Cần đặc biệt quan tâm đến cơ chế giá khi phát triển điện khí LNG

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 14/12/2023 | 11:33
0
Ông Tạ Đình Thi cho rằng, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh sạch, trong đó có phát triển điện khí LNG không dễ dàng, không thể thực hiện một sớm một chiều.

Ngày 13/12/2023, lần đầu tiên trong lịch sử các Hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc, COP28 đã đạt được thỏa thuận kêu gọi các nước từ bỏ dần dần các loại nhiên liệu hóa thạch để tránh những hậu quả khủng khiếp nhất do biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở các cam kết tại COP26, Chính phủ Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế đã chính thức thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác quốc tế (JETP).

Tại diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam" sáng 14/12, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để đạt được mục tiêu trên cơ sở cam kết nói trên, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng và chú trọng chuyển đổi năng lượng.

Ông Thi cho rằng, Việt Nam cần đưa ra một lộ trình phù hợp, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng giảm tối đa gánh nặng chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Để tăng thêm nguồn điện nền, cân bằng và khai thác hiệu quả nguồn điện rất lớn từ năng lượng tái tạo, về việc sử dụng LNG cho mục tiêu năng lượng chung của đất nước, tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là 150.000 - 160.000MW, gấp đôi tổng công suất đặt ra hiện nay.

Kinh tế vĩ mô - Cần đặc biệt quan tâm đến cơ chế giá khi phát triển điện khí LNG

 Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Văn Ngân).

Quy hoạch điện VIII đã xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG chiếm tỉ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia. Tỉ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn giảm từ gần 29% năm 2020 xuống 20,5% năm 2030.

Theo ông Thi, điện khí LNG có nhiều ưu điểm trong việc giảm phát thải khí CO2 và NOx ra môi trường (giảm khoảng 40% khí CO2 và khoảng 90% khí NOx so với các nhà máy nhiệt điện than và dầu).

Việc này góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển xanh hơn của ngành điện cũng như góp phần thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam.

“Tuy nhiên, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh sạch, trong đó có phát triển điện khí LNG không dễ dàng, không thể thực hiện một sớm một chiều”, ông Thi nói.

Thực tế, các dự án LNG thường đòi hỏi nguồn vốn lớn lên tới hàng tỷ USD. “Hiện chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn loại nhiên liệu khí hóa lỏng, chiếm từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất nhưng lại nhiều biến động, cũng chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu”, ông Thi cho hay.

Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, phát triển điện khí LNG rất cần sự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe giữa cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu để tiếp tục cụ thể hóa các hành động về chính sách và tổ chức thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh khí, bảo đảm cân bằng thị trường, phát triển hạ tầng, hướng tới đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong vấn đề phát triển điện khí, ông Tạ Đình Thi cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như công tác quy hoạch, huy động nguồn lực, cơ chế giá, giải phóng mặt bằng.

Trong đó bao gồm LNG nhập khẩu và sử dụng khí trong nước, các giải pháp bảo đảm phát triển hạ tầng điện khí tại Việt Nam, đảm bảo chuỗi cung ứng cho sản xuất điện khí (trong nước và nhập khẩu) hay vốn đầu tư, sử dụng đất, không gian biển, hiệu quả kinh tế - xã hội.

"Đặc biệt cũng cần quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc, giải pháp đối với các dự án điện khí đang khó khăn, vướng mắc hiện nay", ông Thi nói.

Kinh tế vĩ mô - Cần đặc biệt quan tâm đến cơ chế giá khi phát triển điện khí LNG (Hình 2).

TS. Chử Đức Hoàng – Chánh Văn phòng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN (Ảnh: Văn Ngân).

Tại Việt Nam, nguồn điện trực tiếp đang chiếm 39,37%; điện gián tiếp chiếm 20,83%; thuỷ điện đa mục tiêu chiếm 11,02%; điện nhập khẩu chiếm 1,74%; năng lượng tái tạo chiếm 26,64% và các loại hình khác chiếm 4%.

TS. Chử Đức Hoàng – Chánh Văn phòng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN) cho rằng, với nguồn điện hiện nay thì trường hợp phát triển được điện khí, sẽ giúp hỗ trợ được nguồn năng lượng một cách chủ động. Dù vậy, theo ông Hoàng, thách thức để phát triển loại hình này là không nhỏ.

Đại diện Bộ KH&CN cũng thống kê 8 vấn đề trong phát triển điện khí tại Việt Nam hiện nay, gồm: thiếu quy hoạch, thiếu hạ tầng, nguồn cung bị phụ thuộc các nước trên thế giới, chưa có thị trường, chưa có phương án giá thành phù hợp, chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, công nghệ bị hạn chế, khuôn khổ pháp lý hạn chế.

Đề xuất kiến nghị, ông Hoàng cho rằng, cần tăng cường sử dụng khí tự nhiên và LNG. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng điện khí, xây dựng nhà máy đảm bảo công nghệ; xây dựng chính sách hỗ trợ và khung pháp lý, nhất là làm sao tính giá và cân đối giá cả cho phù hợp để thu hút được nguồn lực trong nước và quốc tế.

Vị chuyên gia cũng kiến nghị đổi mới công nghệ, chấp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam khi phát triển loại hình này. Cùng đó, kêu gọi nguồn vốn và hợp tác quốc tế để tạo ra thị trường điện khí minh bạch.

Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện mới

Thứ 4, 22/11/2023 | 11:28
Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 6 bậc xuống còn 5 bậc, cao nhất hơn 3.600 đồng/kWh.

PV Gas sắp nhập khẩu LNG từ 2 “gã khổng lồ” dầu khí thế giới

Thứ 5, 06/07/2023 | 11:57
PV Gas, đơn vị đầu tiên ở Việt Nam đủ điều kiện xuất nhập khẩu LNG, sẽ đón chuyến tàu LNG đầu tiên từ Singapore về kho cảng Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày 10/7.

Rà soát điện mặt trời, khí LNG trong Quy hoạch điện VIII

Thứ 6, 20/05/2022 | 16:41
Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục rà soát, làm rõ số liệu dự án điện mặt trời, cũng như tính khả thi phát triển nguồn điện khí LNG đến năm 2030.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.