Cán bộ xã ăn chặn tiền của thân nhân liệt sĩ: Mong chỉ là cầm hộ

Cán bộ xã ăn chặn tiền của thân nhân liệt sĩ: Mong chỉ là cầm hộ

Thứ 4, 23/11/2016 | 23:42
0
Nhiều năm qua, thân nhân của các anh hùng liệt sĩ tại xã Nam Sơn (Bắc Ninh) không được nhận trợ cấp vì cán bộ xã đã “cầm hộ”.

Như báo Người Đưa Tin đã thông tin về vụ việc, gần chục năm qua, nhiều thân nhân của các anh hùng liệt sĩ hi sinh trong các cuộc kháng chiến cứu quốc tại nhiều thôn ở xã Nam Sơn (Bắc Ninh) đã không hề biết và không được hưởng bất cứ một chế độ đãi ngộ nào từ Nhà nước.

Đương nhiên, không phải do Nhà nước không có chế độ quan tâm, đãi ngộ với những người dân ở xã mà tất cả sự việc đều “khúc mắc” ở phía trung gian – tức người chịu trách nhiệm truyền đạt và thực hiện những chính sách của Nhà nước với dân.

Trong tất cả những giấy tờ mà cán bộ xã báo cáo lên cấp trên đều có xác nhận và chữ kí của người dân là đã nhận tiền (sự hỗ trợ vật chất của Nhà nước). Nhưng sự việc vô cùng “rối rắm” và lạ kì khi người dân đều “phản đối” những giấy tờ đó. Họ khẳng định họ không hề “nhận được một đồng nào”.

Cho đến khi báo chí vào cuộc, mọi chuyện đã có chút sáng tỏ thì ông Nguyễn Thế Khu – người phụ trách công tác đền ơn đáp nghĩa tại xã Nam Sơn mới đến “gõ cửa từng nhà” để xin lỗi, xin chữ kí và “khắc phục hậu quả không triệt để” bằng cách cho người dân được truy lĩnh số tiền bằng 1/3 hoặc 2/3 số tiền mà họ đáng ra đã được nhận – việc mà từ trước đến nay chỉ khi nào người dân phải to tiếng, phải đe dọa trình bày lên cấp trên ông mới chịu thực hiện.

Nhưng đúng là trong cái rủi lại có cái may, giải thích cho việc làm “khó hiểu” của ông Nguyễn Thế Khu, chủ tịch UBND xã Nam Sơn – ông Nguyễn Văn Hanh cho biết: Ông Nguyễn Thế Khu là cán bộ phụ trách đi lên từ đội sản xuất nông nghiệp, trình độ còn hạn chế.

May mắn sao, trình độ của cán bộ còn hạn chế chứ với với “lòng dạ” như thế cộng với một đầu óc siêu việt thì không biết thân nhân của những anh hùng, liệt sĩ xã Nam Sơn còn thiệt thòi đến mức độ nào.

Câu chuyện về những cán bộ xã ăn chặn tiền, ăn chặn bò, gà, dê… của dân nghèo cũng không còn là vấn đề cá biệt nữa mà ngược lại, nó là “chuyện quá bình thường ở huyện”. Và đương nhiên, khi câu chuyện “ăn chặn” vỡ lở thì những cán bộ đó chỉ có thể bao biện bằng lí lẽ “cầm hộ”, “nuôi hộ” hay thẳng thắn lắm thì “hộ nghèo có hỗ trợ mãi cũng thế thôi”. Chẳng ai dám đứng ra để nhận trách nhiệm, để vỗ ngực rồi dõng dạc nói “tôi ăn chặn của dân” cả!

Xi nhan Trái Phải - Cán bộ xã ăn chặn tiền của thân nhân liệt sĩ: Mong chỉ là cầm hộ

 Một người dân bức xúc vì bị cán bộ xã "ăn chặn". Ảnh: Vũ Phương.

Nhưng dù sự ăn chặn đó có được mặc chiếc áo gì đi chăng nữa thì có lẽ những cán bộ xã – những nhà thiết kế cho vị khách mang tên “ăn chặn” đang phải run như dẽ khi Bộ trưởng LĐ – TB & XH Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ cho kiểm tra thông tin báo Người Đưa Tin nêu và sẽ kiên quyết xử lí việc biển thủ tiền điều dưỡng của thân nhân liệt sĩ.

Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. So với nhiều vụ biển thủ khác thì cán bộ phụ trách tại xã Nam Sơn cũng đã tự biết khuyết điểm của mình, gõ cửa từng nhà xin lỗi và khắc phục và hoàn trả lại (một phần) tiền.

Hành động đó của ông Khu vừa khiến cho người dân bớt bức xúc vừa giúp cơ quan chức năng dễ dàng phân định được đúng – sai trong sự việc này. Bởi chỉ những kẻ có tật thì mới giật mình.  

Thôi thì cũng mong ông Khu chỉ “cầm hộ” tiền của thân nhân liệt sĩ và chưa kịp trả chứ không phải… ăn chặn. Có như thế thì người dân mới giữ được lòng tin vào những vị cán bộ xã và có như thế thì ông Khu mới tránh được sự xử lí cứng rắn từ Bộ.

Nhưng ông Khu ơi, nếu cầm hộ thì phải trả lại cho người ta toàn bộ số tiền đó trước đã. Ông chỉ bỏ sót một đồng của người dân thôi thì cũng ông cũng mang tội ăn chặn rồi.

Miếng ăn là miếng nhục, nhưng “ăn” cả sự hi sinh của người khác, ăn cả xương máu của những người đã nằm xuống thì không biết miếng ăn đó là miếng gì?

Bảo Trang

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Chuyện tày trời cán bộ xã ‘ăn chặn’ tiền của thân nhân liệt sỹ

Thứ 6, 21/10/2016 | 16:19
Là đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng từ chục năm trước, nhưng nhiều thân nhân liệt sỹ không được thông báo và nhận tiền trợ cấp. Tuy nhiên, trên giấy tờ tên của họ đã có người ký hộ và nhận tiền.

Cấp bò miễn phí nhưng cán bộ thu 2 triệu: Âu cũng nghĩ đường dài

Thứ 3, 18/10/2016 | 09:19
Nằm trong diện được cấp bò giống miễn phí nhưng 11 hộ nghèo tại xóm Mới, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, Nghệ An vẫn bị cán bộ “chặn” thu 2 triệu đồng mỗi hộ.

Công bằng khác bình đẳng, thưa cán bộ thôn Trung Thôn

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:43
Các đoàn cứu trợ đến tận nhà người dân gặp khó khăn ở Quảng Bình để trao tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt, nhưng sau đó bị chính quyền thôn thu lại.

Chúng ta đã công bằng với những người thầy?

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
Tôi nghĩ, nếu muốn thầy ngưng đánh mắng trò, muốn giáo viên ngưng việc dạy thêm thì tốt nhất hãy thương mại hóa giáo dục.

Chuyện tày trời cán bộ xã ‘ăn chặn’ tiền của thân nhân liệt sỹ

Thứ 6, 21/10/2016 | 16:19
Là đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng từ chục năm trước, nhưng nhiều thân nhân liệt sỹ không được thông báo và nhận tiền trợ cấp. Tuy nhiên, trên giấy tờ tên của họ đã có người ký hộ và nhận tiền.

Cấp bò miễn phí nhưng cán bộ thu 2 triệu: Âu cũng nghĩ đường dài

Thứ 3, 18/10/2016 | 09:19
Nằm trong diện được cấp bò giống miễn phí nhưng 11 hộ nghèo tại xóm Mới, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, Nghệ An vẫn bị cán bộ “chặn” thu 2 triệu đồng mỗi hộ.

Công bằng khác bình đẳng, thưa cán bộ thôn Trung Thôn

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:43
Các đoàn cứu trợ đến tận nhà người dân gặp khó khăn ở Quảng Bình để trao tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt, nhưng sau đó bị chính quyền thôn thu lại.

Chúng ta đã công bằng với những người thầy?

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
Tôi nghĩ, nếu muốn thầy ngưng đánh mắng trò, muốn giáo viên ngưng việc dạy thêm thì tốt nhất hãy thương mại hóa giáo dục.
Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.