Đã đến lúc “nhạc trưởng” phải dùng “gươm”

Đã đến lúc “nhạc trưởng” phải dùng “gươm”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
0
Nhiều chuyên gia cho rằng, "chặn" lãi suất đầu vào chỉ là "mồi" để tiến tới mục đích cuối cùng là giảm lãi suất cho vay. Nhưng nếu Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ giám sát việc tuân thủ quy định mang tính hình thức xử lý không nghiêm thì câu chuyện giảm lãi suất cho vay sẽ trở nên xa vời...

"Ai cũng biết, chỉ Thanh tra Ngân hàng là không..." ?

Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, thời gian vừa qua, chúng ta bị rơi vào tình trạng hỗn loạn cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Quy định lãi suất huy động cao nhất là 14%/năm nhưng chẳng ngân hàng nào thực hiện được. Các ngân hàng dùng nhiều "chiêu" để lách trần lãi suất huy động như thông qua hình thức ủy thác vốn đầu tư áp dụng cho khách hàng lớn. Theo đó, khách hàng ký với ngân hàng hợp đồng ủy thác vốn đầu tư, hình thức này không giống như sổ gửi tiết kiệm nhưng bản chất lại giống hệt và muốn lãi suất bao nhiêu là do hai bên thỏa thuận.

Trần lãi suất huy động chỉ có thể được tôn trọng khi Ngân hàng Nhà nước xử nghiêm những ngân hàng phá rào quy định. Ảnh minh họa.

Một hình thức khác mà các ngân hàng sử dụng để lách là ghi khống vào sổ tiết kiệm. Ví dụ, khách hàng gửi 100 triệu đồng, muốn nhận lãi suất 17%/năm thì ngân hàng có thể ghi vào số dư là 106 triệu đồng, còn lãi suất trên sổ vẫn là 14%/năm. Dĩ nhiên, hình thức này còn kèm theo thỏa thuận hai bên nếu khách hàng rút tiền trước hạn. Đó là chưa kể đến nhiều hình thức như tặng quà khuyến mại bằng vàng, bằng tiền. Các hình thức này tuy có tinh vi nhưng nếu Thanh tra Ngân hàng Nhà nước kiên quyết thì cũng không khó khăn trong phát hiện và xử lý. Tinh vi thì cũng chỉ đối với một khách hàng, chứ triệu triệu khách hàng thì cũng không thể giấu nổi.

Cần sự điều hòa linh hoạt

Chuyện lãi suất rõ ràng còn tùy thuộc vào tình hình lạm phát nhưng phải hiểu lạm phát ấy là lạm phát kỳ vọng. Khi áp dụng lãi suất cho 1 kỳ hạn tới thì tính toán đến lạm phát cho kỳ hạn tới chứ không phải lấy lạm phát đã qua. Ví dụ, trong 6 tháng tới lạm phát là 6% (mỗi tháng 1%), ngân hàng hoàn toàn có thể huy động 1,1 hay 1,2%/tháng vẫn là lãi suất thực dương để hút tiền trong dân cư. Tại sao lại có hiện tượng đẩy lãi suất cho vay lên cao như vậy, vị chuyên gia tài chính nguyên là một thành viên ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ví von: “Đó là do thiếu một sự điều hòa hợp lý của cả hệ thống đã tạo nên những điểm khô hạn và những điểm ứ đọng nước. Điểm khô hạn không kiếm được nước từ những điểm ứ đọng nên tự mình lo cho mình bằng mọi giá, đẩy lãi suất lên cao bằng cách đi đào kênh trộm. Những điểm đang thừa nước lại phải đắp đê cao lên dẫn đến tình trạng lãi suất càng bị đẩy lên chứ trên thị trường lãi suất không thực sự cao đến thế. Bây giờ cần phải có sự điều hòa, cần phải có một hồ chứa nước chung để ai thừa thì đưa vào đó, ai thiếu sẽ được cấp nước từ đây”.

Nói cho cùng thì quy định mức trần huy động không vượt quá 14% đã có từ lâu nhưng cái quan trọng hơn là NHNN không xử lý kiên quyết ngay từ đầu, nên tạo thành một tâm lý ở các ngân hàng là thích nâng lãi suất huy động lên bao nhiêu thì nâng. Các trường hợp sai phạm cũng chưa thấy ai bị cách chức hay xử lý.

