Những 'ung nhọt' trong ngành y đã vỡ

Những 'ung nhọt' trong ngành y đã vỡ

Thứ 3, 20/08/2013 | 15:24
0
Đó là nhận định của Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) xung quanh những vụ bê bối trong ngành y gây rúng động dư luận thời gian vừa qua.

Suy đồi đạo đức đến cùng cực!

Hàng chục sự vụ y tế xảy ra trong một tháng qua gây rúng động dư luận, đặc biệt vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội). Bà nhận xét gì về một ngành được coi là đạo đức bậc nhất mà liên tiếp xảy ra bê bối?

Gần đây, những "sự cố" hay tiêu cực trong ngành y xảy ra dồn dập hơn, khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng, mọi việc đều có quá trình. Có thể giai đoạn trước đây, những mảng tối đóá chưa bộc lộ. Chỉ khi sự việc được bung ra thì mọi người mới biết và chắc chắn trong thực tế vẫn còn những sự việc chưa được phát hiện. Vụ việc xảy ra ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) thể hiện sự suy đồi đạo đức đến cùng cực trong ngành y. Nhưng theo tôi, những "sự cố" này vẫn đang tồn tại rải rác, ở một số nơi và chưa bộc lộ ra hết!

Cái chính là bây giờ "ung nhọt" đã vỡ, mọi người đã biết rồi, nhưng cái hậu quả lâu dài thì sẽ được xã hội tiếp tục đánh giá. Cách xử lý cũng đã được đồng chí lãnh đạo cao nhất TP. Hà Nội - bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo rốt ráo. Vấn đề này, theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên bàn nhiều nữa mà chúng ta nên bàn về giải pháp nào khắc phục và chấm dứt những tình trạng đó trong ngành y tế nói riêng và trong xã hội nói chung.

Xã hội - Những 'ung nhọt' trong ngành y đã vỡ

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An.

Thực tế hiện nay, y đức đang bị thay thế bằng đồng tiền, thậm chí có ý kiến ví von bác sỹ đang mắc bệnh "ung thư phong bì". Bà nghĩ  sao về điều này?

Ông Nguyễn Văn Tiên, phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: "Theo tôi, để chữa trị những “căn bệnh nan y” trong ngành y tế như: Vòi vĩnh phong bì, tắc trách, vô cảm... không thể hô hào, phát động phong trào, giáo dục, tuyên truyền mãi được mà nên xử lý nghiêm, thậm chí xử lý hình sự".

Tham nhũng vặt, lót tay đã là chuyện vẫn đang diễn ra, thậm chí trong phiên chất vấn bộ trưởng bộ Y tế gần đây nhất, đại biểu Quốc hội đã nhấn mạnh, nạn “lót tay” diễn ra thường ngày, đến nỗi  "viện phí chỉ bằng nửa lệ phí. Tình trạng bác sỹ thiếu tôn trọng với bệnh nhân có bảo hiểm y tế và bệnh nhân nghèo đã làm mờ nhạt hình ảnh "lương y như từ mẫu".

Theo tôi, việc người bệnh sau khi được các y bác sỹ chữa khỏi bệnh và có chút quà tỏ lòng tri ân đối với thầy thuốc, bệnh viện đó là điều bình thường và đáng trân trọng. Sự việc chỉ trở nên bất thường khi một số y bác sỹ vòi vĩnh tiền của bệnh nhân, làm đảo lộn giá trị của thầy thuốc, gây mất niềm tin trong nhân dân. Có lẽ vì vậy, bộ Y tế đã đưa ra quy định cấm nhận quà của người bệnh là cần thiết. Tuy nhiên, quy định này chưa được rõ ràng. Cụ thể là mức quà bác sỹ được nhận của bệnh nhân sau khi điều trị là bao nhiêu, nhận trong thời gian nào để không bị kỷ luật là rất khó.

Chính tâm lý của người bệnh đang làm thay đổi thái độ của bác sỹ khi chữa bệnh. Cũng chính vì trở ngại trên nên việc chống lại "vấn nạn bác sỹ nhận phong bì" không hề đơn giản. Đây được xem là vấn đề y đức của đội ngũ y, bác sỹ mà chính cơ quan quản lý chuyên ngành phải kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm.

