Chuyện về chiến sĩ đặc công Việt làm chấn động thế giới

Chuyện về chiến sĩ đặc công Việt làm chấn động thế giới

Thứ 5, 12/09/2013 | 17:21
0
Chiến sỹ đặc công nức tiếng đất Mỏ - Hà Quang Vóc, ở thôn Yên Định, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là một trong những người có công rất lớn trong việc phá kho xăng dầu Nhà Bè, làm náo loạn Sài Gòn, chấn động quốc tế thời điểm trước năm 1975.

"Kịch bản máu"

Lần theo lịch sử các chiến sỹ đặc công Rừng Sác, nguồn tư liệu từ ban Tuyên giáo huyện Đầm Hà, lịch sử Đảng bộ, lịch sử địa phương và những thông tin từ chị Hà Thị Thanh Viện (SN 1977, tại phố Chu Văn An, thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) - cháu chiến sỹ đặc công Hà Quang Vóc, chúng tôi đã "tái dựng" lại hình ảnh sống động về người anh hùng này.

Xã hội - Chuyện về chiến sĩ đặc công Việt làm chấn động thế giới

Tượng đài chiến sỹ đặc công Hà Quang Vóc.

Hà Quang Vóc (SN 30/9/1947) một gia đình nghèo khó thôn Yên Định, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bố làm thợ rèn, mẹ làm nghề nông. Ông Vóc là con thứ 5 trong gia đình có 8 anh chị em. Nhờ chịu khó học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động của đoàn trường, ông được kết nạp vào Đoàn khá sớm. Năm 1966, ông đi theo tiếng gọi của Đảng vào chiến dịch Khe Sanh. Ba năm sau, ông được đào tạo đặc công ở Đoàn 305. Năm 1971, ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Lao động Việt Nam. Ông liên tục nắm giữ những chức vụ quan trọng trong đội đặc công thuộc đội 5, trung đoàn 10, đoàn 27 bộ chỉ huy Miền.

Ông hoạt động ở vùng Mỹ - Ngụy phòng thủ kiên cố nhất Sài Gòn. Kho xăng, dầu Nhà Bè ngày ấy được coi là kho hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Essco. Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14ha, 72 bồn xăng. Đây được ví như "cái dạ dày nhiên liệu", cung cấp hơn một nửa số lượng xăng, dầu cho các hoạt động dân sự và quân đội của Mỹ - Ngụy. Chúng coi đây là điểm tập kết nhiên liệu "bất khả xâm phạm" với hàng rào song sắt chẻ ba bùng nhùng, cao khoảng 3,5m. Bên trong kho, Nguỵ quân bố trí chó nghiệp vụ, mìn, pháo sáng, hệ thống đèn pha, tháp canh rất cẩn mật, chặt chẽ. Tiếp đó là vòng phòng thủ hệ thống thủy địa, trên không có cả máy bay trinh sát L19 và 4 chiếc trực thăng tuần tra, canh gác hàng giờ. Đặc biệt nhất, "đặc khu Rừng Sác" được lính Ngụy canh giữ 24/24h. Do đó, việc phá kho "đặc khu" này là một bài toán nan giải cho các chiến sỹ đặc công. Đoàn 10 quyết định giao nhiệm vụ quan trọng này cho nhóm đặc công đội 5.

Trong cuốn "Lịch sử truyền thống anh hùng huyện qua các thời kỳ" do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đầm Hà soạn thảo có ghi: "Sau 14 tháng điều tra, đội 5 cử ra 8 chiến sỹ tài giỏi nhất, tổ chức thành hai tổ để thâm nhập vào "con đường máu". Đội đã tính đến 11 tình huống có thể xảy ra, để tìm cách ứng phó. Năm 1973, đoàn 10 Rừng Sác làm lễ xuất quân cho các chiến sỹ cảm tử quân. Đồng chí Hà Quang Vóc được phân làm đội phó đội 5 thuộc tổ 2. Trong lễ xuất quân, anh hùng Vóc đã thề "chưa đốt kho Shell, chưa trở về". Tám anh em chiến sỹ cảm tử quân đã giao ước với nhau: "Đồng chí nào về được, nhắn lời thăm anh em ở nhà và bà con Rừng Sác".

