Cái giá của cú “bắt tay” với các quốc gia bằng hữu

Cái giá của cú “bắt tay” với các quốc gia bằng hữu

Thứ 6, 01/09/2023 | 15:05
0
Với những chiến lược như Friendshoring (chuyển sản xuất đến các quốc gia bằng hữu), Mỹ có thể mua được an ninh chuỗi cung ứng, nhưng sẽ phải trả giá cao.

Tại hội nghị thường niên được tổ chức ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ) từ 24-26/8, người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm mối đe dọa của quá trình phi toàn cầu hóa.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde lưu ý rằng chính phủ các nước phương Tây đang ngày càng áp dụng các chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy “Friendshoring” (chuyển sản xuất đến các quốc gia bằng hữu) đối với các ngành công nghiệp chiến lược.

Theo tờ The Economist, khái niệm này, cùng với các thuật ngữ liên quan như “Nearshoring” (chuyển sản xuất về các địa điểm gần thị trường tiêu thụ), “Derisking” (giảm thiểu rủi ro) và “Decoupling” (tách rời), đang được các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở phương Tây ưa chuộng. Vậy “Friendshoring” là gì?

Cái giá phải trả

Friendshoring xảy ra khi một chính phủ thúc đẩy các doanh nghiệp tái cơ cấu chuỗi cung ứng, chuyển hoạt động sản xuất từ các nước là đối thủ địa chính trị sang các quốc gia thân thiện.

The Economist lấy ví dụ gần đây nhất là sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Joe Biden ký ngày 9/8. Sắc lệnh này cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế một số khoản đầu tư của nước này vào các thực thể ở Trung Quốc hoạt động trong 3 lĩnh vực: chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử, một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Friendshoring tương tự như Nearshoring, giúp đưa hoạt động sản xuất về gần nhà hơn. Cả hai chính sách đều nhằm mục đích tăng cường an ninh thương mại. Nhưng chúng cũng đều có cái giá phải trả: Khi chính trị chứ không phải lợi nhuận quyết định nơi sản xuất hàng hóa thì hoạt động sản xuất có thể sẽ kém hiệu quả hơn.

Thế giới - Cái giá của cú “bắt tay” với các quốc gia bằng hữu

Khi phương Tây thúc đẩy tái định hình chuỗi cung ứng thông qua Friendshoring (chuyển sản xuất đến các quốc gia bằng hữu), các đối tác châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được cho là hưởng lợi nhiều hơn so với châu Phi và các khu vực khác. Ảnh: Raconteur

Nhưng những người ủng hộ Friendshoring cho rằng cái giá phải trả là xứng đáng để giảm bớt sự phụ thuộc của một quốc gia vào các quốc gia “không thân thiện”. Lập luận đó đã có hiệu lực sau khi nguồn cung khí đốt Nga cho châu Âu ngày càng bị siết chặt do xung đột ở Ukraine. Lập luận này càng được củng cố bởi căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã ngầm lập luận về việc giảm sự phụ thuộc của phương Tây vào những nguồn cung nhất định trong một bài phát biểu năm ngoái. Khi đó bà Yellen đã kêu gọi cung cấp an toàn hơn các nguyên liệu quan trọng, đặc biệt là những nguyên liệu được sử dụng trong chất bán dẫn và pin xe điện.

Gần đây Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã công du tới Nam Á và Đông Nam Á để tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp ở đó. Thoạt nhìn, hoạt động Friendshoring có vẻ đang có tiến triển.

Mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang suy yếu: Năm 2018, 2/3 hàng nhập khẩu của Mỹ từ một nhóm các nước châu Á “chi phí thấp” đến từ Trung Quốc; năm ngoái con số chỉ còn là hơn 1/2. Năm nay, Mexico đã thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.

Nhưng thực tế phức tạp hơn những gì những con số này gợi ý. Mặc dù Mỹ đang nhập khẩu ít hơn từ Trung Quốc nhưng các nhà cung cấp “thân thiện” của Washington vẫn tiếp tục phụ thuộc vào đầu vào từ Trung Quốc. Nhập khẩu phụ tùng ô tô từ Trung Quốc của Mexico đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua.

