Chiêu xuất tiền cứu DN BĐS hơn là vì người thu nhập thấp?

Chiêu xuất tiền cứu DN BĐS hơn là vì người thu nhập thấp?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Đó là vấn đề dư luận hoài nghi trước chủ trương mới của Bộ Xây dựng về chuyển đổi chung cư "ế", những dự án nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp.

Vừa qua, trong buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo việc xem xét chuyển đổi những dự án nhà ở kinh doanh, thương mại sang nhà ở xã hội. Một khi doanh nghiệp nào thực hiện chủ trương này sẽ được Nhà nước miễn tiền sử dụng đất.

Chủ trương mới của Bộ Xây dựng nhanh chóng nhận được sự quan tâm và kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp BĐS và cả người dân. Nhiều chuyên gia lĩnh vực này hi vọng chủ trương này sẽ là một mũi tên bắn trúng nhiều đích. Nó sẽ vừa cứu được thị trường BĐS lại vừa giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.

Bất động sản - Chiêu xuất tiền cứu DN BĐS hơn là vì người thu nhập thấp?

Nhiều người hi vọng chủ trương của Bộ Xây dựng sẽ phá băng thị trường BĐS

Một mũi tên trúng nhiều đích?

Ngày 20/10 vừa qua, trong buổi làm việc với Hiệp hội BĐS TP. HCM, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã thể hiện quyết tâm "phá băng" thị trường BĐS. Ông đưa ra chủ trương cho chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Chủ trương này của Bộ Xây dựng nhằm tránh lãng phí, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, đồng thời tạo cơ hội mua nhà cho đối tượng có thu nhập thấp, những người kinh tế khó khăn ở thành thị.

Để cụ thể hóa chủ trương này, Bộ Xây dựng sẽ tổng kiểm tra các dự án nhà đã được duyệt trên địa bàn TP. HCM để nắm được số dự án đã bồi thường xong giải phóng mặt bằng, dự án đang thi công và dự án chưa bồi thường giải phóng mặt bằng. Đối với những trường hợp dự án còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, Bộ sẽ vận động và có biện pháp thúc đẩy chủ đầu tư hoàn thành nhanh chóng công việc này.

Đối với những dự án đã đầu tư, Bộ sẽ thống kê tổng số căn hộ, số căn hộ tồn đọng và cân đối với lộ trình phát triển kinh tế, xã hội, dân số của từng địa phương. Sau đó, cơ quan này sẽ quyết định cho điều chỉnh công năng thành nhà ở xã hội của một số dự án để tránh lãng phí.

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết thêm, hiện nay thị trường BĐS đang đóng băng. Các doanh nghiệp đang phải sống dở chết dở vì xây nhà không bán được. Trong khi đó, người có nhu cầu mua nhà vẫn rất lớn, nhưng họ không đủ tiền để mua một căn hộ thương mại diện tích lớn. Vậy thì tại sao không cho phép các doanh nghiệp BĐS chuyển đổi mục đích xây dựng của mình?

Cũng theo bộ trưởng Dũng, đây là một chủ trương đúng đắn. Bởi vì người nghèo sẽ có nhà, doanh nghiệp cũng tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc hiện tại. Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng có nghĩa là tháo gỡ khó khăn cho Nhà nước.

"Một khi tháo gỡ khó khăn cho Nhà nước thì người dân cũng được lợi. Ở đây, kể cả những người dân không mua nhà thì cũng được lợi vì nền kinh tế được tháo gỡ. Còn đối với những người dân có nhu cầu mua nhà nhưng chưa đủ tiền sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Họ có cơ hội để sở hữu nhà hợp với túi tiền của mình. Tôi cho rằng, nếu làm tốt chủ trương này thì mục tiêu quan tâm đến người nghèo, người thu nhập thấp sẽ thành công. Đây là một việc làm đạt mục tiêu kép, lợi ích cho cả người nghèo có nhà, lợi ích cho cả doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, gắn với phát triển xã hội", ông Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Bất động sản - Chiêu xuất tiền cứu DN BĐS hơn là vì người thu nhập thấp? (Hình 2).