Còn lãi suất cho vay "có anh chơi cho 27%, thậm chí có người thừa nhận phải vay tới 35%". Điều này rất nguy hiểm. Nhiều người cứ nghĩ là đã bỏ quy định: Lãi suất cho vay không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản trong Bộ luật dân sự nhưng đưa ra Quốc hội không nhận được sự đồng thuận nên trên thực tế quy định này vẫn có tác dụng".

Quy định trong Luật NHNN: "Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi", tuy có độ giãn nhưng theo ông Kiêm cũng không được vượt quá 150%. Nhưng nếu lãi suất cho vay đến 35% thì vượt hẳn quy định 150%, chẳng khác nào cho vay nặng lãi. “Đáng lẽ điều này chúng ta phải làm nghiêm nhưng không hiểu sao trên thực tế lại không làm được”, ông Kiêm nói.

"Tôi nhớ có một tờ báo viết về vấn đề lách luật trong huy động mà tôi rất đồng tình là: "Vấn đề này ai cũng biết nhưng Thanh tra NHNN không biết". Chuyện này đáng lẽ cơ quan quản lý Nhà nước phải có chức năng phát hiện, chỉ ra ông này, ông kia sai và xử lý nghiêm. Việc phát hiện phải có kết luận rõ ràng chứ không chỉ nói suông. Còn nếu như làm việc theo kiểu nương nhẹ, xuê xoa cho nhau thì dân cũng khổ, Nhà nước, doanh nghiệp cũng khổ", ông Kiêm phân tích.

Cũng theo ông Kiêm thì động thái mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy cơ quan này đã kiên quyết làm nghiêm trong việc chặn lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra. Ban đầu khống chế lãi suất cho vay ở 19%, sau đó sẽ tiếp tục "ép" xuống. Nếu như Ngân hàng Nhà nước làm nghiêm túc, kiên quyết thì chắc chắn sẽ có hiệu quả.

Cần biện pháp mạnh

Nguyên là một thành viên ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, một chuyên gia tài chính đã chia sẻ với Nguoiduatin.vn: “Về chuyện quy định các loại trần lãi suất, tôi kịch liệt phản đối vì nói cho cùng không nên đưa ra những "trần" hành chính kiểu ấy. Đây không phải là giải pháp để quản lý nhưng nếu đã có chính sách thì phải xem hiệu quả sẽ ra sao.

Trước đây, biện pháp đặt trần lãi suất rõ ràng cho thấy sự không thành công. Suốt từ năm 2008 đến nay, chưa có quy định về trần nào thành công. Đã từng có trần tiền gửi, trần cho vay dựa vào Luật Dân sự, rồi quay lại trần lãi suất huy động. Nhưng thực tế đã chứng minh là những quy định ấy chưa khi nào thành công. Không có luật nào quy định trần lãi suất khống chế, nhưng trong Luật NHNN có quy định trong những tình huống nhất định, NHNN căn cứ vào thực tế có quyền đưa ra những chỉ đạo để thực thi chính sách tiền tệ. Tôi nghĩ rằng phải có một nền tảng kinh tế thì những ý định mới mới đi được vào cuộc sống. Còn nếu quay lưng lại những quy luật khách quan thì những biện pháp mình đưa ra rồi cũng bị tránh né, luồn lách”.

Tuy nhiên vị chuyên gia này cũng thừa nhận: Tình hình hiện nay cho thấy do sức ép của thị trường, lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không thể vay được vốn. Tình huống ấy đã đẩy các ngân hàng đứng trước một quyết định, buộc phải hạ lãi suất. Nhưng vướng ở chỗ hạ lãi suất cho vay thì lại sợ lãi suất huy động cao mà để lãi suất huy động thấp thì lại sợ nguồn vốn sẽ chạy sang các ngân hàng khác. Đây chính là lúc cần một nhạc trưởng và nhạc trưởng ấy chính là NHNN. Nhạc trưởng có thể dùng “nhạc cụ” hoặc dùng "lưỡi gươm", tùy thuộc vào tình hình.

Minh Lý - Lại Quỳnh

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thời điểm cơn sốt đất nền có thể quay lại

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:00
Dựa trên dòng nghiên cứu kéo dài chu kỳ lặp lại, chuyên gia cho rằng cơn sốt đất có thể quay lại vào giai đoạn 2025-2026.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.