Từ năm 2009, thanh tra bộ Y tế đã chỉ ra những vấn đề tham nhũng trong ngành, đặc biệt ở ba lĩnh vực quản lý Nhà nước, dịch vụ tại cơ sở khám chữa bệnh và quản lý bảo hiểm y tế. Vụ việc ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức là một minh chứng về việc  tham nhũng- "rút ruột" bảo hiểm y tế, thưa bà?

Vấn đề quỹ bảo hiểm, bảo hiểm y tế vừa rồi đã được Quốc hội làm rất dữ dội. Việc giám sát  vấn đề bảo hiểm nói chung và bảo hiểm y tế nói riêng hiện còn rất nhiều vấn đề. Rút ruột bảo hiểm đã trở thành căn bệnh rồi. Làm thế nào chấm dứt hiện tượng này? Căn bệnh thì phải có thuốc chữa nhưng chữa bằng thuốc nào cho hiệu nghiệm nhất thì trước hết chỉ có những người trong ngành mới biết  "bệnh" của mình. Nhưng vấn đề ở "thầy" kê thuốc. Liều thuốc đắng cũng phải uống thì mới "giã tật".

Vấn đề quay bảo hiểm, chi trả bảo hiểm y tế liên quan đến an sinh xã hội, đến người nghèo, đến cử tri cả nước nên được người dân đặc biệt quan tâm. Nhà nước và người dân cùng đóng góp mà một bộ phận lại rút ruột, gây mất hết lòng tin đối với ngành. Vậy sử dụng như thế nào cho công khai, minh bạch thì cần có sự phối hợp đồng bộ hệ thống chính trị của cả nước, sự giám sát của các cơ quan có quyền lực và cử tri. Muốn thế, ngành y tế phải công khai và minh bạch thu, chi rõ ràng. Nếu thu cao mà thích hợp thì cử tri cũng chấp nhận. Nhưng thu phải minh bạch, chi có đúng không, chi cho ai, chi như thế nào? Nếu thực sự minh bạch được các khoản thu- chi của ngành y tế thì cử tri cả nước đều đồng thuận. Cử tri đã và đang thông cảm với ngành y tế (kể cả, cần phải chi nhiều, chi tốn-PV). Nhưng tôi đề nghị ngành y tế phải minh bạch.

Ngành y tế đang bị... "ốm"?

Một chuyên gia nước ngoài từng nhận xét, nếu xem tham nhũng là một căn bệnh thì ngành y tế Việt Nam đang bị "ốm", bà nghĩ sao về điều này?

Đó cũng là một nhận xét phản ánh thực tế ngành y hiện nay. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, những tiêu cực, tham nhũng trong ngành y cũng chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh". Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng, trong hoạt động của ngành y vẫn còn rất nhiều bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng viên... tâm huyết, đức độ nhưng điều cốt lõi là làm thế nào để số người tài- đức được nâng lên, nhân lên, thậm chí được bảo vệ.

Bê bối trong ngành y đã được nhắc đến nhiều. Vậy, theo bà trách nhiệm của người trong ngành y từ lãnh đạo đến những người mang danh lương y- từ mẫu?

Nếu nói đến trách nhiệm của ai thì đúng là phải nói đến trách nhiệm người quản lý, người đứng đầu. Nhưng không phải chỉ riêng đồng chí bộ trưởng bộ Y tế Kim Tiến, vì bộ trưởng Y tế mới nhận nhiệm vụ 2 năm nay mà những chuyện lình xình trong ngành y  đã "ủ, ung" từ lâu rồi. Có những cái đã được phát hiện ra nhưng có cái vẫn chưa bộc lộ.

Sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận y, bác sỹ đã có một quá trình mà giờ mới bộc lộ ra. Thế nên, trách nhiệm không chỉ riêng ngành y tế mà cả ngành giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm. Song, ngành y tế cũng nên mạnh dạn công bố, chỉ rõ những "con sâu" để diệt tận gốc. Mạnh dạn thay đổi cán bộ nếu như không đủ tài, đủ đức. Bởi, con người quy định tất cả.

Như bà đã nói, những vụ bê bối trong ngành y tế diễn ra dồn dập trong thời gian ngắn khiến người dân mất lòng tin. Vậy, làm thế nào để cắt bỏ "khối u" đang biến chứng hoành hành trong cơ thể của ngành y tế hiện nay, thưa bà?

