Chuyện gì xảy ra nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa vì… hết tiền?

Chuyện gì xảy ra nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa vì… hết tiền?

Thứ 2, 25/09/2023 | 15:54
0
Gần 4 triệu người Mỹ là nhân viên liên bang sẽ cảm nhận được hậu quả ngay lập tức của việc Chính phủ đóng cửa.

Nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ – kéo theo việc các dịch vụ của Nhà Trắng bị gián đoạn và hàng nghìn công chức liên bang không được trả lương – đang gia tăng mỗi ngày trong bối cảnh các nhà lập pháp “xứ cờ hoa” vẫn chưa thể thông qua một khoản ngân sách tạm thời cho năm tài chính bắt đầu vào ngày 1/10.

Nếu không có thỏa thuận nào đạt được trước nửa đêm ngày 30/9 (thứ Bảy) về cung cấp kinh phí cho năm tài chính mới, thì Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa. Vì nguy cơ đóng cửa có thể trở thành hiện thực vào cuối tuần nên tác động của nó sẽ không được nhìn thấy cho đến khi tuần làm việc bắt đầu vào thứ Hai (ngày 2/10).

Từ hôm 22/9, Văn phòng Quản lý và Ngân sách đã nhắc nhở các quan chức cấp cao của các cơ quan cập nhật và xem xét các kế hoạch đóng cửa.

Áp lực tài chính

Gần 4 triệu người Mỹ là nhân viên liên bang sẽ cảm nhận được hậu quả ngay lập tức. Nhân viên trong những lĩnh vực được coi là “thiết yếu” sẽ vẫn làm việc, nhưng những người khác sẽ bị cho nghỉ phép cho đến khi Chính phủ có kinh phí để mở cửa trở lại. Sẽ không có khoản nào được chi trả cho người lao động trong thời gian đóng cửa.

Đối với nhiều người trong số họ, việc đóng cửa sẽ gây áp lực lên tài chính của chính họ, giống như đã từng xảy ra trong thời gian Chính phủ Mỹ đóng cửa dài kỷ lục 35 ngày vào năm 2018-2019.

Thế giới - Chuyện gì xảy ra nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa vì… hết tiền?

Mặc dù 2 triệu quân nhân Mỹ sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của họ, khoảng một nửa trong số 800.000 nhân viên dân sự của Lầu Năm Góc sẽ bị cho nghỉ việc tạm thời nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa. Ảnh: CNN

“Hồi đó hàng nghìn thành viên trên khắp đất nước đã trả lại quà nghỉ lễ vì họ cần tiền mặt, không thể thực hiện các khoản thanh toán thế chấp, phải vay các khoản vay ngắn hạn, tăng nợ thẻ tín dụng, vì họ không có tiền lương trong một tháng”, bà Doreen Greenwald, chủ tịch Liên đoàn Nhân viên Kho bạc Quốc gia, đại diện cho 150.000 nhân viên tại 35 cơ quan, cho biết.

“Họ đứng xếp hàng tại các ngân hàng thực phẩm, đưa con cái rời khỏi nhà trẻ, không thể đổ xăng vào ô tô và cầu xin các chủ nợ ân hạn. Đây không phải là cách nước Mỹ nên đối xử với nhân viên của mình”, bà Greenwald nói.

Trung bình, các thành viên của Liên đoàn Nhân viên Chính phủ Mỹ kiếm được 55.000-65.000 USD/năm, trong khi những người làm việc theo giờ kiếm được trung bình 45.000 USD/năm. Nhưng hàng ngàn người chỉ kiếm được gần 15 USD/giờ, hay 31.200 USD/năm.

“Hầu hết các thành viên của chúng tôi sống bằng lương tháng và không thể bỏ lỡ một ngày lãnh lương chứ đừng nói đến nhiều hơn”, ông Everett Kelley, chủ tịch Liên đoàn Nhân viên Chính phủ Mỹ, cho biết. “Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi Quốc hội thực hiện công việc của mình và thông qua ngân sách để ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa”.

Nghỉ phép không lương

Mặc dù 2 triệu quân nhân Mỹ sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của họ, khoảng một nửa trong số 800.000 nhân viên dân sự của Lầu Năm Góc sẽ bị cho nghỉ việc tạm thời. Các hợp đồng đã được hoàn tất trước khi Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động sẽ tiếp tục, và Lầu Năm Góc vẫn có thể đặt các đơn đặt hàng mới về vật tư hoặc dịch vụ để đảm bảo an ninh quốc gia.

Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia của Bộ Năng lượng Mỹ sẽ duy trì vũ khí hạt nhân. Theo kế hoạch dự phòng năm 2021 của Bộ Tư pháp Mỹ, các đặc vụ thuộc FBI, Cục Quản lý Thực thi Ma túy (DEA) và các cơ quan thực thi pháp luật liên bang sẽ tiếp tục làm việc cùng với các nhân viên nhà tù.

Tất cả các vụ truy tố hình sự, bao gồm 2 vụ án liên bang chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, cũng sẽ tiếp tục. Nhưng hầu hết các vụ kiện dân sự sẽ bị hoãn.

Thế giới - Chuyện gì xảy ra nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa vì… hết tiền? (Hình 2).