Đồng chí Nguyễn Hồng Thế được giao nhiệm vụ dẫn đầu tổ đặc công số 2 để đánh mục tiêu. Sau nửa tiếng dò xét trước hàng rào chống đạn B41 của địch, mục tiêu đã có dấu hiệu bị lộ. Vì thế, khi nhìn thấy một toán lính đang đến gần, anh Vóc đã bảo đội trưởng lùi lại. Nhưng, một lúc sau, tốp lính đi khỏi, các đồng chí mới biết chúng hô láo. Sau đó, đồng chí Thế vẫn tiếp tục cắt rào để cả tổ xâm nhập vào khu kho. Toàn tổ đã vượt qua một bãi đất trống khoảng 200m2. Khi tiếp cận được hàng rào cao 1,5m thì các chiến sỹ Rừng Sác bị một luồng ánh sáng quét qua mặt. Hai tốp quân lính đi đến, sự xuất hiện của chúng làm hai tổ đặc công phải lẩn tránh làm hai nhóm. Một tên đi đến chỗ của anh tổ trưởng nằm, các đồng chí đã chuẩn bị "ra tay", nhưng bọn chúng lại quay ra ngoài và đi tuần tra tiếp. Cuối cùng, trận địa được liệt vào dạng kiên cố nhất vẫn bị các chiến sỹ đặc công tiêu diệt.

Xã hội - Chuyện về chiến sĩ đặc công Việt làm chấn động thế giới (Hình 2).

Chị Hà Thị Thanh Viện - cháu của chiến sỹ Hà Quang Vóc đã giúp chúng tôi tái dựng lại hình ảnh của người anh hùng này.

Đục thủng "cái dạ dày nhiên liệu"

Chiến sỹ đặc công nức tiếng đất Mỏ

Chiến sỹ Hà Quang Vóc được tặng Huân chương quân công giải phóng hạng Ba và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông là tấm gương tiêu biểu của ngành đặc công, sự tự hào của những người con đất Mỏ nói riêng và đất nước nói chung.  

Các chiến sỹ đặc công áp sát và thực hiện việc đốt cháy kho nhiên liệu. Khoảng thời gian gần 1h sáng, kho xăng, dầu Nhà Bè đã bị nổ và cháy dữ dội. Ngụy quân báo động inh ỏi và xả súng loạn xạ, tàu thuyền náo loạn khúc sông, trên không thì máy bay C47 trút pháo sáng. Chúng la hét om sòm làm náo động cả một vùng. Có rất nhiều chiến sỹ trong hai tổ đã bị bắt, bị tra tấn dã man. Anh Vóc cùng hai đồng chí nữa nhanh chóng thoát thân dưới mưa bom bão đạn. Tuy nhiên, còn hai đồng chí bị kẹt trong vòng vây. Các anh đã nhanh chóng ném lựu đạn về phía toán địch để mở đường máu cho anh em.

Kho xăng Shell bốc cháy dữ dội suốt 12 ngày đêm. Vụ cháy đã nhanh chóng lan sang kho của các hãng Calltex, Esso, chúng phải mở khóa, làm dầu lênh láng trên sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp đến Vòm Láng, Gò Công. Sự kiện này đã gây rúng động trên các phương tiện thông tin đại chúng cả trong lẫn ngoài nước ngày đó. Sau khi xảy ra sự kiện, báo Độc Lập có đăng dòng chữ: "Rạng sáng 3/12/1973, kho xăng Nhà Bè bị pháo kích 49 quả đạn". Báo chí phương Tây và báo Sài Gòn đưa tin: Kho Shell hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu gallon xăng, dầu, tương đương 250 triệu lít, 12 bồn butaga, 1 tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt và một kho chứa lương thực, tổng thiệt hại khoảng 20 triệu USD. Phải chờ đến tối, ông Vóc cùng một đồng chí nữa mới may mắn thoát được "cửa tử" trở về căn cứ.

Việc đốt cháy kho xăng, dầu Nhà Bè đã làm kinh động chính quyền Mỹ Ngụy tại Sài Gòn và làm chấn động thế giới. Đối phương cũng phải cho rằng: "Đây là trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công Việt cộng thực hiện". Hồ sơ về sự kiện này đã được chất đầy bốn tủ sắt.

