Đại gia nghìn tỷ sắp hết thời

Đại gia nghìn tỷ sắp hết thời "một chân giẫm nhiều xuồng"

Nguyễn Thị Hà
Thứ 7, 25/11/2017 | 18:30
0
TS. Cấn Văn Lực cho biết, thực tế tại các ngân hàng có sự kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo với doanh nghiệp, khi ngân hàng cho doanh nghiệp đó vay sẽ xuất hiện mâu thuẫn lợi ích, phục vụ mục đích riêng cho một nhóm cổ đông.

Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được sửa đổi, bổ sung ngày 20/11 vừa qua đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận nói chung và giới ngân hàng nói riêng, đặc biệt là quy định về chức danh của lãnh đạo ngân hàng không được kiêm nhiệm các chức vụ cấp cao như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc... của các doanh nghiệp khác.

Quy định này được cho là ít nhiều gây khó cho nhiều đại gia vừa sở hữu tập đoàn tư nhân vừa làm "sếp" ngân hàng. Thực tế hiện nay đa số Chủ tịch HĐQT của các ngân hàng tư nhân đều nắm giữ vị trí chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của rất nhiều doanh nghiệp khác.

Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, những đại gia nằm trong danh sách kiêm nhiệm sếp ngân hàng và sếp doanh nghiệp thường là người đã có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nắm giữ quyền chi phối các tập đoàn lớn sau đó lấn sân sang lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Tài chính - Ngân hàng - Đại gia nghìn tỷ sắp hết thời 'một chân giẫm nhiều xuồng'

Ông Dương Công Minh cho biết từ bỏ chức Chủ tịch HĐQT tập đoàn Him Lam để toàn tâm toàn ý điều hành Sacombank.

Điển hình là ông Dương Công Minh - "chủ soái" tập đoàn Him Lam chuyên về các dự án bất động sản đình đám. Ngày 30/6 vừa qua, ông Dương Công Minh đã chính thức nhận nhiệm vụ Chủ tịch tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đem lại làn gió mới cho ngân hàng đang vướng vào "vũng lầy" sau thời ông Trầm Bê.

Danh sách các đại gia đang nắm giữ chức Chủ tịch ngân hàng kiêm Chủ tịch tập đoàn tư nhân còn phải kể đến các nhân vật đình đám khác như: Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) của tập đoàn T&T kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đồng thời giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp vệ tinh.

Hai nữ doanh nhân nổi tiếng là bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và bà Thái Hương - người gắn liền với thương hiệu sữa TH True Milk, ngân hàng Bắc Á Bank cũng đang phải đứng trước sự lựa chọn từ bỏ vị trí nào: Chủ tịch ngân hàng hay chủ doanh nghiệp?

Theo quy định của luật, lựa chọn khả dĩ nhất đối với các đại gia trên sẽ là rút lui khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhưng vẫn là thành viên trong HĐQT ngân hàng. Trong khi đó, nếu vẫn muốn tiếp tục là Chủ tịch HĐQT ngân hàng thì sẽ phải từ nhiệm khỏi tất cả các vị trí lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp, điều này sẽ gây ra sự xáo trộn lớn đối với "hệ sinh thái" doanh nghiệp do họ dựng lên.

Đòn mạnh siết sở hữu chéo

Các chuyên gia trong ngành tài chính - ngân hàng đều đánh giá những thay đổi trong luật TCTD lần này là quy định tích cực, thể hiện ý chí của nhà làm luật. Tuy nhiên vấn đề siết sở hữu chéo vẫn còn khó khăn.

Nhìn nhận về câu chuyện trên, chia sẻ với PV, TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc trường Đào tạo BIDV đánh giá, điều luật được sửa đổi trên sẽ tác động lớn đến ngành ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt khi các nhân sự chủ chốt phải đưa ra sự lựa chọn "sếp ngân hàng hay sếp doanh nghiệp" để phù hợp với sự điều chỉnh của luật pháp.

Tài chính - Ngân hàng - Đại gia nghìn tỷ sắp hết thời 'một chân giẫm nhiều xuồng' (Hình 2).

"Luật TCTD sửa đổi là một công cụ siết sở hữu chéo và lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng" - TS. Cấn Văn Lực cho hay. 

