Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Bài học nhãn tiền

Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Bài học nhãn tiền

Thứ 6, 16/03/2018 | 13:15
2
"Từ câu chuyện của các nhà máy thép, chúng ta cần lưu tâm hơn đến các quyết sách của những người có thẩm quyền. Nếu các quyết sách không vì lợi ích chung, không vì lợi ích bền vững mà bị méo mó theo các quyền lợi không trong sáng sẽ dẫn đến các hậu quả khôn lường", luật sư Lê Cao nêu quan điểm của mình .

Hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng nằm gần khu dân cư, gây ô nhiễm khiến người dân vô cùng bức xúc. Nhiều lần người dân và chính quyền địa phương đối thoại với mong muốn tìm ra phương án tốt nhất cho cả 2 bên.

Vào đầu tháng 3, người dân “vây” 2 nhà máy yêu cầu di dời khỏi khu dân cư. Ngày 2/3, TP.Đà Nẵng đã ra yêu cầu đóng cửa, di dời 2 nhà máy thép, đồng thời, thống nhất thu hồi, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân lân cận khu vực này.

Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Bài học nhãn tiền

Nhà máy thép Dana Ý trở thành vấn đề "nóng" tại Đà Nẵng.

Vào ngày 14/3, UBMTTQVN huyện Hòa Vang lại tổ chức lắng nghe ý kiến người dân về việc đột ngột đóng cửa 2 nhà máy. Tại cuộc họp, đa số ý kiến người dân bày tỏ nguyện vọng được giải tỏa, di dời đến nơi mới để 2 nhà máy thép tiếp tục được hoạt động. Lý do người dân đưa ra là nơi ở hiện tại đã bị ô nhiễm nguồn nước; đa số con em ở đây đang làm việc tại đây, nếu nhà máy đóng cửa họ cũng sẽ mất việc làm.

Trước vấn đề này, luật sư Lê Cao, công ty Luật FDVN, có khá nhiều tâm tư. Theo ông, chủ trương đóng cửa các nhà máy thép gần khu dân cư gây ô nhiễm là 1 chủ trương đúng đắn thể hiện chính quyền đứng về phía người dân. Tuy nhiên, câu chuyện đóng cửa nhà máy này cũng chỉ mới dừng lại ở vấn đề chủ trương của tổ chức Đảng. Để thực thi chủ trương đó, còn phải thực hiện qua các trình tự thủ tục luật định.  

Qua đó, chúng ta thấy được nhiều vấn đề mà đáng ra các cơ quan chính quyền các thời kỳ trước đây thực thi đúng đắn và có tầm nhìn dài hạn, thực sự vì người dân thì sẽ không có các hệ lụy như bây giờ.

Thứ nhất, nếu vấn đề quy hoạch của chính quyền TP.Đà Nẵng đúng đắn và chính xác, các doanh nghiệp đầu tư vào đây đã không phải nhận những hệ lụy như hiện nay. Nhà máy thép mà nằm gần quá các khu dân cư thì sớm muộn hệ lụy ô nhiễm môi trường xảy ra. Đó là điều khó tránh khỏi. Vậy câu chuyện là phê duyệt quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư như thế nào, những ai có trách nhiệm trong câu chuyện này, để rồi tiền bạc được đầu tư vào giờ phải di dời như bỏ đi, sau khi đã gây ra các hệ lụy về môi trường?

Thứ hai, về vấn đề pháp lý để chấm dứt hoạt động của các nhà máy thép, theo luật Đầu tư và luật Bảo vệ môi trường thì với trường hợp các dự án như nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường mà không khắc phục được, về luật có thể chấm dứt các dự án đầu tư này.

Thế nhưng, chấm dứt 1 dự án sẽ kéo theo việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt cơ hội làm việc của người lao động... Do đó, về cơ bản là cần xác định các lỗi phần nào của doanh nghiệp, phần nào của các cơ quan cấp phép đầu tư để đảm bảo vừa được lợi cho dân, nhưng cũng đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp. Nếu tình trạng "đưa con bỏ chợ", đổ hết mọi hệ lụy lên doanh nghiệp thì môi trường đầu tư như thế không đảm bảo vững bền cho các doanh nghiệp khác dám đầu tư nữa.

Ở đây, các thủ tục để dừng các dự án đầu tư này, cũng cần soi chiếu ở nhiều vấn đề, chẳng hạn khi doanh nghiệp chứng minh được họ làm đúng luật, hoạt động đầu tư kinh doanh hợp pháp mà vẫn ảnh hưởng xấu đến môi trường do lỗi khách quan của công tác quy hoạch, hoặc do các lỗi khác thì các thiệt hại về môi trường cho người dân do doanh nghiệp gánh chịu hay do cơ quan cấp phép đầu tư, cơ quan làm quy hoạch sai phải gánh chịu là điều cần xem xét.

Trong nhiều trường hợp, chính các quyết định sai lầm về cấp phép đầu tư, hoạch định quy hoạch từ ban đầu đã đẩy doanh nghiệp vào thế đổ cả đống tiền vào rồi ôm lấy hậu họa khôn lường. Câu chuyện về bến xe phía Nam TP.Đà Nẵng doanh nghiệp đầu tư xây xong không có khách cũng tương tự như vậy. Hậu quả thường là người dân và doanh nghiệp gánh chịu, còn những ai cấp phép cho các dự án này hình thành và bỏ mặc cho các dự án đó "chết" thì không thấy truy cứu trách nhiệm nào cả.

Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Bài học nhãn tiền (Hình 2).

Luật sư Lê Cao nêu quan điểm về vấn đề đóng cửa 2 nhà máy thép. 

Đứng về các góc độ về yếu tố lỗi và các yếu tố cấu thành các vi phạm, nếu doanh nghiệp thấy đúng, mà quyết sách của cơ quan nhà nước sai trái gây ra các thiệt hại thì họ có thể yêu cầu bồi thường, hoán đổi các quyền lợi khác, nếu không họ có thể khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Và nếu trường hợp đó xảy ra, vòng luẩn quẩn có thể có một số cá nhân tập thể sai lầm nhưng gánh hậu quả cuối cùng vẫn là người dân. Chính quyền mà thua doanh nghiệp thì lại mang tài sản tiền thuế của dân ra bồi thường. Vừa mới chịu ô nhiễm xong lại phải bồi thường hay mất mát quyền lợi khác vì các chính sách của 1 số người, người dân luôn là bên thua cuộc.

"Do vậy, từ câu chuyện của các nhà máy thép, chúng ta cần lưu tâm hơn đến các quyết sách của những người có thẩm quyền. Nếu các quyết sách không vì lợi ích chung, không vì lợi ích bền vững mà bị méo mó theo các quyền lợi không trong sáng sẽ dẫn đến các hậu quả khôn lường", vị luật sư nói. 

Cận cảnh 2 nhà máy thép gây ô nhiễm tại Đà Nẵng

Huy Cường - Kim Phượng 

Vụ nhà máy thép ô nhiễm: Bỏ chủ trương "di dân"

Thứ 6, 02/03/2018 | 23:21
Đà Nẵng hủy bỏ chủ trương di dời dân, thay vào đó, 2 nhà máy thép buộc phải đi nơi khác. Quyết định này nhận được sự đồng thuận của dư luận.

Dân vây nhà máy thép: Hướng xử lý thỏa đáng của TP. Đà Nẵng

Thứ 5, 01/03/2018 | 13:03
Ngày 1/3, sở Thông tin & Truyền thông TP.Đà Nẵng thông tin đến báo chí, kết luận của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng về vụ việc liên quan hàng trăm người dân xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang tập trung phản ứng vì 2 nhà máy thép trên địa bàn gây ô nhiễm.

Điệp khúc: Dân "khóc ròng" vì nhà máy thép, huyện "bất lực" còn thành phố "đối thoại"?

Thứ 3, 27/02/2018 | 17:09
Nhiều năm qua, vì ô nhiễm người dân xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng bao vây nhà máy thép để phản đối nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Cùng tác giả

Độc đáo Lễ hội Mục đồng ở Đà Nẵng

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:45
Trong 2 ngày 7 và 8/5, tại huyện Hòa Vang, thành phố Đã Nẵng đã diễn ra Lễ hội Mục đồng.

Vì sao Thủy điện A Vương đặt mục tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận giảm?

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:00
Thủy điện A Vương cho rằng, 2024 là một năm có nhiều khó khăn và thách thức.

Đà Nẵng: Cử tri đề nghị xử lý hình sự doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:27
Ông Nguyễn Văn Quảng đánh giá, các ý kiến phát biểu của cử tri, người lao động vừa làm rõ các quy định của luật, đồng thời bổ sung các vấn đề mà luật chưa bao quát.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Vang mãi bản hùng ca

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:35
Ngày 6/5, theo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, đơn vị sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đà Nẵng cải thiện môi trường kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Đà Nẵng có 1.241 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới.
Cùng chuyên mục

Kiên Giang: Xử phạt 3 cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu ở Phú Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:59
Ngày 8/5, tin từ Cục QLTT Kiên Giang, Đội QLTT số 4 trình cấp có thẩm quyền xử phạt 3 cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu với số tiền là 110 triệu đồng.

Tiếp tục Lễ hội Sông nước Tp.HCM, định vị thương hiệu du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:24
Lễ hội Sông nước Tp.HCM lần 2 sắp được tổ chức sẽ tiếp tục khai thác du lịch đường thủy, tạo sức bật kinh tế dịch vụ cho địa phương.

Kiên Giang: Chuyển cơ quan điều tra vụ bán 25 máy nổ nhập lậu

Thứ 4, 08/05/2024 | 17:57
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giá nông sản hôm nay 8/5: Chanh tại vườn giá cao, hồ tiêu biến động

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:00
Sầu riêng chính vụ giá ổn định, sản lượng dồi dào; Giá tiêu nội địa biến động đảo chiều; Cà phê tiếp tục giảm giá; Măng cụt đầu mùa chậm trái, giá thu mua không cao.

Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 12:45
Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người Hàn Quốc.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:48
Chỉ số MXV-Index chốt ngày 7/5 tăng 0,55% lên 2.300 điểm, nối dài đà hồi phục sang ngày thứ 3 liên tiếp; đồng thời đạt mức cao nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây.

Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 12:45
Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người Hàn Quốc.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, giá trúng 86,05 triệu/lượng

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:39
Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.