Bác sỹ thờ ơ bệnh nhân vì thiếu... phong bì lót tay?

Bác sỹ thờ ơ bệnh nhân vì thiếu... phong bì lót tay?

Thứ 3, 07/05/2013 | 08:32
0
Trao đổi với PV, GS. Nguyễn Minh Thuyết- nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho rằng: Y thuật và y đức yếu kém của một bộ phận thầy thuốc cùng với thông tin bị che giấu là những nguyên nhân dẫn đến sự bức xúc và hành vi quá khích của người nhà bệnh nhân.

Yếu chuyên môn, bác sỹ "tuyên án tử" cho bệnh nhân 

Thưa ông, ông nghĩ như thế nào khi gần đây có nhiều người nhà bệnh nhân bức xúc phản ánh sự tắc trách của các y, bác sỹ trong khám chữa bệnh gây ra những cái chết oan uổng?

Nguyên nhân của những trường hợp đó nếu không phải là y thuật (năng lực chuyên môn) yếu thì cũng là y đức kém của người thầy thuốc. Tôi nhớ, trước đây, có vị lãnh đạo của Quốc hội (đã nghỉ hưu) bị bệnh. Bác sỹ khẳng định ông bị ung thư và chỉ định điều trị bằng chiếu xạ. Càng chiếu xạ, sức khoẻ ông càng yếu đi, đến mức tưởng không qua khỏi. Sau đó, Trung ương hỗ trợ gia đình một phần kinh phí đưa ông ra nước ngoài chữa bệnh. Bác sỹ nước ngoài khẳng định ông không bị ung thư và chuyển hướng điều trị. Kết quả, ông được chữa khỏi bệnh, lại đi họp Quốc hội bình thường.

Một thời gian sau, ông đi khám lại. Qua chiếu chụp, bác sỹ kết luận ông bị di căn toàn cơ thể. Ông lại ra nước ngoài kiểm tra thì không phải di căn mà đó là những vết sẹo dấu tích của những lần xạ trị trước đây. Điều này cho thấy, có những trường hợp bệnh nhân ốm nặng hơn hoặc tử vong là do yếu kém trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tỷ lệ mắc lỗi này ở bệnh viện tuyến dưới lớn hơn. Vì thế, người dân ít tin bệnh viện tuyến dưới, mà đổ xô lên tuyến trên. Bên cạnh y thuật, y đức cũng là nguyên nhân quan trọng.

Tạm chưa nói chuyện phong bì phong bao, nếu thầy thuốc có tinh thần trách nhiệm cao thì không thể nào không phát hiện ra viêm phổi, khiến người bệnh tử vong được. 

> Đọc thêm: Bệnh nhân phải vái lạy bác sỹ để được cấp cứu

Xã hội - Bác sỹ thờ ơ bệnh nhân vì thiếu... phong bì lót tay?

 GS. Nguyễn Minh Thuyết- nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội

Trong vụ việc người nhà bệnh nhân phản ứng với bệnh viện đa phần có chuyện y bác sỹ thờ ơ, chậm trễ điều trị cho bệnh nhân do chưa có... phong bì lót tay. Ông nghĩ sao về điều này?

Đây là cách hành xử hoàn toàn trái ngược với những lời thề thiêng liêng của người hành nghề y. Người thầy thuốc làm nhiệm vụ cứu người thì trong bất cứ trường hợp nào cũng phải đặt sức khoẻ, tính mạng của bệnh nhân lên trên hết. Những chuyện đau lòng như bệnh nhân lên bàn mổ, thầy thuốc còn mặc cả tiền hay yêu sách: "Đưa bảo hiểm đây đã" khiến cho bệnh nhân và người nhà họ bức xúc. Hoặc những chuyện "không phải tiếu lâm" như có 50.0000 đồng thì tiêm và thay băng không đau, có 100.000 đồng thì khám trước,... tất cả những chuyện đó không chỉ làm xấu mặt ngành y mà còn lan truyền rộng trong dân, khiến có chuyện gì xấu xảy ra với bệnh nhân là người ta nghĩ ngay đến nguyên nhân thiếu "thủ tục đầu tiên" và uất ức, dẫn đến những hành vi quá khích.

