Cho phép thi công trở lại Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 08/09/2022 | 14:07
0
EVN sẽ chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Chính phủ và Bộ Công Thương về kết quả báo cáo đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Theo đó, thực hiện công văn số 5659 ngày 30/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo hồ sơ đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 302 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra và làm việc về sạt lở khu vực thi công hố móng Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Trên cơ sở báo cáo số 2400 ngày 6/5/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau khi xem xét, Bộ Công Thương đồng ý với đề xuất của EVN về việc cho phép thi công trở lại đối với Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

EVN chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Chính phủ và Bộ Công Thương về kết quả báo cáo đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Trong quá trình tổ chức thi công, yêu cầu EVN bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nhất là đập thủy điện Hòa Bình, an toàn tuyệt đối với tượng đài Bác Hồ và các công trình hiện hữu. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, thi công xây dựng công trình và các quy định pháp luật liên quan.

Kinh tế vĩ mô - Cho phép thi công trở lại Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng là công trình công nghiệp thuộc nhóm A, tổng mức đầu tư trên 9.220 tỷ đồng (Ảnh: Hữu Thắng).

Theo Bộ Công Thương, hồ sơ báo cáo đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng do EVN trình đã thể hiện rõ quá trình rà soát các bước thiết kế công trình, thông qua kết quả quan trắc, khảo sát bổ sung để phân tích, đánh giá điều kiện địa chất thực tế trong thời gian thi công vừa qua.

Qua đó, đánh giá việc thi công Dự án là phù hợp với thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, không ảnh hướng đến an toàn của đập Thủy điện Hòa Bình, Tượng đài Bác Hồ, đường dây 500 kV và các công trình hiện hữu.

Cho đến thời điểm này, công tác thi công xử lý khối sạt đợt 1, 2, 3 giai đoạn I đã được EVN tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành, tuân thủ phương án thiết kế đã được Bộ Công thương thẩm định, thông qua. Toàn bộ khối sạt cơ bản đã được xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho khu vực hố móng nhà máy và khu vực bãi quay xe chân Tượng đài Bác Hồ.

Hiện báo cáo đánh giá tổng thể Dự án đã được Tư vấn thiết kế (Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1) lập trên cơ sở cập nhật kết quả khảo sát bổ sung, rà soát lại các tính toán trong quá trình lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình, tính toán kiểm tra lại kết cấu các hạng mục công trình căn cứ hồ sơ mô tả địa chất sau khi mở móng.

Sau khi nghiên cứu, tính toán, thẩm tra hồ sơ báo cáo đánh giá tổng thể Dự án do Tư vấn thiết kế lập, Tư vấn thẩm tra độc lập (Liên danh Viện Kỹ thuật Công trình và Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo) đã có Văn bản số 170 ngày 29/4/2022 khẳng định: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình là phù hợp với điều kiện thực tế sau khi mở móng.

Cùng với đó, các giải pháp thiết kế mà Tư vấn thiết kế đưa ra là phù hợp với thực tế thi công, đảm bảo an toàn ổn định theo yêu cầu, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận như đập Thủy điện Hòa Bình, Khu tượng đài Bác Hồ, khu nhà hành chính của tỉnh Hòa Bình, cột điện 500 kV…

Kinh tế vĩ mô - Cho phép thi công trở lại Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (Hình 2).

Dự án nằm bên bờ phải tuyến đập thủy điện Hòa Bình hiện hữu thuộc địa bàn phường Phương Lâm, Tp.Hoà Bình (Ảnh: Hữu Thắng).

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng được đầu tư với mục tiêu tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện (tăng khả năng phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, tăng tính linh hoạt trong vận hành hệ thống, nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện…), từ đó góp phần trực tiếp giảm chi phí sản xuất của hệ thống điện.

Thống kê tình hình vận hành của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trong 17 năm gần đây cho thấy, số giờ vận hành trung bình là 5.427 giờ/năm và đang có xu thế tăng cao từ khi hồ Sơn La, Lai Châu vào vận hành. Con số này được cho là cao hơn so với các nhà máy thủy điện khác đang vận hành và thể hiện còn lãng phí năng lượng của sông Đà.

Việc mở rộng Thủy điện Hòa Bình còn nhằm tận dụng khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện, góp phần bổ sung điện năng vào các tháng 5, 6, 7, 8. Số liệu quan trắc thủy văn trong 19 năm gần đây (1999-2018) cũng cho thấy, tổng lượng nước xả thừa không qua phát điện lên tới 175 tỷ m3, chiếm 19% lượng nước về hồ.

Điểm đặc biệt nhất của việc có thêm 2 tổ máy mới ở Hòa Bình chính là điều chỉnh tần số của hệ thống điện và linh hoạt trong việc cân bằng công suất phát với phụ tải, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định, trong điều kiện năng lượng tái tạo có xu thế ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống nhưng có tính không ổn định.

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng là công trình công nghiệp thuộc nhóm A, tổng mức đầu tư trên 9.220 tỷ đồng.

Dự án có tổng công suất đặt 480MW, bao gồm 2 tổ máy. Sản lượng phát điện bình quân hàng năm khoảng 488,3 triệu kWh/năm. Sau khi hoàn thành công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với công suất 480MW sẽ nâng tổng công suất của toàn bộ Nhà máy thủy điện Hòa Bình đạt 2.400MW.

Nhu cầu cho xe điện ở Việt Nam sẽ “ngốn” 10 nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình

Thứ 3, 21/12/2021 | 16:20
Khi phát triển xe điện, nhu cầu sử dụng điện sẽ rất lớn, nhất là các trạm sạc nhanh sẽ làm tăng phụ tải đáng kể lên hệ thống điện lưới quốc gia.

Pháp cho EVN vay 1.900 tỷ đồng làm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Thứ 4, 10/11/2021 | 22:05
EVN và AFD mới ký thỏa ước tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 70 triệu euro cho dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: EVN không còn là đơn vị duy nhất mua bán điện

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:09
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thị trường phát điện cạnh tranh được triển khai từ khá sớm, đến nay có gần 70% nguồn điện do tư nhân hoặc công ty cổ phần sản xuất.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:39
Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ.

Kinh tế Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:55
Kinh tế - xã hội Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại và xuất hiện một số biểu hiện khó khăn, cần tìm giải pháp hiệu quả.

Đẩy mạnh tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp Tp.HCM

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:05
Cùng với lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Tp.HCM được kỳ vọng tăng hiệu quả hấp thụ vốn.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chậm trễ, nguyên nhân từ đâu?

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:40
Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Ban 85 về công tác triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Kiên Giang: Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong sản xuất công nghiệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:06
Tỉnh Kiên Giang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ “điểm nghẽn”, đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Kinh tế Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:55
Kinh tế - xã hội Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại và xuất hiện một số biểu hiện khó khăn, cần tìm giải pháp hiệu quả.

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Giá vàng 7/5: Vàng SJC tăng mạnh, chạm ngưỡng 86,8 triệu đồng

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:52
Giá vàng SJC tăng mạnh phiên sáng 7/5, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm từ 300.000-500.000 đồng/lượng, đưa giá bán ra lên ngưỡng 86,8 triệu đồng/lượng.