Thực tế phức tạp

Và trong một số ngành công nghiệp chiến lược, đặc biệt là năng lượng xanh, Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc: Gã khổng lồ châu Á cung cấp hơn 1/3 số pin dung lượng lớn mà Mỹ nhập khẩu, tăng 5 điểm phần trăm kể từ bài phát biểu của bà Yellen năm ngoái.

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với thách thức tương tự: Khối này phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp 14 trong số 27 nguyên liệu thô mà EU cho là có tầm quan trọng đặc biệt.

Cho đến nay, những nỗ lực Friendshoring nhằm tái cơ cấu chuỗi cung ứng chỉ tạo ra sự chia rẽ ở mức độ nào đó trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc, trong khi các mối quan hệ kinh tế sâu sắc gần như không bị ảnh hưởng, The Economist nhận định.

Chính quyền Tổng thống Biden khẳng định họ muốn kiềm chế sự chia rẽ. Trong chuyến công du Trung Quốc từ ngày 28-30/8, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã nói với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) rằng Mỹ không muốn tách rời khỏi Trung Quốc.

Đó có thể là do các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra chi phí của Friendshoring có thể cao đến mức nào, theo The Economist.

Thế giới - Cái giá của cú “bắt tay” với các quốc gia bằng hữu (Hình 2).

Người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng Ted's Market & Deli, ở San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: SF Chronicle

Một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 5 cho thấy, Friendshoring sẽ gây thiệt hại cho GDP thực tế ở Mỹ và châu Âu từ 0,1-1%, đồng thời gây ra thiệt hại tồi tệ hơn, lên tới 4,7%, đối với các quốc gia bị mắc kẹt giữa phương Tây và các đối thủ của nó.

Một báo cáo khác của ECB cho thấy tổng chi tiêu quốc gia toàn cầu sẽ giảm 5,3% trong kịch bản xấu nhất.

Tại hội nghị thường niên Ngân hàng Trung ương vừa kết thúc hôm 26/8, một số nhà kinh tế tin rằng “Nearshoring” hoặc “Friendshoring” có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát.

“Khi những chính sách kiểu này được áp dụng, nó sẽ khiến các bộ phận lớn của nền kinh tế trở nên ít nhạy cảm hơn với chính sách tiền tệ”, bà Katheryn Russ, Giáo sư Kinh tế tại Đại học California Davis, cho biết.

Những xu hướng thương mại mới nổi này cũng khiến nền kinh tế kém kiên cường trước những cú sốc phi địa chính trị và làm tăng nhu cầu ổn định thông qua chính sách tiền tệ, bà Russ nói. 

“Tôi cho rằng có những thách thức thực sự lớn phía trước đối với chính sách tiền tệ nếu chúng ta và các quốc gia khác tiếp tục theo đuổi xu hướng này”, vị chuyên gia nhận định.

Như vậy, với những chiến lược như Friendshoring, Mỹ có thể mua được an ninh chuỗi cung ứng, nhưng họ sẽ phải trả giá cao.

Minh Đức (Theo The Economist, Bloomberg)

Ả Rập Xê-út mở “mặt trận” mới giữa Mỹ và Trung Quốc ở Trung Đông?

Thứ 4, 30/08/2023 | 18:00
Trong khi Mỹ vẫn đang lưỡng lự, Ả Rập Xê-út đã cân nhắc đề xuất của Trung Quốc về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ.

“Mỹ không tách rời hay kìm hãm nền kinh tế Trung Quốc”

Thứ 4, 30/08/2023 | 14:28
Bên cạnh tiềm năng hợp tác, Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong lĩnh vực thương mại.

Đến lượt dòng vốn giữa Mỹ và Trung Quốc lọt vào “tầm ngắm”

Thứ 2, 24/04/2023 | 14:27
Việc Mỹ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh kinh tế kéo dài nhiều năm giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.