Cổ phần hóa chậm do doanh nghiệp có tài chính phức tạp, nhiều đất đai

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 24/03/2022 | 11:17
0
Theo Bộ KH&ĐT, mục tiêu của cổ phần hóa không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi DNNN mà phải là hình thức tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng.

Theo báo cáo về kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đạt được một số kết quả như các cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ, tháo gỡ được những vướng mắc, khó khăn của DNNN.

Việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tổng giá trị phần vốn nhà nước khi cổ phần hoá bán được là 22.748 tỷ đồng (đạt 23% kế hoạch dự kiến bán, tương đương 11% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

Tổng giá trị thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp từ công tác cổ phần hóa là 36.518 tỷ đồng (đạt 1,6 lần so với giá bán). Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 - 2020: thoái 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng.

Theo các Nghị quyết của Quốc hội số 25/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020; số 26/2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 thì trong giai đoạn 2016-2020, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải nộp về ngân sách nhà nước là 250.000 tỷ đồng.

Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước (thông qua Quỹ) là 234.387 tỷ đồng (đạt 93,6% kế hoạch), cụ thể: năm 2016 là 30.000 tỷ đồng; năm 2017 là 60.000 tỷ đồng; năm 2018 là 65.000 tỷ đồng; năm 2019 là 50.000 tỷ đồng và năm 2020 là 29.387 tỷ đồng từ Quỹ vào ngân sách nhà nước.

Về cơ bản, việc cổ phần hóa DNNN đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý; cơ bản đạt được mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình cơ cấu lại DNNN mới chủ yếu tập trung sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn để có cơ cấu hợp lý hơn. Trong nội bộ từng DNNN thì việc cơ cấu lại mới chỉ tập trung vào việc sắp xếp các doanh nghiệp thành viên theo hướng giảm số lượng mà chưa chú trọng thực hiện các định hướng, giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao và chiến lược kinh doanh dài hạn có tính khả thi cao.

Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2016 - 2020 còn chậm, chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Trong giai đoạn này, số lượng cổ phần hóa đạt 180 doanh nghiệp vượt chỉ tiêu đề ra (là 137 doanh nghiệp).

Tuy nhiên, thực chất có 39 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, theo kế hoạch (đã được rà soát và điều chỉnh) thì còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành công tác cổ phần hóa.

Kinh tế vĩ mô - Cổ phần hóa chậm do doanh nghiệp có tài chính phức tạp, nhiều đất đai

Việc cổ phần hoá, thoái vốn DNNN còn nhiều bất cập trong giai đoạn 2016-2020 (Ảnh: Phạm Tùng).

Về kế hoạch thoái vốn, kế hoạch dự kiến sẽ thực hiện thoái vốn tại 348 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách là khoảng 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 chỉ triển khai thoái vốn được tại 106 doanh nghiệp (đạt 30% về số lượng), với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách thoái được là 6.493 tỷ đồng (đạt 11% tổng giá trị phải thoái).

Việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn trong thực tiễn cũng còn một số bất cập, xuất phát từ khâu thực thi quy định pháp luật.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp và quyết toán giá trị phần vốn nhà nước khi cổ phần hóa hoặc xác định giá trị phần vốn nhà nước khi thoái vốn chưa phản ánh đúng, đầy đủ giá trị của doanh nghiệp, đặc biệt là việc định giá quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển...

Nói về nguyên nhân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai.

Hoặc là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương.

Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị. Do vậy, việc triển khai thực hiện kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn không đạt kế hoạch.

Trong định hướng sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2022-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh về việc cần thay đổi nhận thức, quan điểm về  cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp.

“Mục tiêu của cổ phần hóa, thoái vốn không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi DNNN, thu hẹp phạm vi, quy mô của khu vực DNNN, mà phải là hình thức tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp nói chung và của từng DNNN nói riêng”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Hiện nay, chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn (nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp) gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ-công ty con.

Các DNNN nói trên đang nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN trên phạm vi toàn quốc.

Do đó, trong giai đoạn tới, cần nghiên cứu, xem xét việc không áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với cổ phần hóa, thoái vốn; thay vào đó, thực hiện theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả để cơ cấu lại và huy động thêm vốn phục vụ phát triển DNNN có liên quan.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa xứng với nguồn lực

Thứ 5, 24/03/2022 | 10:15
DNNN tuy nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, nhưng không có các dự án có quy mô đủ lớn tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh cho Việt Nam.

2 vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước được "mổ xẻ" tại hội nghị với Thủ tướng

Thứ 5, 24/03/2022 | 08:58
Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với DNNN là cơ hội để "xốc lại" tinh thần tái cơ cấu trong DNNN, nhằm đẩy "cỗ xe" DNNN lăn bánh, chuyển động nhanh hơn.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Thu lợi từ rừng và bài toán phát triển kinh tế từ tín chỉ carbon

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:16
Tín chỉ carbon được xem là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế xanh, là tiền đề để các doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm phát thải, bảo vệ môi trường…
     
Nổi bật trong ngày

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 1/5: Vàng thế giới tiếp tục lao dốc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi đồng USD tăng giá dữ dội, lãi suất trái phiếu Mỹ nóng lên.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.