Ông Trịnh Đình Dũng, bộ trưởng Bộ Xây dựng

Doanh nghiệp hào hứng khi được "giải cứu" kịp thời

Liên quan đến vấn đến chủ trương chuyển đối của mục đích xây dựng nhà ở tại một số dự án trên địa bàn TP. HCM, trao đổi với PV báo Người đưa tin, bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: "Khi chúng tôi đưa ra chủ trương và các giải pháp này, các doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM rất phấn khởi và ủng hộ. Họ cho rằng, đây là lần đầu tiên có một cuộc làm việc, một cuộc đối thoại thành công như vậy khi mọi vấn đề được giải đáp".

Chia sẻ với PV, hầu hết các doanh nghiệp tại TP. HCM đều tỏ ra đồng tình với chủ trương của Bộ Xây dựng trong việc "giải cứu" thị trường BĐS. Một số doanh nghiệp trước đây vốn "lén lút" xây dựng các dự án chung cư mini, căn hộ nhỏ, giờ nhận được chủ trương này của Bộ thì như "mở cờ trong bụng". Một số công ty lớn về BĐS ở TP.HCM cũng nhân cơ hội này để mở rộng thị trường, tự giải cứu chính mình phá băng thị trường.

Ông Nguyễn Văn Đực, phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành tỏ ra phấn khởi khi có chủ trương mới của Bộ. Bởi lẽ Đất Lành là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại TP. HCM đã đi tắt đón đầu chủ trương này. Doanh nghiệp này đã thực hiện khá nhiều dự án căn hộ mini, chung cư mini và bán rất chạy.

"Chủ trương này đã được một số doanh nghiệp đề xuất hàng năm qua, và bây giờ thực tế mới cho thấy tính phù hợp của nó. Xét trong bối cảnh hiện nay thì đây là cách giải cứu nằm trong tầm tay của ngành xây dựng và hoàn toàn có thể thực hiện được. Còn nếu chỉ trông chờ vào ngân hàng hay sự hỗ trợ từ bên ngoài thì sẽ còn rất lâu thị trường mới khởi sắc được", ông Đực cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đực, một trong những nguyên nhân làm "tắc" thị trường BĐS là do giá nhà quá cao và diện tích lớn nên người dân rất khó mua. Do đó, chủ trương "xé nhỏ" căn hộ lớn rất phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dân. "Hiện nay chỉ còn một biện pháp phá thế "đóng băng" cho nhà đất đó là chia căn hộ làm 2, làm 3. Một số dự án ở Hà Nội bán căn hộ chỉ với giá 12 -13 triệu/m2, nhưng diện tích lên tới 80m2 thì cũng chẳng ai có đủ tiền mua.

Doanh nghiệp đã hạ giá mỗi diện tích xuống 12 - 13 triệu/m2 là đã chịu lỗ rồi. Vấn đề mấu chốt còn lại là cho họ "chẻ" căn hội làm đôi, làm ba để bán được. Chính vì vậy chủ trương này thực chất là việc chia nhỏ các căn hộ 30-50m2 với giá 12-13 triệu/m2 để bán", ông Đực phân tích.

Cùng quan điểm với ông Đực, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch CLB BĐS TP. HCM đánh giá cao chủ trương này của Bộ Xây dựng. Ông Châu coi đây là giải pháp căn bản để "phá bĩnh" thị trường BĐS. Theo ông Châu, thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn như doanh nghiệp như Lê Thành, Đại Thanh… đã tìm cách đi tắt đón đầu chủ trương này. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang chờ đón những giải pháp thực tế như thế này. Bây giờ, chỉ cần quyết định của Bộ Xây dựng nữa là họ sẽ lập tức triển khai.

