Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong

Lê Mạnh Quốc
Chủ nhật, 18/09/2022 | 12:43
0
Sau 2 năm ứng phó với Covid-19, các doanh nghiệp phải tạm đóng cửa hay giải thể phần lớn do khó khăn về tài chính.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam, đưa ra bức tranh nhận diện về khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam sau bối cảnh đại dịch trong bài phát biểu tại phiên thảo luận "Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững" của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 đang diễn ra tại Hà Nội.

"Đây không chỉ là nhận định của Deloitte Việt Nam", Chủ tịch Deloitte Việt Nam nhấn mạnh.

Theo khảo sát gần đây nhất của Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân và các hiệp hội doanh nghiệp, mặc dù có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, nhưng theo phản ánh từ các tổ chức, hiệp hội cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đứng trước khó khăn hết sức lớn bởi nhiều lý do.

Trong đó, đứng đầu là thiếu vốn lưu động; tiếp sau là chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao và số lượng và lợi nhuận của đơn hàng sụt giảm do sự thắt chặt chi tiêu của người dân của các nền kinh tế lớn như Mỹ, hoặc các nước châu Âu...

Cùng với các khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn về lao động cả về số lượng và chất lượng trong giai đoạn phục hồi. Việc thiếu hụt kỹ năng đã và đang cũng là một trở ngại lớn đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đã tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu, cùng với đó là sự cạnh tranh về lao động lành nghề, lao động chất lượng cao đi kèm với quá trình chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam ngày càng khốc liệt.

Các doanh nghiệp Việt còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đó là việc tiếp cận thông tin về thị trường như giá cả, loại mặt hàng, sở thích thị trường, các rào cản kỹ thuật của thị trường có nhập khẩu hàng Việt Nam, thiếu thông tin về các loại công nghệ, thiết bị hiện đại cũng như giá cả liên quan, bà Thanh phân tích.

Nhìn vào số liệu 8 tháng đầu năm 2022 về đăng ký kinh doanh, Chủ tịch Deloite Việt Nam nhận định, cùng với các chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, nền kinh tế có các dấu hiệu phục hồi, hơn 100 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên, bà lo ngại khi nhắc tới số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng khá cao, hơn 50 ngàn doanh nghiệp, với mức tăng là 38% so với cùng kỳ năm trước.

“Có thể thấy rõ là qua đại dịch Covid-19 các doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ rõ các yếu tố Nội tại – Năng lực chịu đựng rõ nhất qua hệ thống được xây dựng và quản trị với 3 nguồn lực, gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động và nguồn lực xã hội.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển trong thị trường trong nước đã bộc lộ năng lực cạnh tranh kém so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Hơn thế, việc trải qua thời kỳ dịch bệnh vừa qua thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị tổn thương khi có các cú sốc bất lợi từ bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh”, bà Thanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà Thanh cũng nhấn mạnh một số doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt đã ứng phó thành công, phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển bền vững.  

Gửi khuyến nghị tới Diễn đàn, bà Thanh đã chia sẻ nghiên cứu của Nhóm tư vấn của Deloitte, trong đó có 4 nhóm hành động thiết thực các doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo tính hoạt động kinh doanh liên tục – liên tục ứng phó với các rủi ro bất ổn không chỉ bởi đại dịch, mà trong mọi điều kiện.

Theo các chuyên gia tư vấn của Deloitte Việt Nam, đây là những nguyên tắc cơ bản mà mọi doanh nghiệp nên và cần làm để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh.

Kinh tế vĩ mô - Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn & Kiểm toán Deloitte Việt Nam. (Ảnh: Quochoi.vn)

Nhóm 1 là các hành động cần ưu tiên cao để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp, có hiệu quả tức thì, hoàn toàn trong khả năng thực thi và kiểm soát của mỗi doanh nghiệp, tập trung vào các ưu tiên quan trọng và lâu dài, quản trị dòng tiền.

Nhóm 2 là các hành động giúp tối ưu hóa hệ thống và doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được trong khâu thực thi, tập trung vào thị trường và các sáng tạo để thích ứng với thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Xây dựng các chính sách gắn kết với các nhà cung ứng đảm bảo tỉnh liên tục của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng.

Nhóm 3 là các hành động mang tính chiến lược, dài hạn, là sự lựa chọn khôn ngoan của doanh nghiệp để phục hồi kiên cường, bền vững. Tập trung vào Điều chỉnh/ thay đổi/ nâng cao chất lượng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; Tái thiết các nhóm sản phẩm trọng tâm; tối ưu hóa Thương Mại điện tử.

Nhóm 4 là các hành động thực chất đến từ tư duy lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp về Phát triển bền vững liên quan đế ESG – Môi trường, Xã hội và Quản trị tốt.

Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được cộng hưởng và gia tăng khi được chia sẻ một cách đầy đủ trong sự kết nối với các hiệp hội ngành nghề, cũng như nhận được sự lắng nghe, hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương. Điều này cũng thể hiện cho sự quan tâm và cùng đồng hành, chia sẻ giá trị và trách nhiệm của các cơ quan quản lý với cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt, câu chuyện về phát triển bền vững được xác định sẽ là một hành trình dài hạn.

"Để các doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến vấn đề này có thể phát triển một cách tốt hơn, Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong về môi trường, với các thể chế liên quan đến những ưu tiên, ưu đãi về thuế và đất đa cho những địa điểm đặt các nhà máy sản xuất, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn", bà Thanh kết luận bài phát biểu bằng đề xuất này.

Xem thêm: 

Chủ tịch Quốc hội: Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố "bất biến" để ứng với "vạn biến"

Những quyết định chưa có tiền lệ trong điều hành, chỉ đạo

Cần phát triển các kênh dẫn vốn bền vững cho thị trường bất động sản

Những quyết định chưa có tiền lệ trong điều hành, chỉ đạo

Chủ nhật, 18/09/2022 | 10:55
Theo Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật, công tác xây dựng hoàn thiện thể chế nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

GS. Đặng Hùng Võ: Bảng giá đất do các địa phương quy định chỉ bằng 30-60% giá thị trường

Chủ nhật, 18/09/2022 | 10:09
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện của dân về đất đai luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng khiếu kiện dân sự chính là sự chênh lệch bảng giá đất.

Chủ tịch Quốc hội: Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố "bất biến" để ứng với "vạn biến"

Chủ nhật, 18/09/2022 | 08:57
Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu.
Cùng tác giả

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Thi công ngày đêm trên công trường sân bay Long Thành

Thứ 2, 29/04/2024 | 15:31
Hàng trăm kỹ sư, công nhân làm việc ngày đêm, xuyên lễ 30/4 - 1/5 trên công trường thi công sân bay Long Thành.

Vai trò của tư nhân trong xanh hoá nền kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 15:00
Môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân trong xanh hóa nền kinh tế vốn đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ và thời gian...

Sửa đổi điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:44
Nghị định 45/2024/NĐ-CP đã sửa đổi điều kiện vay vốn Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 10/6/2024 theo hình thức cho vay trực tiếp.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Sửa đổi điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:44
Nghị định 45/2024/NĐ-CP đã sửa đổi điều kiện vay vốn Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 10/6/2024 theo hình thức cho vay trực tiếp.