Chi phí năng lượng tăng áp lực lên thâm hụt ngân sách Indonesia

Thứ 2, 17/01/2022 | 12:18
0
Chính phủ nước này sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăng nguồn thu từ thuế để đưa thâm hụt ngân sách trở về mức luật định 3% GDP vào năm 2023.

Trợ cấp nhà nước của Indonesia đã đạt 243,1 nghìn tỷ Rupiah (tương đương 17 tỷ USD) vào năm 2021. Con số này vượt quá 39 % so với mức phân bổ ngân sách, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2014.

Trong năm 2022, Chính phủ Indonesia cho biết sẽ dành 207 nghìn tỷ Rupiah để trợ cấp. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế David Sumual của Ngân hàng PT Bank Central Asia, con số này có thể sẽ gia tăng hơn nữa, trong bối cảnh chi phí năng lượng là một yếu tố khó lường đối với nền kinh tế Indonesia. Ông David Sumual cho rằng giá hàng hóa toàn cầu có thể không cao đến mức của cuối năm 2021, nhưng tổng cầu đang tăng lên do kinh tế trên đà phục hồi.

Thế giới - Chi phí năng lượng tăng áp lực lên thâm hụt ngân sách Indonesia

Trợ cấp nhà nước của Indonesia trong giai đoạn 2013-2021 (đơn vị: nghìn tỷ Rupiah). Ảnh: Bloomberg.

Các khoản trợ cấp bao gồm điện, dầu diesel, khí hóa lỏng và những khoản khác, đã giúp Indonesia có thể kiểm soát tốt giá cả, bất chấp vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng hóa đã đẩy lạm phát tăng cao ở những nơi khác trên thế giới. Ví dụ: Trong năm 2021, xăng loại thông thường tại Indonesia có giá 6.450 Rupiah (0.45 USD)/lít. Nhưng tại nước láng giềng Philippines, giá bán lẻ của nhiên liệu có trị số octan tương tự cao hơn gấp đôi, ở mức 58 Peso (1,13 USD)/lít.

Chính phủ Indonesia đang tìm biện pháp nhằm thực hiện cam kết cân bằng thâm hụt ngân sách trong giới hạn pháp lý là 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới, đồng thời theo dõi diễn biến của lạm phát năm nay trong bối cảnh người dân tăng chi tiêu khi nền kinh tế mở cửa trở lại. 

Năm 2021, thâm hụt ngân sách của Indonesia ở mức 4,65% GDP, thấp hơn mức ước tính được đưa ra trước đó là trên 5%. Chính phủ nước này cho biết có thể cần thực hiện những biện pháp để cắt giảm con số này xuống còn 4,1% GDP trong năm nay.

Thế giới - Chi phí năng lượng tăng áp lực lên thâm hụt ngân sách Indonesia (Hình 2).

Bà Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, trong cuộc họp với đại diện công chúng và doanh nghiệp ở Bali, Indonesia vào ngày 19/11/2021. Ảnh: The Jakarta Post.

Nhà kinh tế cấp cao Nicholas Mapa của hãng dịch vụ tài chính ING Groep NV cho biết Indonesia có thể phải cắt giảm trợ cấp để thực thi cam kết ngân sách. Ông nói thêm rằng: "Họ có thể cân bằng cả hai”, “lạm phát tăng nhẹ trong khi vẫn đảm bảo tiếp tục giảm thâm hụt".

Nhà kinh tế David Sumual thuộc Ngân hàng BCA ước tính rằng mỗi 10% giá nhiên liệu tăng thêm sẽ thúc đẩy lạm phát tăng khoảng 0,2-0,3%. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Indonesia vào tháng 11/2021 là 1,75%, đạt mức cao nhất trong 17 tháng qua nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu là 2%-4% của ngân hàng trung ương. Bà Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính Indonesia đã lên tiếng cảnh báo và kêu gọi các quan chức thận trọng với giá hàng hóa và thực phẩm trong năm nay.

Ông Suryo Utomo, Tổng cục trưởng Thuế Indonesia, cho biết chính phủ nước này sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế để thâm hụt ngân sách trở về mức luật định 3% GDP vào năm 2023. Luật số 2/2020 về chính sách tài chính quốc gia và ổn định hệ thống nhằm hỗ trợ ứng phó Covid-19 được Quốc hội Indonesia thông qua đã cho phép chính phủ chỉ được vượt quá giới hạn trên trong 3 năm.

Hà Thanh (theo Bloomberg, The Jakarta Post)

Giá năng lượng tăng vọt, "gã khổng lồ" Uniper chật vật vay hàng tỷ USD

Thứ 4, 05/01/2022 | 11:21
Lần thứ hai trong vòng chưa đầy 6 tháng, công ty năng lượng khổng lồ của Đức buộc phải tăng tính thanh khoản trên thị trường với những khoản vay trị giá hàng tỷ USD.

Mỹ công bố chiến lược xây dựng mạng lưới trạm sạc xe điện toàn quốc

Thứ 3, 14/12/2021 | 14:27
Việc thúc đẩy các phương tiện giao thông chạy bằng điện sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đồng thời tạo ra hàng nghìn việc làm.

Vì sao Mỹ tăng cường theo đuổi mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xe điện?

Thứ 5, 09/09/2021 | 21:41
Ngành công nghiệp xe điện là một trong những mảnh đất màu mỡ để nền kinh tế Mỹ khôi phục hậu đại dịch và tầm nhìn dài hơn là chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.