Và vì mất lòng tin nên mới có chuyện hơi một chút là người ta đến kiện cáo, đòi "tính sổ" với bác sỹ và bệnh viện.

Công khai thông tin, xử lý nghiêm  sai phạm

Ở đây ông có cho rằng, người nhà bệnh nhân đôi khi vì mất người thân nên quá đau buồn mà làm liều không?

Người ta ai đến chạy chữa ở bệnh viện cũng tôn trọng bệnh viện và thầy thuốc. Nhưng khi thấy người thân của mình giảm sút sức khoẻ nghiêm trọng hay bị tử vong thì còn biết đổ cho ai, nếu không phải là thầy thuốc, nhất là khi thầy thuốc có những biểu hiện thờ ơ, tắc trách hay tiêu cực? Dĩ nhiên, ai cũng biết có những bệnh nặng không cứu chữa được, nhưng nếu thầy thuốc tận tụy và dự liệu được tiên lượng xấu để trao đổi với người nhà bệnh nhân từ trước thì người ta khó có thể phản ứng thái quá khi bệnh nhân tử vong. Trong trường hợp nghi ngờ sự cố xảy ra do trình độ chuyên môn kém hay do sự thờ ơ, tắc trách của y bác sỹ thì người nhà bệnh nhân cũng nên bình tĩnh nhờ pháp luật giải quyết.

Chuyện người nhà bệnh nhân manh động sau cái chết (được coi là "chết oan") của người thân có một phần nguyên nhân là bệnh viện hoặc cơ quan có trách nhiệm của ngành y tế cố tình bao che, không công khai thông tin liên quan đến quá trình khám chữa bệnh?

Chuyện giấu giếm thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch khiến người dân bức xúc thêm là có thật. Đáng tiếc là nó không chỉ diễn ra trong ngành y đâu. Các cụ vẫn bảo: "Của đau con xót". Mất của, mất người, lại còn bị bưng bít thông tin thì người ta dễ có phản ứng mạnh. Thậm chí, nhiều người nghĩ rằng cứ phải làm những chuyện "động trời" thì "ở trên" mới biết mà giải quyết. Vì thế, các bệnh viện hoặc cơ quan có trách nhiệm của ngành y cần có quy trình khám nghiện, kết luận thật minh bạch, khách quan để người dân có niềm tin, từ đó có hành động đúng đắn.

Xin cảm ơn ông.               

Minh Khánh (thực hiện)

'Ngành Y tế đang nỗ lực không bỏ sót bệnh nhân'

Thứ 6, 26/04/2013 | 16:16
Quan điểm mới của bộ Y tế xung quanh việc đồng chi trả với bệnh nhân KCB vượt tuyến khiến dư luận xôn xao. Phóng viên Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Song Hương, vụ trưởng vụ Bảo hiểm y tế, bộ Y tế về vấn đề này.

Y tá nhiêu khê... bệnh nhân lao phổi tử vong trong đau đớn

Thứ 6, 05/04/2013 | 21:09
Nhập viện cấp cứu trong trạng thái phải thở bằng bình ôxy, thể trạng rất yếu, gần như bị hôn mê nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà y tá kíp trực lại rút bình ôxy rồi buộc người nhà đưa bệnh nhân ra khỏi phòng cấp cứu để làm thủ tục nhập viện. Chỉ mười phút sau, bệnh nhân đã lên cơn co giật nặng rồi tử vong mặc cho bệnh viện ra sức "chữa cháy".

16 dụng cụ y tế bị bỏ sót trong cơ thể một bệnh nhân

Thứ 4, 16/01/2013 | 15:40
Một bệnh nhân người Đức đã qua đời sau khi các bác sĩ phẫu thuật đã lấy ra 16 dụng cụ y tế khác nhau trong cơ thể của ông.

Nghi vấn y sỹ 'làng' tắc trách khiến bệnh nhân tử vong

Thứ 4, 20/02/2013 | 13:59
Sau khi tiêm thuốc trợ sức, chống say và truyền dịch được khoảng 7 phút thì anh Tô Văn Tiến (SN 1966), trú xóm 2, xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã tím tái dần và tử vong.