"Hiện nay doanh nghiệp bất động sản "chết" không phải vì tiền sử dụng đất mà là do không bán được căn hộ, sản phẩm không phù hợp sức mua. Bây giờ chỉ cần kéo làm sao sản phẩm xuống khoảng 400-500 triệu là có thể bán được. Thông thường chúng ta định nghĩa, căn hộ 30-40m2 thì dành cho 2 người; căn hộ 70-80m2 thì dành cho 4 người. Vậy căn to chia thành hai căn nhỏ và số người vẫn như theo quy định thì không có gì là bất hợp lý cả", ông Châu phân tích thêm.

Nhà rẻ nhưng phải đảm bảo an toàn

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: "Giá nhà càng rẻ càng tốt, nhưng phải ở mức vừa phải để doanh nghiệp không bị lỗ và người dân có thể chấp nhận được.

Điều kiện là chất lượng nhà ở phải an toàn, đảm bảo sinh hoạt tối thiểu của người dân. Diện tích hợp lý, không quá chật chội.

Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu đề xuất quy mô phù hợp với khả năng thanh toán của người dân".

P. Hạnh - Quốc Triều


Cùng chuyên mục

Cận cảnh tòa nhà được bà Trương Mỹ Lan rao bán 1 tỷ USD ở Hà Nội

Thứ 3, 19/03/2024 | 12:05
Tòa nhà Capital Place (quận Ba Đình, Tp.Hà Nội) ước tính giá trị 1 tỷ USD, đang được con gái Trương Mỹ Lan rao bán để khắc phục hậu quả vụ án

Nhà đầu tư ngoại đã có xu hướng “rót tiền” vào bất động sản?

Thứ 3, 19/03/2024 | 09:47
Với việc nền kinh tế đang dần phục hồi, bất động sản tại Việt Nam hứa hẹn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại.

“Đòn bẩy” để bất động sản công nghiệp dẫn dắt thị trường

Thứ 3, 19/03/2024 | 06:06
Theo các chuyên gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tăng trưởng tốt là động lực để bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc dẫn dắt trên thị trường.

Thanh Hóa loại 70 dự án nhà ở thương mại chưa khả thi khỏi kế hoạch

Thứ 2, 18/03/2024 | 23:00
70 dự án nhà ở thương mại chưa đủ cơ sở và thiếu tính khả thi với diện tích 1.896,47ha được tỉnh Thanh Hóa đưa ra khỏi kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025.

HoREA đề xuất một số giải pháp để tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Thứ 2, 18/03/2024 | 21:06
HoREA vừa đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội để tăng nguồn cung căn hộ nhà ở xã hội.
     
Nổi bật trong ngày

HoREA đề xuất một số giải pháp để tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Thứ 2, 18/03/2024 | 21:06
HoREA vừa đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội để tăng nguồn cung căn hộ nhà ở xã hội.

“Đòn bẩy” để bất động sản công nghiệp dẫn dắt thị trường

Thứ 3, 19/03/2024 | 06:06
Theo các chuyên gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tăng trưởng tốt là động lực để bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc dẫn dắt trên thị trường.

Nhà đầu tư ngoại đã có xu hướng “rót tiền” vào bất động sản?

Thứ 3, 19/03/2024 | 09:47
Với việc nền kinh tế đang dần phục hồi, bất động sản tại Việt Nam hứa hẹn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại.

VCCI góp ý về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với "đất khác"

Thứ 2, 18/03/2024 | 09:55
VCCI đề nghị cân nhắc bổ sung cơ chế thu hồi đất tương tự như quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Đất đai 2024 trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Giá vàng 19/3: Vàng SJC bật tăng lên gần 82 triệu đồng/lượng

Thứ 3, 19/03/2024 | 09:48
Hai thương hiệu vàng miếng tiếp tục tăng mạnh trong phiên 19/3, theo đó giá vàng SJC cộng thêm 500.000 đồng mỗi lượng.