phải xấu hổ?

'Bún chửi' Hà Nội lên CNN: Sao phải xấu hổ?

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:18
0
Có rất nhiều tranh luận nổ ra xung quanh việc quán "bún chửi" ở phố Ngô Sĩ Liên – Hà Nội được lên sóng CNN.

Đã có hai luồng phản ứng trái ngược nổ ra ngay sau khi đoạn phóng sự về quán "bún chửi" ở Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) được đầu bếp nổi tiếng người Mỹ: Anthony Bourdain o bế và giới thiệu trên kênh truyền hình CNN.

Người thì tự hào - đương nhiên, ngoài những món ăn đã quá cũ trong tư duy của các nước bạn về văn hóa ẩm thực Việt Nam như phở, nem rán, bỗng dưng thời gian gần đây, chúng ta lại đóng góp thêm một món ăn đặc trưng nữa trên bản đồ thực phẩm thế giời: Bún. Cụ thể là bún chả và “bún chửi”.  

Xi nhan Trái Phải - 'Bún chửi' Hà Nội lên CNN: Sao phải xấu hổ?

 Bà chủ quán bún chửi với lời "đuổi khách" - tạm dịch: "Hãy ra khỏi đây". Ảnh cắt từ clip.

Nhưng với tư duy “tốt khoe, xấu che”, nhiều người không tránh khỏi sự xấu hổ, ê chề, nhục nhã khi thứ văn hóa dịch vụ đi giật lùi với sự phát triển lại được “khoe” ra thế giới như một nét đặc trưng ấn tượng của ẩm thực.

Thôi thì ai cũng có cái lý của họ để biện minh cho xúc cảm và quan điểm của mình. Nhưng dù có nói như thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn không thể chối bỏ sự thật là những hàng quán “chửi” (phở chửi, cháo chửi, bún chửi…) thu hút rất nhiều thực khách từ bình dân đến sành sỏi, từ trong nước ra đến nước ngoài.

Với sự phát triển và cạnh tranh chóng mặt về dịch vụ ẩm thực, hàng quán như hiện nay, những thực khách không quá khó khăn khi tìm kiếm một quán ăn hợp khẩu vị. Điều đó cũng một phần khẳng định rằng những quán ăn “chửi” không đơn thuần thu hút khách hàng bởi đồ ăn ngon mà có lẽ còn bởi nhiều yếu tố văn hóa khác. Và chắc chắn yếu tố ấy chính là “chửi”.

Từ thời Tam Quốc, người ta đã nói đến thứ “đặc sản” này của nhân loại. Trong Tam quốc chí, người viết đã kể rất kĩ về những "mạ thủ" (người chửi). Chỉ những người có giọng tốt, ngữ điệu phải chắc chắn, cong cớn mới được đứng ở hàng đầu để gào to, xỉ mắng đối phương khiến đối phương chùn bước. Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Thục đã từng mắng chết Tư đồ Vương Lãng của nhà Ngụy ngay tại trận.

Xi nhan Trái Phải - 'Bún chửi' Hà Nội lên CNN: Sao phải xấu hổ? (Hình 2).

 Đầu bếp Bourdain thưởng thức món ăn ở quán "bún chửi". Ảnh cắt từ clip.

Hay ở Ukraine hiện tại có cả cuộc thi chửi được tổ chức hàng năm có mục đích để thanh niên làm quen với văn hóa chửi của dân tộc và nâng cao tình yêu nước.

Cho đến Việt Nam, trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”.

Vậy, chúng ta không thể chối từ việc “chửi” cũng là một thứ văn hóa, nghệ thuật. Người chửi đương nhiên là một nghệ sĩ. Và tìm đến quán để ăn và nghe chửi (gọi tắt là “ăn chửi”) cũng là một hình thức thưởng thức nghệ thuật.

Dự đoán trong tương lai, những món “ăn chửi” như thế này sẽ còn phát triển hơn khi con người ta quá ngán những thứ mơn trớn, ngọt ngào đầy giả dối.