"Về mặt tích cực, luật TCTD sửa đổi nhằm góp phần nâng cao quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị ngân hàng nói riêng, giảm bớt tình trạng sở hữu chéo và đặc biệt là lợi ích nhóm trong một số TCTD hiện nay. Trên thực tế, tại các ngân hàng có sự kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo với doanh nghiệp, khi ngân hàng cho doanh nghiệp đó vay sẽ xuất hiện mâu thuẫn lợi ích, phục vụ mục đích riêng cho một nhóm cổ đông" - ông Cấn Văn Lực phân tích.

Bên cạnh đó, quy định trên cũng phần nào hạn chế sự đóng góp về mặt quản trị điều hành của lãnh đạo ngân hàng tại các doanh nghiệp nếu phải lựa chọn bỏ một chức danh. Theo Chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh, để quy định mới tránh chỉ là hình thức, giấy tờ, cần kết hợp nâng cao quản trị ngân hàng cũng như kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

"Điểm then chốt của xử lý sở hữu chéo là phải nâng cao quản trị ngân hàng, nhằm tránh việc ngân hàng rơi vào tay một người hay một nhóm người. Thứ nữa là phải kiểm soát quan hệ của ngân hàng với các bên liên quan, ngăn chặn hiện tượng tuồn vốn cho công ty sân sau", ông Ánh phân tích.

Theo quan điểm của TS. Vũ Đình Ánh, nếu không kết hợp chặt chẽ những biện pháp trên, thì việc bắt sếp ngân hàng phải từ nhiệm vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp khác sẽ chỉ mang tính hình thức. Bởi, các đại gia dễ dàng thay thế người thân thích hoặc thuê người khác vào vị trí này nhưng bản thân họ vẫn là người trực tiếp điều hành.

“Người trong cuộc” nói gì?

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết đã nhận được thông tin về quy định nêu trên. Ông nói: "Đã là Luật thì phải tuân thủ và tôi không có ý kiến gì về quy định này!".

Trả lời câu hỏi về phương án đi hay ở của các ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB và bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT SeABank, đại diện truyền thông 2 ngân hàng này đều cho biết, hiện chưa nắm được phương án cụ thể của Chủ tịch HĐQT và HĐQT. Tuy nhiên, đây là quy định trong Luật nên buộc ngân hàng sẽ phải tuân theo, cho đến trước ngày 15/8/2018 khi dự thảo Luật có hiệu lực.

Về trường hợp ông Đỗ Minh Phú hiện đang làm Chủ tịch tập đoàn vàng bạc đá quý Doji và  ngân hàng TPBank, đại diện truyền thông Doji cho biết hiện Doji vẫn chưa có phương án cụ thể nào về việc vị trí Chủ tịch HĐQT sẽ được chuyển cho ai hay như thế nào. "Với ông Đỗ Minh Phú, Doji được ví như là đứa con, còn TPBank được ví như tình yêu".

Hiện nay cả 2 người con của ông Phú là bà Đỗ Vũ Phương Anh và ông Đỗ Minh Đức đều đang giữ chức vụ cao tại Doji. Không loại trừ trường hợp ông Phú có thể chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT Doji của mình cho 1 trong 2 người con để phù hợp quy định của pháp luật.

Chủ tịch Sacombank chọn chia tay "ghế nóng" Him Lam

Thứ 6, 24/11/2017 | 15:47
Chủ tịch HĐQT Sacombank - ông Dương Công Minh cho biết sẽ thôi chức Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Những đại gia nghìn tỷ đứng trước lựa chọn "sếp nhà băng hay sếp doanh nghiệp"

Thứ 5, 23/11/2017 | 11:21
Bẩu Hiển SHB, bầu Thắng KienLongBank, ông Dương Công Minh Sacombank, bà Thái Hương TH True Milk... sẽ phải đưa ra lựa chọn từ bỏ một trong hai chức danh Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp hoặc ngân hàng để phù hợp với luật pháp.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển: Quyết đưa nợ xấu về dưới 2%

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:19
Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, đặt mục tiêu nợ xấu dưới 2,7% năm 2024 là khiêm tốn nhưng đảm bảo tính khả thi chứ không phải đánh bóng sự thật.

Giá trị thanh toán qua QR code tăng 12 lần trong 2 tháng đầu năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:26
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm 2024 thanh toán qua phương thức QR code tăng 846% về số lượng và 1.146% về giá trị.

Khối ngoại mạnh tay "xả hàng" hơn 400 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:53
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp với giá trị 466 tỷ đồng, những mã bị đẩy bán mạnh là quỹ FUEVFVND, DIG, quỹ FUESSVFL và mạnh tay mua ròng MWG.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.