Châu Âu nên lo việc của mình hơn là sợ ông Trump trở lại Nhà Trắng

Châu Âu nên lo việc của mình hơn là sợ ông Trump trở lại Nhà Trắng

Thứ 6, 19/01/2024 | 06:30
0
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang gặp khó khăn ngay cả khi không có thêm sự bất ổn nào từ chính trị Mỹ.

Viễn cảnh về nhiệm kỳ thứ 2 của ông Donald Trump đã khiến các quan chức ở các thủ đô EU lo ngại kể từ khi có thông tin rõ ràng rằng vị chính trị gia 77 tuổi này sẽ tranh cử vào Nhà Trắng một lần nữa.

Lý do cho sự lo ngại là rất có thể ông Trump khi đó sẽ làm gián đoạn thương mại và rút lại sự ủng hộ của Mỹ đối với các nỗ lực an ninh của châu Âu.

Đầu tuần này, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo rằng châu Âu phải sẵn sàng đứng vững nếu ông Trump quay trở lại Nhà Trắng vào cuối năm nay.

“Nếu năm 2024 mang lại cho chúng ta khoảnh khắc ‘nước Mỹ trên hết’ một lần nữa, thì hơn bao giờ hết, châu Âu sẽ phải tự đứng trên đôi chân của mình”, ông De Croo cảnh báo trong bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, vào đầu một năm mà cả công dân Liên minh châu Âu và người Mỹ đều đi bỏ phiếu bầu lãnh đạo cho nhiệm kỳ mới.

“Với tư cách là người châu Âu, chúng ta không nên lo sợ viễn cảnh đó; chúng ta nên đương đầu với nó”, ông De Croo lập luận và nói rằng châu Âu phải trở nên “mạnh mẽ hơn, có chủ quyền hơn, tự chủ hơn”.

Khác với Thủ tướng Bỉ, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) Joachim Nagel lại cho rằng tốt hơn hết châu Âu nên tập trung sức lực vào việc củng cố nền kinh tế của chính mình thay vì ám ảnh về kết quả bầu cử ở Mỹ.

Khi được hỏi liệu các chính phủ trên khắp “cựu lục địa” có nên chuẩn bị cho một nhiệm kỳ Tổng thống khác của ông Trump hay không, ông Nagel nói: “Tin hay không thì tùy các vị, nhưng tôi cho rằng đây không phải là trọng điểm”.

Thế giới - Châu Âu nên lo việc của mình hơn là sợ ông Trump trở lại Nhà Trắng

Hình ảnh trái cây trong một quầy giảm giá ở Frankfurt, Đức, ngày 28/9/2023. Ảnh: Fox5

“Chúng ta phải nhìn lại chính mình”, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương của nền kinh tế lớn nhất châu Âu cho biết hôm 17/1 tại Davos, nơi ông đang tham dự hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

“Chúng ta phải cải thiện khả năng phục hồi của châu Âu và làm cho nó mạnh mẽ hơn, và sau đó chúng ta sẽ chuẩn bị vào năm tới khi đã biết ai sẽ là Tổng thống Mỹ tiếp theo”, ông Nagel nói.

Trong diễn biến mới nhất liên quan cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khiến nhiều người ở Davos lo ngại, ông Trump đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử sơ bộ nội bộ ở bang Iowa, củng cố vị thế là người dẫn đầu Đảng Cộng hòa trong cuộc đua giành đề cử cuối cùng để đi tiếp đến vòng tái đấu với đương kim Tổng thống của Đảng Dân chủ, ông Joe Biden.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã nhấn mạnh rằng khả năng ông Trump trở lại nắm quyền vào năm 2025 có thể gây nguy hiểm cho thương mại toàn cầu, hỗ trợ cho Ukraine và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

“Tất cả chúng tôi đều lo ngại về điều đó bởi vì Mỹ là nền kinh tế lớn nhất, quốc gia có nền quốc phòng lớn nhất thế giới và là ngọn hải đăng của nền dân chủ”, bà Lagarde nói với nhà báo Francine Lacqua tại Bloomberg House trước đó vào hôm 17/1. “Chúng ta phải cực kỳ chú ý”.

Khu vực đồng Euro (Eurozone) đang gặp khó khăn ngay cả khi không có thêm sự bất ổn nào từ chính trị Mỹ. Nền kinh tế có khả năng suy thoái vào nửa cuối năm ngoái và không mấy tin tưởng vào sự phục hồi mạnh mẽ.

Các nhà kinh tế dự đoán mức tăng trưởng của Eurzone chỉ 0,6% trong năm nay, trong khi Đức thậm chí còn tệ hơn với mức tăng trưởng chỉ 0,3%. Tuy nhiên, ông Nagel cho biết đất nước ông chắc chắn không phải là “con bệnh của châu Âu”.

“Chúng tôi có một số vấn đề nhưng chúng tôi nhận ra điều gì là cần thiết để khắc phục”, ông nói. “Chúng tôi đang mong đợi nhiều hơn từ Đức”.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Politico EU)

Điều gì thúc đẩy làn sóng máy kéo xuống đường ở Đức và châu Âu?

Thứ 6, 12/01/2024 | 16:48
Do giá phân bón và nhiên liệu tăng vọt kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, nông dân cho biết họ đang cảm thấy sức ép trên khắp châu Âu.

Nguy cơ của châu Âu khi Biển Đỏ “dậy sóng” vì Houthi

Thứ 6, 29/12/2023 | 14:22
Để đáp lại sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Israel, lực lượng Houthi ở Yemen đã nhắm mục tiêu vào các tàu mà họ cho là của châu Âu và/hoặc Mỹ.

Quốc hội Mỹ có động thái quan trọng đề phòng ông Trump tái đắc cử

Thứ 6, 15/12/2023 | 19:12
Một điều khoản trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng sẽ cấm cựu Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), trong trường hợp ông Trump tái đắc cử vào năm tới.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.