Một nhân viên liên bang bị cho nghỉ phép cầm tấm biển trên bậc thềm dẫn vào Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội) sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa, ngày 1/10/2013. Ảnh: ABC News

Lực lượng tuần tra biên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh cùng công chức hải quan tiếp tục làm việc theo kế hoạch năm 2022 của Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Các nhân viên bảo vệ người tiêu dùng của Ủy ban Thương mại Liên bang sẽ bị cho nghỉ việc tạm thời.

Các tòa án liên bang có thể sẽ có đủ tiền để tiếp tục làm việc cho đến ngày 13/10. Tòa án tối cao cũng sẽ tiếp tục làm việc. Nhân viên kiểm soát không lưu và nhân viên kiểm tra an ninh sân bay sẽ tiếp tục làm việc.

Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ có thể sẽ hoạt động theo kế hoạch đóng cửa năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ. Việc xử lý hộ chiếu và thị thực cũng sẽ tiếp tục miễn là có đủ kinh phí để trang trải các hoạt động.

Hầu hết nhân viên của các cơ quan như Viện Y tế Quốc gia, Quỹ Khoa học Quốc gia và Cơ quan Khí quyển và Hải dương học Quốc gia (NOAA) có thể sẽ bị cho nghỉ phép không lương.

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và cơ quan này cũng sẽ tiếp tục theo dõi các vệ tinh, tuy nhiên, họ sẽ phải cho 17.000 trong số 18.300 nhân viên của mình nghỉ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) sẽ tiếp tục theo dõi dịch bệnh, nhưng các hoạt động y tế công cộng khác có thể bị ảnh hưởng vì có khả năng hơn một nửa số nhân viên của cơ quan này phải nghỉ việc tạm thời.

Thỏa thuận ngắn hạn

Việc Chính phủ Mỹ đóng cửa cũng có thể có những tác động kinh tế to lớn vì khi đó, Cục Thống kê Lao động cho biết họ sẽ ngừng công bố dữ liệu, bao gồm các số liệu chính về lạm phát và thất nghiệp. Việc thiếu các dữ liệu quan trọng của Chính phủ sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong việc nhận định về nền kinh tế Mỹ.

Theo hướng dẫn năm 2021, Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ sẽ không cung cấp các khoản vay mới cho bất kỳ doanh nghiệp nào, và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai “sẽ ngừng phần lớn hoạt động của mình”, bao gồm cả việc giám sát thị trường.

Thế giới - Chuyện gì xảy ra nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa vì… hết tiền? (Hình 3).

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy (Đảng Cộng hòa) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (Đảng Dân chủ). Ảnh: Bloomberg

Hiện tại, có sự chia rẽ sâu sắc giữa Hạ viện và Thượng viện, khiến việc đạt được sự đồng thuận về luật chi tiêu cả năm trở nên khó khăn. Những nhà lập pháp theo đường lối bảo thủ cứng rắn tại Hạ viện đã kêu gọi cắt giảm chi tiêu sâu hơn và đề xuất các chính sách bổ sung gây tranh cãi, vốn đã bị các đảng viên Dân chủ cũng như một số đảng viên Cộng hòa bác bỏ.

Khi hạn chót đến gần, các nhà lập pháp hàng đầu của lưỡng đảng đang hy vọng sẽ thông qua việc gia hạn tài trợ ngắn hạn, được gọi là nghị quyết tiếp tục (CR). Chính phủ Mỹ thường xuyên sử dụng các biện pháp ngắn hạn này như một giải pháp tạm thời để tránh bị ngừng hoạt động và có thêm thời gian để đạt được thỏa thuận tài trợ cả năm rộng lớn hơn.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy, đảng viên Cộng hòa, cho biết ông tin có thể ngăn Chính phủ bị đóng cửa, nhưng vẫn chưa rõ liệu ông có thể giành đủ số phiếu ủng hộ để tiếp tục kế hoạch của mình hay không.

Dự kiến Hạ viện Mỹ sẽ họp vào ngày 26/9. Ở đó, ông McCarthy hy vọng có thể tập trung vào một thỏa thuận chi tiêu ngắn hạn từ 2 tuần đến 2 tháng để duy trì nguồn tài chính cho Chính phủ trong khi các cuộc đàm phán tiếp tục.

Minh Đức (Theo CNN, Reuters, WSJ)

Đến Mỹ, ông Zelensky thu về cả viện trợ quân sự và sự hoài nghi

Thứ 6, 22/09/2023 | 14:25
Tổng thống Ukraine gặp một bầu không khí khác so với những gì ông thấy trong chuyến thăm Washington D.C. năm ngoái, khi ông nhận được sự chào đón như một người hùng.

Tuyên bố của ông Biden về khủng hoảng nợ công sau cuộc gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ 

Thứ 3, 23/05/2023 | 11:22
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/5 đưa ra tuyên bố ngắn gọn trong 3 câu để mô tả về tiến trình đàm phán nới trần nợ công với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở Nhà Trắng, theo Fox News.

Động thái mới của đảng Cộng hòa nhằm vào gia đình Tổng thống Mỹ Biden

Thứ 7, 13/05/2023 | 20:37
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy gần đây nói sẽ gọi điện cho giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để yêu cầu cơ quan này giao tài liệu có thể liên quan đến bê bối của gia đình Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.