Theo quan điểm của tôi, đã là "sâu" thì phải diệt, đã là "ung nhọt" thì phải cắt bỏ. Để giải quyết dứt điểm, tận gốc những "con sâu làm rầu nồi canh", việc đầu tiên cần làm là phải đánh giá lại thực trạng trong ngành y tế và việc sử dụng đội ngũ cán bộ trong các bệnh viện. Thử hỏi, đã có bao nhiêu cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương đã bổ nhiệm sai, bổ nhiệm những người không có chuyên môn, không đủ tài, đủ đức... Tại sao có những người tài mà không để họ được phát huy hết năng lực?!.

Việc đánh giá lại phải được công bố, công khai trên các phương tiện đại chúng và cử tri cả nước biết để giám sát. Những bê bối trong ngành y có cả quá trình chứ không phải ngày một ngày hai. Chỉ khi chúng ta thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng của ngành y, trên cơ sở đó mới có những giải pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, xã hội phải quan tâm và vào cuộc đúng mức (như vụ bệnh viện đa khoa Hoài Đức-PV). Khi xã hội vào cuộc, báo chí vào cuộc mới phanh phui ra những ung nhọt và nhằm triệt tận gốc những suy đồi ấy.

Xin cảm ơn bà!

BTV

Khen thưởng 103 gia đình và 286 HS-SV tiêu biểu ngành y tế

Thứ 6, 28/06/2013 | 22:43
Tại hội nghị biểu dương, khen thưởng năm 2011 - 2013 ngành y tế có 103 gia đình tiêu biểu và 286 học sinh, sinh viên con cán bộ công chức viên chức đạt thích cao trong học tập.

'Ngành Y tế nên xin lỗi gia đình có trẻ tử vong vacxin'

Thứ 6, 31/05/2013 | 09:35
"Tôi cho rằng lúc này một lời xin lỗi của lãnh đạo ngành Y tế là cần thiết, nhất là đối với 9 gia đình có trẻ không may… lời xin lỗi của các vị lúc này không chỉ là biểu hiện của văn hóa hay tinh thần trách nhiệm mà trên cả đó là lòng nhân ái của các lương y"

Khám bảo hiểm: 'Bệnh truyền nhiễm' của ngành y tế

Thứ 5, 11/07/2013 | 15:37
Không khám lâm sàng, nhiều bệnh viện cứ có bệnh nhân vào cấp cứu là chỉ định cho làm đủ các xét nghiệm, chụp XQ, siêu âm...

Bộ trưởng Y tế lý giải không thăm 3 trẻ tử vong

Thứ 4, 24/07/2013 | 21:02
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích về việc không đến thăm gia đình 3 trẻ sơ sinh tử vong khi bà đang công tác tại Quảng Trị.

Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y

Thứ 2, 06/05/2013 | 14:00
Bệnh nhân van lạy bác sỹ cho thở ôxy, hay bệnh nhân ở Nghệ An tử vong sau khi bác sỹ cho về và nói bệnh nhẹ... Tất cả chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế này, đã từng xảy ra ở nhiều nơi khiến người nhà bệnh nhân bức xúc.

9 trẻ chết, Bộ Y tế mới ngừng dùng vắc xin Quinvaxem

Thứ 2, 06/05/2013 | 11:11
Dù đã liên tiếp xảy ra những trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine '5 trong 1' Quinvaxem, Bộ Y tế vẫn luôn cho rằng vaccine này an toàn, đạt chất lượng.

Giáo dục và y tế: 2 nghề dễ bị 'quấy rối tình dục'

Thứ 5, 03/01/2013 | 08:53
Nghiên cứu do Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố: giáo dục và y tế là 2 ngành bị xếp vào nhóm dễ có khả năng quấy rối tình dục xảy ra cao nhất.

Hà Nội đề xuất điều chỉnh giá 819 dịch vụ y tế

Thứ 6, 03/05/2013 | 13:47
Tập thể UBND TP Hà Nội vừa cho ý kiến về Tờ trình của liên ngành Y tế - Tài chính - Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố về việc phê duyệt Đề án "Điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) áp dụng cho cơ sở y tế công lập thuộc thành phố".