Chuyển giáo viên sang hợp đồng: Chặn chạy chọt biên chế để an phận!

Chuyển giáo viên sang hợp đồng: Chặn chạy chọt biên chế để an phận!

Thứ 2, 22/05/2017 | 17:58
0
Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang - Phó hiệu trưởng trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội khi trao đổi với PV về việc tiến tới xóa bỏ khái niệm biên chế trong ngành giáo dục.

PV: Mới đây, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng sẽ xóa bỏ khái niệm biên chế, thay vào đó là việc ký hợp đồng lao động. Là người làm trong ngành giáo dục lâu năm, ông nghĩ sao về việc này?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang: Theo cá nhân tôi, đây là quan điểm tích cực vì thực tế không chỉ riêng ngành giáo dục mà ở cả các ngành khác, tư duy về biên chế, vào biên chế làm trì trệ và kìm hãm sáng tạo. Nhiều cán bộ khi đã vào biên chế rồi thì mặc nhiên cứ "tàng tàng" công tác, vài năm lại lên lương, dẫn tới ở một bộ phận thiếu tinh thần phấn đấu và tu dưỡng để hoàn thành tốt hơn công việc họ đảm nhận.

Trên thực tế, nếu chuyển từ biên chế sang ký hợp đồng đối với những cán bộ, giáo viên có năng lực và tâm huyết thì không có gì thay đổi lắm vì xã hội luôn cần những người như vậy, mặt tích cực là sẽ giúp hạn chế những cán bộ, giáo viên kém năng lực, chạy chọt để kiếm một chân biên chế an phận. Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực khác với khối hành chính nên việc tinh giản biên chế cũng sẽ có đặc thù và khó khăn hơn.

Giáo dục - Chuyển giáo viên sang hợp đồng: Chặn chạy chọt biên chế để an phận!

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang. 

PV: Nhiều giáo viên lo lắng, nếu chuyển sang chế độ hợp đồng, họ sẽ mất đi những khoản thu nhập ổn định như: Thâm niên, lương hưu. Nhất là khi lương giáo viên thấp, giờ lại chuyển sang hợp đồng, họ khó gắn bó với nghề, ông suy nghĩ sao về điều này?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang: Tôi nghĩ khi chuyển từ biên chế sang hợp đồng thì các chế độ chính sách như thâm niên, lương hưu không có gì thay đổi, thậm chí nếu sắp xếp lại bộ máy hiệu quả hơn thì có thể các chính sách này sẽ được đảm bảo hơn, tất nhiên là đối với với các thầy cô, cán bộ có năng lực, tâm huyết với nghề. Chính sách mới thì bao giờ cũng có những hiệu ứng ban đầu chưa tạo được sự đồng thuận vì từ trước tới giờ, mọi người đã quen với khái niệm biên chế và coi đó như ngôi nhà rất an toàn khi đã vào được đó.

PV: Hiện nay, biên chế giáo viên chiếm phần khá lớn trong ngân sách. Việc này có phải là nút thắt trong việc giảm ngân sách Nhà nước và kích thích nền kinh tế? Trong bối cảnh các trường chuyên nghiệp đang tự chủ thì đây có phải động thái tự chủ toàn ngành giáo dục?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang: Ngành giáo dục rất khó tự chủ hoàn toàn được vì có những đặc thù như ở vùng sâu, vùng xa, các đối tượng khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tự chủ ở bậc đại học nhưng sẽ rất khó tự chủ ở các bậc dưới nên việc hy vọng giảm ngân sách Nhà nước cho giáo dục sẽ không khả thi trước mắt. Chúng ta hy vọng việc đổi mới này sẽ tạo ra chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tốt hơn, từ đó có ảnh hưởng tốt với chất lượng đào tạo.

Và như vậy, các trường cũng sẽ phải cân đối xem sử dụng đội ngũ sao cho hiệu quả, hạn chế bớt được tiêu cực trong giáo dục. Tuy nhiên cũng phải lưu ý vì chính sách có mặt tích cực nhưng cũng có mặt hạn chế là có thể là công cụ để loại bớt những cán bộ, giáo viên có tinh thần đấu tranh thông qua việc bỏ phiếu, bình xét hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ.

PV: Có nhiều ý kiến quan ngại rằng, sau khi bỏ khái niệm biên chế sẽ dẫn đến việc tăng quyền lực của hiệu trưởng. Theo ông, quan ngại này có cơ sở?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang: Quan ngại này cũng có cơ sở, tuy nhiên để hạn chế vấn đề này, thời gian vừa qua, Nhà nước cũng như các cơ quan đã và đang tiếp tục bàn về tăng vai trò của hội đồng trường để hội đồng trường trở nên thực chất có thực quyền.

PV: Để làm tốt việc bỏ biên chế, theo ông, ngành giáo dục cũng như các cơ quan liên quan phải làm sao để đạt hiệu quả cao nhất, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa yên lòng cán bộ, giáo viên?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang: Phải có tổng rà soát biên chế trong toàn bộ ngành giáo dục để xác định lĩnh vực nào cần bỏ, lĩnh vực nào không những không bỏ biên chế mà cần hỗ trợ hơn (vùng sâu, vùng xa, đặc thù...). Tiếp đến là phải xây dựng được các tiêu chí rõ ràng, minh bạch để thi tuyển giáo viên công khai nhằm chọn thầy ra thầy. Tiếp tục củng cố, nâng cao thu nhập cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ trong ngành giáo dục để cán bộ có năng lực yên tâm công tác.

Cũng cần có các hình thức tuyên truyền để cán bộ, giáo viên "quen" dần với việc sẽ không còn biên chế nữa. Đó cũng là xu thế tất yếu mà không riêng gì ngành giáo dục phải thích nghi.

Công Luân

Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.

Hà Nội nghiêm cấm các trường vận động học sinh yếu không thi vào lớp 10

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:59
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Sửa đổi quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:37
Theo đó, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân là một trong những quy trình đề nghị xét tặng danh hiệu.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:46
Những năm gần đây, các phương thức tuyển sinh được đa dạng giúp thí sinh có nhiều lựa chọn và các trường có thêm nguồn tuyển.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội nghiêm cấm các trường vận động học sinh yếu không thi vào lớp 10

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:59
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:46
Những năm gần đây, các phương thức tuyển sinh được đa dạng giúp thí sinh có nhiều lựa chọn và các trường có thêm nguồn tuyển.

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Bản tin 8/5: Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM

Thứ 4, 08/05/2024 | 06:00
Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM; Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai...

Dự báo thời tiết ngày 9/5/2024: Mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 5, 09/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (9/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.