Chính sách của TT Trump vô tình giúp Trung Quốc tiến vào 'sân sau'?

Chính sách của TT Trump vô tình giúp Trung Quốc tiến vào 'sân sau'?

Chủ nhật, 05/02/2017 | 17:59
0
Những chính sách đối ngoại “mơ hồ” mà Tổng thống Donald Trump đang thi hành nhiều khả năng sẽ đẩy các quốc gia Mỹ Latinh đến gần với Trung Quốc.

Theo Sputnik News (Nga), những tuyên bố "mơ hồ, thiếu nhất quán" mà tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện nhiều khả năng sẽ "đẩy" các quốc gia Mỹ Latinh đến gần hơn Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị.

Tiêu điểm - Chính sách của TT Trump vô tình giúp Trung Quốc tiến vào 'sân sau'?

 Chính quyền Tập Cận Bình sẽ tận dụng "cơ hội" lớn này để tiến vào khu vực Mỹ Latinh.

Boris Martynov, phó Giám đốc viện nghiên cứu Mỹ Latinh, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS) nhận định, các chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump sẽ mở rộng cơ hội cho Trung Quốc tiến vào khu vực Nam Mỹ.

Thời gian gần đây, chính quyền mới của Mỹ đang gia tăng áp lực lên các quốc gia Mỹ Latinh. Tổng thống Donald Trump đã quyết định thi hành mức thuế 20% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mexico, để chi trả cho khoản tiền xây dựng bức tường biên giới giữa hai quốc gia. Ngoài ra, ông Trump còn cam kết sẽ chuyển các nhà máy của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Mexico.

Thêm vào đó, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cũng cho hay, Mexico mới ký kết một hợp đồng về sản xuất ô tô với tập đoàn nhà nước JAC, theo đó những chiếc ô tô đầu tiên sẽ chính thức được xuất xưởng vào nửa cuối của năm 2017. 

Chuyên gia Nga chỉ rõ: “Thông tin đăng trên Nhân dân nhật báo đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đến Washington: Bắc Kinh sẽ không đứng ngoài những biến đối đang xảy ra tại Mỹ Latinh. Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội lớn này”.

Đồng thời chuyên gia Martynov nói thêm, Trung Quốc từ lâu đã thông qua một chính sách kinh tế được chuẩn bị rất kỹ càng đối với khu vực “sân sau” của Mỹ, khu vực Mỹ Latinh.

“Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khái niệm “sân sau” không còn thích hợp nữa. Các quốc gia Mỹ Latinh đang ngày càng chứng tỏ sự độc lập về cả kinh tế và chính trị, ngay cả khi so sánh với các quốc gia phát triển. Nếu theo dõi kỹ những chuyển biến gần đây, không chỉ Bắc Kinh muốn tiến vào khu vực này mà chính Mỹ Latinh cũng “chào đón” Trung Quốc”, chuyên gia Nga nói.

Đơn cử cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhờ nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc đối với các hàng hoá truyền thống từ các nước Mỹ Latinh, khu vực này là một trong những khu vực đi đầu bước qua khỏi khủng hoảng.

Xem thêm >>> Cựu TT Na Uy bị tạm giữ ở sân bay Mỹ vì sang thăm Iran 3 năm trước

Chung quan điểm, chuyên gia Ekaterina Arapova của Viện nghiên cứu quốc gia về quan hệ quốc tế Moscow cho rằng: “Các quốc gia Mỹ Latinh dường như quan tâm đến các cơ hội hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các thành viên khối ASEAN. Nhiều nước trong khu vực này đang thiết lập mối quan hệ thân thích chiến lược với các quốc gia ở khu vực châu Á”.

Theo Sputnik News, trong nhiều thập kỷ trước đây, phần lớn xuất khẩu của Mexico đều dựa vào thị trường Mỹ, song những gì đang xảy ra với quốc gia láng giềng của Washington thì Mỹ Latinh cần nhanh chóng rút kinh nghiệm.

Nhà kinh tế học người Peru, Daniel Carpio đưa ra dự báo, hiện giới quan sát đang rất mơ hồ trước quan điểm chính trị của tân Tổng thống Mỹ, nhưng chính điều đó có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển cho mối liên kết Trung Quốc – Mỹ Latinh.

“Mới đây, Peru (quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh) đã ký kết một hiệp định thương mại tự do với Mỹ, đem lại lợi nhuận khoảng nửa tỉ USD. Nhưng sau quyết định của chính quyền Donald Trump, rút khỏi TPP thì nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh chắc chắn sẽ coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất”, chuyên gia người Peru cho hay.

Xem thêm >>> 'Hòn đá' cản bước tân Ngoại trưởng Mỹ dỡ bỏ cấm vận Nga

Phương Anh

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.