Bước ngoặt về thuế suất doanh nghiệp của nhóm các nước OECD

Bước ngoặt về thuế suất doanh nghiệp của nhóm các nước OECD

Thứ 7, 09/10/2021 | 14:05
0
136 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm hơn 90% GDP toàn cầu đã thống nhất áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15%.

Vào thứ Sáu ngày 8/10, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố nhất trí sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu là 15%. Đây là một bước đột phá lớn về thuế suất doanh nghiệp của nhóm các quốc gia phát triển, sau nhiều năm bất đồng. Bởi khi thỏa thuận được thực thi, nó không chỉ áp đặt mức thuế doanh nghiệp tối thiểu mà còn buộc các công ty phải nộp thuế tại nơi hoạt động, thay vì chỉ nộp thuế ở nơi họ đặt trụ sở chính như trước đây.

Đại diện Tổ chức OECD cho biết: “Với sự tham gia của 136 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm hơn 90% GDP toàn cầu, thỏa thuận mang tính bước ngoặt này sẽ phân bổ lại hơn 125 tỷ USD lợi nhuận của khoảng 100 công ty đa quốc gia (MNEs) lớn nhất, đảm bảo rằng các công ty này sẽ phải nộp thuế dù kinh doanh ở bất kỳ đâu. Từ đó tạo sự công bằng cho nền kinh tế toàn cầu”.

Thế giới - Bước ngoặt về thuế suất doanh nghiệp của nhóm các nước OECD

Trụ sở chính OECD đặt tại Paris,Pháp. Ảnh: OECD.

Mức tăng thuế suất có lộ trình dài hạn

Thỏa thuận thuế toàn cầu được công bố sau khi thực hiện một số điều chỉnh so với văn bản đề xuất ban đầu. Đáng chú ý là thuế suất 15% sẽ không tăng ngay lập tức và các doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức thuế mới.

Trên thực tế, điều này gây tác động đáng kể đối đến các nền kinh tế nhỏ. Chẳng hạn, Ireland lâu nay vẫn phản đối việc tăng thuế doanh nghiệp do nước này thường tận dụng mức thuế thấp để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng nhờ cam kết trong văn bản sau sửa đổi rằng sẽ có khoảng thời gian thực hiện được kéo dài nên Ireland đã đồng ý tham gia thỏa thuận.

Một trường hợp khác cũng đã thay đổi quyết định tham gia là Hungary. Quốc gia này từ lâu vẫn lưỡng lự về khả năng đạt được mức thuế chung toàn cầu, đã đồng ý với thỏa thuận mới sau khi nhận được cam kết rằng mức thuế sẽ áp dụng dài hạn.

Các quốc gia thành viên hiện đang tiếp tục giải quyết một số vấn đề quan trọng để thỏa thuận đạt được hiệu lực vào năm 2023. Một trong những nội dung đang cần được tiếp tục thảo luận và thống nhất là công thức để xác định số thuế phải nộp tại các khu vực pháp lý khác nhau.

Nguyên nhân áp thuế chung

Nguyên nhân các nhà lãnh đạo OECD đưa ra thỏa thuận này một phần vì đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về một chính sách thuế công bằng hơn càng trở nên bức thiết, trong bối cảnh các chính phủ đang vật lộn tìm thêm nguồn thu ngân sách. 

Khi đắc cử vào năm 2020, Tổng thống Joe Biden cũng đã tuyên bố rằng muốn đánh thuế người giàu nhiều hơn để giải quyết tình trạng bất bình đẳng. Ông xác định chính sách đối ngoại của Mỹ là một “chính sách đối ngoại cho tầng lớp trung lưu”. Nội dung là đặt người lao động làm trung tâm, ra quyết sách an ninh quốc gia trên cơ sở lợi ích người lao động, chứ không chỉ là lợi ích của các công ty và tập đoàn lớn.

Thế giới - Bước ngoặt về thuế suất doanh nghiệp của nhóm các nước OECD (Hình 2).

Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Ảnh: Getty Images

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho rằng thỏa thuận là “một thành tựu quan trọng về ngoại giao kinh tế của cả một thế hệ”. Bà hoan nghênh nhiều quốc gia đã “quyết định chấm dứt cuộc chạy đua về thuế doanh nghiệp” và bày tỏ mong muốn rằng Quốc hội Mỹ sẽ nhanh chóng thông qua để thỏa thuận có hiệu lực tại nước này.

“Thực tế, nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên dễ dàng hơn để kiếm việc làm, kiếm sống, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh”, bà Yellen nhận định về thỏa thuận mới.

Phạm Thu Thanh (theo CNBC)

Giảm dự báo chỉ số tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021

Thứ 4, 29/09/2021 | 20:21
Dựa trên thông số dự báo mà các chuyên gia đưa ra, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng chậm.

Vì sao Chính phủ Anh tung ra gói hỗ trợ cho công ty phân bón Mỹ?

Thứ 5, 23/09/2021 | 20:16
Bộ trưởng Môi trường Anh nhận định thỏa thuận hỗ trợ cho CF Industries sẽ tốn hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu bảng Anh, nhưng cần thiết nhằm ổn định thị trường.

Mỹ triệu hồi hàng chục triệu xe điều tra lỗi tại cụm bơm túi khí

Thứ 2, 20/09/2021 | 19:55
Cuộc điều tra của NHTSA sẽ khiến hàng chục triệu xe đã tung ra thị trường phải thu hồi và gây ảnh hưởng tới uy tín của nhiều thương hiệu xe nổi tiếng.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.