Cuộc đột kích định mệnh

Sau trận đánh đó, Hà Quang Vóc cùng với các đồng chí đã thực hiện nhiều trận đánh khác. Năm 1974, Hà Quang Vóc được giao nhiệm vụ tiêu diệt chiếc tàu trở đầy xăng dầu của Mỹ đậu trên sông Lòng Tàu. Đúng ngày xuất kích, ông bị lên cơn sốt, đơn vị đã tính đến chuyện tìm người thay thế, nhưng ông vẫn một mực khẳng định mình đủ sức khoẻ thực hiện nhiệm vụ, trước thái độ quả quyết của chiến sỹ đặc công, đơn vị đã đồng ý giao nhiệm vụ cho Hà Quang Vóc.

Đêm ấy, trời phương Nam tối đen như mực, dòng sông Lòng Tàu im lặng như tờ. Các chiến sỹ đặc công Rừng Sác tay ôm súng, ngực đeo bộc phá được ngụy trang lặng lẽ trườn êm trong dòng sông. Đến gần con tàu, các chiến sỹ đặc công bèn tụ nhau lại bàn tính cách tác chiến hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh nguy hiểm đó. Ông ra lệnh cho đồng đội tiến thẳng về phía trước, còn ông sẽ tạt ngang sang bên và dùng súng bắn vào một toán lính đánh lạc hướng để đồng đội tiến sát đến cài bộc phá vào mục tiêu và rút lui an toàn. Tiếng nổ khiến lửa đỏ rực bến sông thì cũng là lúc tiếng súng của ông ngừng bắn. Ông đã hy sinh thân mình để giúp cho đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần thực hiện kế hoạch phá vành đai bảo đảm cửa ngõ Sài Gòn, đập tan tuyến đường vận chuyển hàng hóa, vũ khí đạn dược về nội thành của Mỹ-Ngụy.                     

Hoàng Thế Tào

Gần 2.000 ha cho khu di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác

Thứ 7, 24/08/2013 | 09:46
UBND TP.HCM đã ra quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác – Cần Giờ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

Những trận đánh "xuất quỷ nhập thần" của đặc công rừng Sác

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Lính đặc công Rừng Sác ngoài bơi giỏi như rái cá họ còn có khả năng đột nhập vào tận những sào huyệt chứa vũ khí, nhiên liệu của kẻ địch.

Đặc công Rừng Sác: Những trận pháo làm rung chuyển nội đô

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Đoàn 10 đặc công Rừng Sác được lệnh pháo kích vào những trung tâm đầu não của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu như Dinh Độc Lập, Tòa đại sứ. Địch không ngờ rằng, Việt Cộng lại có thể đưa pháo vào tận nội đô pháo kích làm rung chuyển nơi được gọi là thủ phủ của chính quyền Việt Nam cộng hòa khiến Mỹ Ngụy hoảng loạn.

Rùng mình với những 'chiêu' trả thù tình của gái đẹp

Thứ 6, 06/09/2013 | 17:41
Chẳng ngăn được kẻ bạc tình cưới vợ, nhiều cô gái quyết tâm 'lột mặt nạ' kẻ Sở Khanh ngay tại đám cưới.

Bệnh nhân chết, người nhà phá bệnh viện, đánh bác sỹ

Thứ 3, 13/08/2013 | 13:56
Sự việc xảy ra vào trưa ngày 12/8, tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh. Khi bệnh nhân sốc phản vệ sau đó tử vong, người nhà đã bức xúc đập phá bệnh viện, đánh bị thương nhiều y, bác sỹ.

Đến Phú Quốc nghe kể về liệt sỹ Nguyễn Đình Xô

Thứ 7, 27/07/2013 | 16:28
Nhà tù Phú Quốc trong ký ức của mỗi chiến sỹ cách mạng đã từng bị bắt và giam giữ tại đây có lẽ không khác địa ngục trần gian. Trong hơn bốn vạn chiến sỹ cách mạng đã ra đi vì đòn thù điên cuồng của kẻ thù, một trong những cái chết thê thảm, bi thương nhất nhưng oanh liệt phải kể đến liệt sỹ Nguyễn Đình Xô, quê xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Họa sỹ kể chuyện Trường Sơn khói lửa một thời bằng... tranh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:49
Sau gần 8 năm lăn lộn với chiến trường Trường Sơn, họa sỹ Đức Dụ vẫn còn nhớ như in không khí hào hùng năm xưa. Đặc biệt, nỗi nhớ đồng đội luôn cho ông rất nhiều cảm xúc.