Không những vậy, thái độ “bất cần khách” của chủ quán lại là một yếu tố khiến quán bún đó có sức hút hơn.

Ai cũng biết làm kinh doanh, mục đích chính là tạo ra lợi nhuận. Khách hàng chính là thước đo của mục đích đó. Điều này chắc hẳn bà chủ quán “bún chửi” hiểu rất rõ. Người làm kinh doanh phải là người cân bằng được cán cân chất lượng và lợi nhuận. Khi chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng đồng nghĩa với việc chất lượng bị bỏ ngỏ và ngược lại.

Vì vậy thái độ không “thèm” chạy theo lợi nhuận của chủ quán “bún chửi” đã phần nào minh chứng cho chất lượng của sản phẩm bà bán ra.

Ai tự hào, ai xấu hổ mặc ai, quán “bún chửi” của bà vẫn đông nườm nượp. Có lẽ giờ đây người ta bỏ tiền ra không chỉ để mua vui cho dạ dày mà còn để khẳng định sức chịu đựng của bản thân.

Bùn, đất nếu ăn được còn trở thành đặc sản thì tại sao chúng ta phải xấu hổ khi có những quán ăn bán thứ “một công đôi việc”: Chẳng những được ăn ngon mà còn học được cách phải nhẫn nhịn trước những điều vô lý. Ấy chẳng phải lợi quá hay sao! Có gì phải xấu hổ?

Vả lại từ lâu lắm rồi, chúng ta mặc định “chửi” cũng là một thứ để ăn và việc “ăn chửi” cũng là việc bình thường đấy thôi!

 Bảo Trang

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Chuyên mục Đa Chiều đưa ra những góc nhìn khác nhau về các vấn đề thời sự - xã hội nóng thu hút dư luận. Độc giả có thể bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc phản biện về vấn đề quan tâm. Xin vui lòng gửi thư về địa chỉ: toasoan@nguoiduatin.vn. Mọi quan điểm của độc giả đều cần được tôn trọng!

Vụ CSHS xô xát với phóng viên: Để không còn những cái ‘gạt tay’

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:14
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả điều tra vụ xô xát giữa phóng viên báo Tuổi trẻ TP. HCM và chiến sĩ Công an huyện Đông Anh trên cầu Nhật Tân ngày 23/9.

‘Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’ và sự phản trắc của một loài hoa

Thứ 6, 23/09/2016 | 15:01
Tưởng chừng như câu ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là ca ngợi phẩm chất của hoa sen nhưng thực ra nó chỉ khiến loài hoa này trở nên xấu xí hơn.

Trồng cây dưới đường sắt trên cao: Đừng phá Hà Nội bằng định kiến

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:16
Dọn cỏ cũng kêu, không dọn cũng kêu, chặt cây thì bức xúc, trồng thêm cây thì ngỡ ngàng. Đúng là không thể hiểu và cũng chẳng thể chiều nổi người dân.

Vụ CSHS xô xát với phóng viên: Để không còn những cái ‘gạt tay’

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:14
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả điều tra vụ xô xát giữa phóng viên báo Tuổi trẻ TP. HCM và chiến sĩ Công an huyện Đông Anh trên cầu Nhật Tân ngày 23/9.

‘Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’ và sự phản trắc của một loài hoa

Thứ 6, 23/09/2016 | 15:01
Tưởng chừng như câu ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là ca ngợi phẩm chất của hoa sen nhưng thực ra nó chỉ khiến loài hoa này trở nên xấu xí hơn.

Trồng cây dưới đường sắt trên cao: Đừng phá Hà Nội bằng định kiến

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:16
Dọn cỏ cũng kêu, không dọn cũng kêu, chặt cây thì bức xúc, trồng thêm cây thì ngỡ ngàng. Đúng là không thể hiểu và cũng chẳng thể chiều nổi người dân.
Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.